Theo Tây y, Bệnh Parkinson là một trong các bệnh thuộc thần kinh có tên chung là Rối loạn thăng bằng, khác với mất thăng bằng do bệnh chóng mặt. Rối loạn thăng bằng thường xuyên khiến cho bệnh nhân cảm thấy đi không vững mất an toàn, người ngoài nhìn vào thấy bệnh nhân đi lệch người như muốn ngã,
có loại rối loạn thăng bằng ở thế đứng do áp huyết giảm ở thể đứng, ngồi hay nằm thì được, hễ đứng lên là ngã, có loại mất thăng bằng ở thế đi, cứ bước đi vài bước ngắn lại bị dậm chân tại chỗ như chân bị dính chặt xuống đất do bị tổn thương hồi trán, thể chai, đó là hội chứng của bệnh Parkinson, bệnh hystérie ( bệnh rối loạn chức năng thần kinh ).
Phân biệt cách đi để chẩn đoán bệnh tìm nguyên nhân như :
1-Rối loạn thăng bằng do nguyên nhân tiền đình :
Có dấu hiệu tổn thương tiền đình như rung giật nhãn cầu, ngón tay trỏ lệch, có dấu hiệu Romberg khi đứng hai gót chân dụm lại nếu nhắm mắt là bị ngã, khi đi bị lệch, thính giác giảm do u giây thần kinh VIII., tổn thương mê đạo lỗ tai trong, gây chóng mặt, thân não xơ cứng rải rác.
2-Rối loạn thăng bằng do u tiểu não :
Thuộc hội chứng thùy nhộng hay thùy giữa có dấu hiệu hai chân cứ dạng ra, khi bị đẩy từ trước ra sau không gượng lại được, dáng đi như người say rượu lệch bên phải lệch bên trái đi quá tầm.
3-Suy tuần hoàn đốt sống :
Do bị té ngã đột ngột làm mất thăng bằng khi đi có cảm giác không an toàn.
4-Rối loạn thăng bằng nguyên nhân do phản ứng thuốc :
Do dùng loại thuốc không thích hợp bị phản ứng hoặc lạm dụng thuốc điều trị an thần kinh (như Largactil, Aminazine,Halopéridol..),loại Carbon oxyde, Mangan.. làm run thành bệnh Parkinson. Thuốc chống trầm cảm làm run nhanh ở lưỡi khiến nói khó và run các đầu chi, thuốc Litbium làm run không đều ở các đầu chi.
Ngoài ra còn những chứng run giật do nhiều nguyên nhân khác không liên quan đến bệnh Parkinson không ảnh hưởng đến vấn đề đi mất thăng bằng thường xuyên không nằm trong phạm vi bài này.
Theo đông y, bệnh run giật tay chân hay đầu cổ được chia làm hai loại hư chứng và thực chứng :
1-Run giật do hư chứng không phải là bệnh Parkinson Do gìa yếu cơ thể suy nhược, mặc dù có dấu hiệu run tay chân, cầm một vật không vững chắc, ngay cả khi đưa cánh tay để với lấy một vật gì cũng thấy run lẩy bẩy, khi đi hai chân run không vững như muốn ngã không do chóng mặt, nhưng nếu khi đặt tay trên bàn có điểm tì tựa thì hết run, theo đông y là loại bệnh thiếu khí lực, nếu cho dùng thuốc trị Parkinson là không đúng bệnh, nếu dùng thuốc này một thời gian sau thành bệnh rối loạn thần kinh sẽ thành bệnh Parkinson thực, tạo ra rung tâm nhĩ tâm thất, rối loạn nhịp thở và áp huyết gây bloc và đứt mạch có nguy cơ tử vong.
2-Run giật do thực chứng chính là bệnh Parkinson:
Khi run giật không kiểm soát được, mặc dù tay được đặt trên bàn có điểm tì tựa cũng vẫn run giật. Bệnh do chạm mát thần kinh vận động tay chân, chỉ huy của thần kinh và phản xạ vận động của tay chân không đồng bộ. Thí dụ như đang đi người bệnh muốn đứng lại ngay sẽ không được vì thân người vẫn bị đẩy về phía trước trong khi chân đứng lại tạo ra dáng đi dật dật dậm chân tại chỗ khiến người muốn ngã về phía trước nên họ cảm thấy đi không được an toàn.
Theo khí công chữa bệnh đã áp dụng thử nghiệm dùng khí công hướng dẫn cho các bệnh nhân bị bệnh Parkinson tự chữa khỏi bệnh bằng cách dạy tập thở và tập đi, chỉ hướng dẫn một lần thì dáng đi trở thành bình thường, và nhiều bệnh nhân đã nhờ cách tập này mà khỏi bệnh.
a-Cách tập thở :
Ngồi tựa lưng trên ghế dựa, thẳng lưng, hai bàn tay để ngửa trên đùi, cùi chỏ sát vào hông, mắt mở nhìn vào phía bên tay hoặc bàn tay bị run giật. Hít vào thật nhẹ như ngửi một mùi thơm của một bông hoa, thở ra nhẹ, khi thở ra nhớ hạ vai xuống. Hãy để ý khi hít vào mạnh vai nâng lên dù chỉ một ít chúng ta sẽ thấy bàn tay và ngón tay run giật liên hồi, nếu hít thở đúng, không nâng ngực không nâng vai thì tay không run giật nữa, theo đông y bệnh Parkinson là bệnh dư khí làm rối loạn thần kinh, do nhu cầu sống mà chúng ta cần phải thở, nhưng thở êm nhẹ vừa đủ thở vào, trái lại cần thở ra nhiều hơn thở vào để giảm bớt khí dư thì khí trong cơ thể được quân bình, lập tức hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng được quân bình, lúc đó tuyến nội tiết tự điều chỉnh tạo ra thuốc chữa rối loạn chức năng thần kinh. Cứ mỗi hơi thở theo dõi thấy bàn tay và ngón tay hết run, cứ tập tiếp khoảng 15 phút một lần tập, có thể tập nhiều lần trong ngày và tập nhiều ngày cho đến khi hết bệnh run tay, lúc đó ý làm chủ được hệ thần kinh chức năng có lợi cho chữa bệnh.
b-Cách đi :
Chúng ta để ý khi bắt đầu bảo bệnh nhân đi, bệnh nhân cứ đứng hoài tại chỗ hoặc ý muốn đi đưa người về phía trước nhưng hai bàn chân bị dính chặt xuống đất không bước đi được khiến thân người mất thăng bằng dễ bị ngã, cho nên bệnh nhân cảm thấy sợ mất an toàn không dám tập đi nữa, và người nhà cũng không dám cho bệnh nhân tập đi nữa, đa số nằm lâu khí huyết tụ làm chân sưng phù nặng nề, da chân nóng, có nhiều đường gân máu quanh cổ chân nổi xanh đen đau nhức. Để giúp bệnh nhân đi được dễ dàng ở bước đầu tiên khởi hành, nên nhờ vào marchette ,bảo bệnh nhân nhấc co một chân lên, đi như kiểu lính tập diễn hành, đi bằng gót.
Có 4 điều cấm kỵ trong khi đi :
1-Không được đi bằng cả bàn chân chạm đất, tự nhiên sẽ bị dính chân tại chỗ không đi được, tốt nhất là lót thêm một vật gì để lót đệm cao 5 ngón chân lên cho khỏi chạm đất để bệnh nhân chỉ có thể đi bằng gót chân.
2 -Khi đứng lại không bao giờ được đứng hai bàn chân ngang hàng nhau như người bình thường khiến thần kinh vận động chân bị chạm mát, phải đứng một chân trước một chân sau đến khi muốn đi tiếp sẽ dễ dàng.
3 -Khi đi thẳng về phía trước hết chỗ muốn quay trở lại, nhớ là không được đứng lại chụm chân vào một chỗ hoặc hai bàn chân ngang hàng nhau, mà phải như lính vừa nhấc đầu gối dậm chân tại chỗ vừa quay người , lúc nào ở dưới đất cũng chỉ có một chân chạm đất.
4-Không được đi bước ngắn dễ bị ngã, phải đi bước dài, nếu đi được tự nhiên không cần marchette, nên đi trên lề đường chung quanh khu nhà, hoặc ngoài vườn có người thân đi kèm. Để ý thế đứng đi phải tự nhiên thư giãn, nếu đi đánh tay cao hoặc mạnh qúa cũng làm cho mất thăng bằng hoặc cứng chân đi không được. Có thể nên để hai tay sau lưng rồi đi như người nhàn rỗi ngắm hoa trong vườn. Tập đi mỗi ngày như thế thần kinh chức năng được phục hồi trở lại.
Nếu muốn vừa đi vừa luyện thở theo khí công thì vừa đi vừa hát bài : one, two three, four, five, six, seven....
Khi tập thở và tập đi có kết qủa như người bình thường thì bệnh Parkinson cũng đã khỏi, nên đề nghị bác sĩ điều trị khám lại và giảm liều lượng thuốc, đổi loại thuốc nhẹ hơn và vẫn cứ tập thở đều đặn mỗi ngày để cơ thể tự tạo ra thuốc qua hệ nội tiết gọi là thuốc nội dược vừa đúng và đủ nhu cầu không gây phản ứng phụ, nó cũng tương đương với thuốc uống ngoại dược từ bên ngoài đem vào cơ thể nhưng thuốc ngoại dược sẽ gây ra phản ứng phụ tạo ra một bệnh khác .