Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Vuốt Bổ đoạn của 12 kinh

Theo quy luật con hư bổ mẹ :
Để tránh phạm ngũ hành, không được bổ hoặc tả nhiều kinh một lần sẽ không có kết qủa, mà lại có hại khiến cho khí hóa của kinh mạch rối loạn bệnh sẽ nặng thêm. Chỉ được quyền bổ hai kinh liền nhau tứ là bổ chính kinh (kinh bản bệnh BB) và kinh mẹ của nó (kinh Sinh bệnh SB) giúp cho mó mạnh lên.

Vuốt theo quy luật 6/9, theo quy luật bên cơ sở, bên chức năng, hay vuốt cả hai bên vừa cơ sở vừa chức năng.
Luôn luôn vuốt thuận chiều kinh để bổ. Khi chân tay bị đau nhức mỏi do thiếu khí hoặc huyết dọc theo đường kinh, tìm đoạn đau chỗ nào thuộc đường kinh nào chạy qua, hãy bổ đoạn kinh đó sẽ hết đau.

Thực tập :

6 đường kinh trên tay :
Bổ đoạn kinh Phế (kim âm): Vuốt từ Kinh cừ đến Thái uyên
Bổ đoạn kinh Đại trường (Kim dương) : Vuốt từ Thương dương đến Nhị gian
Bổ đoạn kinh Tâm bào (hỏa âm) : Vuốt từ Lao cung đến Trung xung
Bổ đoạn kinh Tam tiêu (hỏa dương) : Vuốt từ Trung chữ đến Chi cấu
Bổ đoạn kinh Tâm (hỏa âm) : Vuốt tử Thiếu phủ đến Thiếu xung
Bổ đoạn kinh Tiểu trường (Hỏa dương) : Vuốt từ Dương cốc đến Hậu khê

6 đường kinh trên chân :
Bổ đoạn kinh Tỳ (thổ âm) : Vuốt từ Đại đô đến Thái bạch
Bổ đoạn kinh Can (mộc âm) : Vuốt từ Khúc tuyền đến Âm liêm
Bổ đoạn kinh Vị (thổ dương) : Vuốt từ Túc tam lý đến Giải khê
Bổ đoạn kinh Đởm (mộc dương) : Vuốt từ Dương lăng tuyền đến Dương phụ
Bổ đoạn kinh Thận (thủy âm) : Vuốt từ Phục lưu đến Âm cốc
Bổ đoạn kinh Bàng quang (thủy dương) : Vuốt từ Túc thông cốc đến Chí âm