Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Một bệnh lạ : Cột sống bị lủng lỗ làm dò tủy cần phải mổ để tránh tê liệt

Một nữ bệnh nhân kể bệnh sử, bà cảm thấy cứng cổ gáy gây đau nhức
xuống vai lưng. Đi bệnh viện khám, bác sĩ cho biết trên phim thấy có một đốt sống lưng trên nứt mọc nhánh đâm vào đốt sống ở dưới nên bị dò tủy (syrinx) chảy ra ngoài lan sang nhiều đốt cột sống khác thành từng bong bóng nhỏ rải rác dọc cột sống đốt C1,2,3.

Cách giải quyết theo tây y cần phải mổ cột sống, trám lại lỗ dò tủy, nếu không tủy tràn lên não hoặc mất hết tủy cột sống sẽ gây nguy hiểm đến tánh mạng. Bác sĩ cũng yêu cầu tránh đụng chạm đến cột sống, nếu không sẽ bị tê liệt bán thân bất toại. Tây y đặt tên bệnh này là Dị Tật Chiari bẩm sinh, Mal Formation.

Trong gia đình bà có 6 người là bác sĩ cũng khuyên cần phải đồng ý để
cho bác sĩ mổ ngay, và dọa rằng nếu đi châm cứu hay massage đụng đến
lưng là bị liệt ngay, khiến bà lo sợ, nên cái đau càng gia tăng, đêm nằm ngủ gân cổ căng cứng co rút đau không nhúc nhích cựa quậy được,
bác sĩ chỉ cho thuốc uống giảm đau, và cái đau cứ tăng dần theo ngày
tháng. Nhiều lần bà muốn đến với phương pháp khí công, nhưng đều bị
cấm cản.

Người nhà chia hai phe, phe đồng ý theo giải pháp tây y, còn phe kia muốn khuyến khích bà đi theo đông y khí công, với lý do phương pháp chữa bằng khí công giúp giảm đau mà không cần thuốc, trong khi bà đã sử dụng thuốc tây y nhiều nhưng bệnh mỗi ngày một đau nặng hơn khiến tinh thần khủng hoảng.

Cuối cùng bệnh nhân đến với khí công, có người con rể là luật sư đi giám sát cách chữa bằng khí công ra sao, và quan sát xem có đụng chạm làm tổn thương cột sống nơi bị đau hay không, và đặt những câu hỏi thắc mắc về cách chữa.  Tôi giải thích, nguyên nhân đau theo đông y  thường  nói “đau thì không thông, thông thì không đau”( thống bất thông, thông bất thống), như vậy có nghĩa là khí huyết đã bị tắc nghẽn không lưu thông trên một đoạn đốt sống. Tôi cũng yêu cầu bệnh nhân không cần chỉ nơi đau ở đoạn nào, và tôi cũng nói trước là tôi sẽ không ấn đè mạnh nơi đau, mà chỉ dùng máy đo oxymètre để đo khí và huyết trên từng đốt của cột sống, chỗ nào khí huyết thông, máy sẽ hiện lên đèn và con số đo được của máy, số bên trái của máy chỉ SpO2, đông y gọi là khí, số bên phải của máy vẽ trái tim, đông y gọi là huyết.

Máy chuyền một sợi dây gắn sensor để đo trên huyệt, máy này thường
dùng trong bệnh viện với bộ phận sensor là cái kẹp để kẹp vào đầu ngón
tay bệnh nhân, dùng để đo xem bệnh nhân có đủ oxy để thở hay không, nếu số đo bên trái SpO2 chỉ dưới 90, thì cần phải cho bệnh nhân thở bằng máy trợ thở tăng thêm oxy, nếu không, bệnh nhân sẽ bị ngộp thở làm mệt và rối loạn nhịp tim.

Tôi đặt sensor đo từ đốt đầu xương cổ chỗ hõm gáy sau ót xuống dần
đến đốt sống lưng trên, có đoạn máy hiện lên số, có đoạn máy câm,  không có số, chỉ hiện đèn báo mầu đỏ, tức là không bắt được tần số sóng của khí huyết chạy qua, chứng tỏ nơi đó khí huyết bị tắc không thông gây đau do thần kinh cột sống bị chèn ép.

Theo kinh nghiệm đông y khí công, nếu đau cổ gáy vai tay là nguyên nhân làm co rút thần kinh ngoại biên, hoặc ngược lại, thần kinh ngoại biên bị co rút sẽ làm cho áp huyết động mạch cảnh tăng, nên tôi cũng đo kiểm chứng áp huyết ở hai cánh tay, qủa nhiên tay trái cao 181/99mmHg mạch 89, tay phải thấp bình thường.

Ông luật sư khen cách tìm bệnh hay qúa, nhưng đặt câu hỏi là có chữa
được không và cách chữa làm sao, có phải đụng vào cột sống không, có
nguy hiển không, có làm cho bị tê liệt không…

Tôi nói, có 4 giai đoạn chữa theo thứ tự, thứ nhất, trước hết tôi phải hướng dẫn bệnh nhân tập thổi hơi ra làm hạ áp huyết để giảm áp lực
động mạch cảnh và làm thư giãn thần kinh ngoại biên, thứ hai làm thư giãn thần kinh cột sống, thứ ba làm thông khí huyết bằng máy kim châm tiểu đường, thứ tư hướng dẫn bệnh nhân tập khí công, rồi dùng máy đo áp huyết và máy đo oxymeter kiểm chứng lại kết qủa sau khi chữa.

Giai đoạn 1 : Làm hạ áp huyết
Bệnh nhân nằm ngửa, máy đo áp huyết đo ở bên tay đau, tôi xòe một bàn
tay đặt trước mặt bệnh nhân cách xa miệng bệnh nhân cao khoảng 50cm,
tôi bảo bà tập thổi hơi đủ mạnh vào bàn tay tôi, giống như thổi bếp củi cho lửa cháy, tay kia của tôi đặt ở bụng bệnh nhân, và dặn bà tập thổi làm sao tay tôi cảm thấy mát, cùng lúc khi bà thổi hơi ra thì phải chú ý làm cho bụng xẹp mềm xuống chứ không được gồng bụng, và giữa hai hơi thổi phải có thì nghỉ thư giãn, không được thổi gấp dồn dập . Cách thổi hơi ra để làm hạ áp huyết là cách thổi giảm dương xuống âm, thí dụ mức nằm ngang của bụng đang ở thì nghỉ là 0, khi thổi hơi ra bụng xẹp xuống được 3-5cmm là bụng xuống âm, khi thả lỏng thư giãn để hơi bụng tự phình lên trở về 0, tức là khi hơi vào là dương về 0 là dương trong âm, chứ không được hít vào để bụng phồng cao hơn mức 0, nếu bụng phồng cao lên là cách hít dương tăng lên dương là dương trong dương, nếu thở kiểu dương trong dương áp huyết sẽ tăng lên cao, thở vào như thế là đã dùng mũi hít hơi vào là sai, cách thở dương trong âm không dùng mũi hít vào.

Khi điều chỉnh hơi thở ra từ 0 xuống âm rồi từ âm lên 0 đúng cách, tôi bắt đầu đếm 1, nhìn bụng ở thì thở ra xẹp từ từ xuống, rồi cơ bụng và miệng thả lỏng chờ hơi vào tự nhiên để bụng phồng lên đủ, tôi đếm 2, bà lại thổi hơi ra, tôi đếm 3,….và đếm cho tới 20 lần thở ra .

Sau đó để bệnh nhân tự tập, hai bàn tay bệnh nhân để lên bụng theo dõi bụng xẹp xuống và phồng lên từ từ mỗi lần thở một cách nhẹ nhàng đều đặn, lúc đang tập, bấm máy đo áp huyết để kiểm chứng, áp huyết xuống dần từ 181 xuống 160, xuống 140, xuống 125/85mmHg mạch 75. Để bệnh nhân nằm thả lỏng không cần nghĩ đến hơi thở nữa, cứ thở bình thường tự nhiên, rồi đo lại thấy áp huyết vẫn ổn định dưới 130/90mmHg, mạch vẫn đều 75.

Giai đoạn 2 : Làm thư giãn giảm áp lực thần kinh cột sống
Bệnh nhân nằm úp, hai đầu gối hơi dạng ra hình con ếch, một bàn tay tôi đặt ở Mệnh Môn trên lưng bệnh nhân, bàn tay kia cầm cổ chân bên
phải bệnh nhân ép gót chân bệnh nhân vào từ từ chạm mông trong thì
thở ra của bệnh nhân để vừa giảm đau lưng và chân, nó còn có công  dụng làm giãn thẳng cột sống mà không đau ở thì thở ra, vừa làm thông máu cho Mạch Đốc từ dưới lên đầu, tập ép gót chân chạm mông ở chân phải 10 lần rồi đổi sang chân trái 10 lần, lại đổi sang chân phải, rồi chân trái… cho đến khi đoạn lưng trên hết cong cứng, và bệnh nhân không cảm thấy đau.

Giai đoạn 3 : Thông khí huyết bằng bút kim châm tiểu đường trên đốt
sống lưng.
  Bệnh nhân vẫn nằm úp, cho đầu ló ra khỏi đầu bàn, mục đích cho cột sống thẳng, tôi đứng phía đầu bàn, bôi dầu trơn trên cột sống dài
xuống xương khu, rồi bắt đầu vuốt nhẹ từ gáy theo cột sống dài xuống
xương khu để tìm điểm đau, hoặc bệnh nhân báo cho biết chỗ nào đau
khi ngón tay của tôi vuốt qua, khi xác định được điểm đau, dùng máy đo
oxymeter đo ở những điểm đau đó trước khi chữa, máy báo câm, sau dùng máy bấm kim tiểu đường bấm kêu tạch, tạch, tạch…vào mỗi điểm đau, không có máu chảy ra, và bệnh nhân cũng không cảm thấy gì khi bấm máy. Cho bệnh nhân tập trở lại giai đoạn 2 thì máu rịn ra như vết muỗi cắn, dùng bông gòn thấm cồn nặn máu ra, đông y gọi là chích lể, nặn máu xong, sát trùng, rồi đo lại bằng oxymeter, máy báo cả số và đèn hiệu
đo tần số sóng cho biết khí huyết thông hay còn tắc, thí dụ điểm trên chỗ đau bên khí báo 96, huyết báo 80, đèn báo hiệu màu xanh, đó là lý tưởng khí huyết đều thông, khi đo trên điểm đau thứ nhất vừa nặn máu, máy báo khí 80, huyết 60, đèn hiệu chớp màu vàng, cho biết điểm này còn hơi tắc, khí chưa qua đủ trên 90, huyết chưa qua đủ 70, điểm đau khác máy báo khí 80, huyết 120, đèn hiệu chớp mầu đỏ, chứng tỏ khí thiếu, huyết bị tích tụ làm sưng nên con số chỉ huyết mới tăng cao, phải nặn thêm cho máu ra ở điểm đó rồi đo lại, máy chỉ khí qua đó trên 90, huyết được thông còn 80, chớp đền hiệu mầu xanh là đoạn đó đã thông.
Ông luật sư quan sát thấy những thao tác rất nhẹ nhàng, tôi hỏi bà có
cảm thấy đau không, bà trả lời không thấy đau, lưng và cột sống thấy
nhẹ, dễ chịu.

Giai đoạn 4 : Tập khí công duy trì cho khí huyết lưu thông để ngừa bệnh không bị tái phát.
Giai đoạn thông huyệt và giải tắc đã xong, nhưng muốn khỏi được bệnh và ngừa bệnh không bị tái phát, bệnh nhân cần phải được hướng dẫn tập
luyện mỗi ngày để cơ thể tạo ra thuốc nội dược tuơng đương với thuốc
ngoại dược nhưng không sợ bị những phản ứng phụ như ngoại dược.

Mục đích làm khí huyết lưu thông dễ dàng, đều đặn khắp cơ thể, giảm đau,
ăn ngủ được, tiêu hóa tốt. Bệnh nhân nằm ngửa tập bài Kéo Ép Đầu Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng ở thì thở ra, mỗi bên chân kéo 1 lần, thay đổi chân này rồi chân kia, tập kéo 100 lần liên tục không nghỉ, một ngày có thể tập hai lần mới đủ liều thuốc chữa bệnh.

Sau một tuần bệnh nhân trở lại, bà cho biết, khi về nhà thấy khỏe và dễ chịu làm sao, người nhẹ, tay chân cử động hết đau, như hồi chưa bị bệnh. Tôi hỏi bà sao lần này không có con rể bà đi theo quan sát. Bà cười nói : Nó tin rồi, nó khen thầy chữa hay qúa, không cần phải đến quan sát nữa. Mấy đứa con bác sĩ trong nhà chúng nó cứ hăm mẹ không được đi chữa khí công, đụng vào lưng mẹ là mẹ bị tê liệt ngay đó.

Sáu tuần lễ trôi qua, bà cho biết các con bác sĩ ở bên Mỹ ngày nào cũng gọi điện thoại hỏi thăm, bà đã nói thật, đã chữa bằng khí công và bây giờ thấy khỏe, hết đau, ăn ngủ ngon, cúi ngửa lưng cổ được dễ dàng, cầm được những vật nặng trong tay mà không bị đau và không bị rớt như trước. Đối với bà, nhờ khí công bà không còn phải lo sợ mổ cột sống, đối với các bác sĩ con của bà thì họ ngạc nhiên như đứng trước một con đường lạ, không biết nên tin hay không ?

Xem thêm   Bệnh Mal Formation Arnold Chiari (CMs)