Có hai loại bệnh phong thấp:
-Rheumatoid Arthritis (Phong thấp biến thể)
-Osteo Arthritis (phong thấp xương)
Loại phong thấp biến thể gây ra do hệ thống miễn nhiễm, vì một lý do nào đó, đã bất ngờ tấn công vào các màng bao của các cơ nối liền những bắp thịt trong người. Việc này gây ra những triễu chứng như sưng các khớp tay, khớp chân. Dần dần tay chân sẽ bị biến thể (deformed), và bệnh phong thấp này cũng gây những bệnh tật khác như bệnh đột quỵ, bệnh đau tim…
Loại phong thấp xương là do các cơ sụn (cartilage) nằm giữa các xương bị mòn dần, thiếu những chất nhờn xúc tác. Triệu chứng của bệnh phong thấp xương là đi đau, bệnh đau xương hông, đau đầu gối, đau tay..
Sự khác biệt giữa bệnh phong thấp biến thể và phong thấp xương: bệnh phong thấp biến thể xảy ra cho bất kỳ người ở tuổi tác nào và thường xảy ra thành cặp như đau cả hai tay hay hai chân , trong khi bệnh phong thấp xương thường xảy ra cho người lớn tuổi và không nhất thiết phải xảy ra đều cho cả hai phía.
CÁCH CHỮA BỆNH PHONG THẤP THEO Y HỌC TÂY PHƯƠNG:
Bệnh này không chữa được. Các loại thuốc chỉ dùng để giúp bệnh nhân đỡ cơn đau và duy trì bệnh không nặng thêm. Như nên uống các thuốc có Glucosamine làm giảm đau Bác sĩ đã khuyên nên tập thể dục: bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp.. là những loại thể dục tốt cho việc duy trì những hoạt động bình thường của người bị bệnh phong thấp. Tập thể dục sẽ giúp bắp thịt chắc và sẽ làm giảm stress đến các khớp xương. Riêng về bệnh phong thấp xương thì việc giảm cân và không hút thuốc cũng sẽ giúp nhiều cho việc chữa trị.
CHỮA THEO KHÍ CÔNG Y ÐẠO
Tập thở và động công có thể giúp ngăn ngừa và giảm dần những triệu chứng của bệnh phong thấp:
1- Hướng dẫn bệnh nhân cào đầu để thông não.
2- Hà đồ lạc thư
3- Hướng dẫn bệnh nhân các thế động công để giúp cho có khí huyết tuần hoàn gồm có: vỗ tay bốn nhịp, đứng lên ngồi xuống, cúi ngửa, xoay mình, dậm chân hát one two three.. các thế động công này mục đích làm thông mạch nhâm đốc, mở vòng tiểu chu thiên giúp bệnh nhân dùng khí lực để chữa bệnh.
4- Bệnh nhân nằm sấp: Vuốt bối duy huyệt từ bát liêu đến đại chùy (36 lần), ấn huyệt tam tiêu du 18 lần
5- Bệnh nhân nằm ngửa: vuốt huyệt từ cửu vĩ đến quan nguyên( 36 lần)
6- Bệnh nhân nằm sấp: bơm khí ép thận
7- Vuốt vòng chân khí tay chân( 12 đường kinh) theo cơ sở.
8- Nạp khí trung tiêu
9- Nằm ngửa kéo ép gối thở ra làm mềm bụng 200 lần
Bệnh nhân phải tập ở nhà các thế căn bản đã chỉ trong phần (3). Nếu có thời giờ thì phải tập theo cuốn DVD Bài Tập Thể Dục Khí Công của Thầy Đỗ Đức Ngọc.
Bệnh nhân có thể tự chữa bằng cách cào đầu(1), (3), (5), (7), (8) và (9). Phần số 2, số 4 và số 6 thì cần người phụ giúp.
Bệnh nhân nên tập thở khí công căn bản: nằm hay ngồi, cuốn lưỡi ngậm miệng, hít vào thì nghĩ là khí đang vào từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu, xuống dần đến đan điền, giữ hơi thở cho đến khi thở ra thì tưởng tượng khí chạy tung ra khắp người, đặc biệt là đến những chỗ khớp đang bi đau.
Bệnh nhân nên tập thở bụng: nằm ngửa, đếm theo “phồng xẹp”, thở chậm và giữ hơi thở lâu, hít vào thì phồng, thở ra thì xẹp.
Bệnh nhân nên thay đổi cách ăn uống; ăn nhiều rau trái, broccoli, mè đen, đậu hũ, đậu nành, ăn bao tử heo nấu với gừng, ăn thận chưng cách thủy với hạt tiêu..
Bệnh nhân nên tập thể dục, bỏ hút thuốc
Nguyễn Tuấn Hoàng