Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Bệnh suy tủy trầm trọng của một bệnh nhân ở Mỹ

Cô cho biết cô bị bệnh AA. ( Aplastic-anemia) suy tủy, xuất huyết dưới da, nhiều vết bầm trên cơ thể, đi tiểu ra máu, ói ra máu, nướu răng chảy máu liên tục, nước bọt có máu, tủy suy không sản xuất hồng cầu, tiểu cầu thấp 30 ngàn.

Theo tây y, xuất huyết ít, nhưng nhiều lần, cuối cùng sẽ gây ra thiếu máu không tái tạo, xuất huyết dạng ẩn ở bộ phận tiêu hóa, sinh dục..làm gây ra thiếu máu giảm sắc, thiếu sắt, máu không được tái tạo do biến chất của tủy xương làn giảm huyết cầu toàn thể do bệnh xơ hóa tủy có dấu hiệu to lách-tủy (=splénomégalie myéloide) do hấp thụ kém, thiếu acid folic trong bệnh xơ gan hoặc do thuốc kháng folic, suy thận mãn, hoặc do hoạt tính của chất độc trên tủy xương do lạm dụng thuốc trụ sinh như chloramphenicol, penicilline, sulfamid, quinine, Bactrim.. hoặc aspirin, vit.C.

Khi hồng huyết cầu thiếu là do mô tạo máu của tủy sống không có nhân nên không phân bào, còn huyết cầu tố cần phải có oxy. Theo lý thuyết đông y qúa trình sinh hóa giúp cơ thể hấp thụ thức ăn biến thành dưỡng trấp, qúa trình chuyển hóa cần oxy để biến thành máu. Sinh hóa nhờ lách, bao tử và hít thở làm tăng tính hấp thụ. Chuyển hóa nhờ hoạt động của ruột non, tim, phổi và gan mật vừa để biến dưỡng trấp thành máu là Fe2O2, nhận thêm oxy ở phổi biến thành máu đỏ Fe2O3, đem về gan là kho chứa máu, qua thận vừa lọc để phân loại nuôi tế bào, thịt, da, gân, xương, râu, tóc, móng, tinh chất của huyết lại biến thành tinh, từ tinh hóa tủy, từ tủy nuôi não, do đó đông y có một thí dụ đơn giản cho dễ hiểu như 40g máu tạo ra 1g tinh, 40g tinh tạo ra 1g tủy, 40g tủy tạo ra 1g tế bào não. Người gìa hít thở kém không đủ oxy để chuyển hóa huyết ra tinh còn chưa đủ thì làm gì còn tủy để tủy nuôi não, khiến cho tủy trong xương cạn dần làm xương dòn, xốp, rỗng. Trí não thiếu tủy nuôi, tế bào não hao hụt dần, mỗi lần cơ thể bị một cơn bệnh trầm trọng là não sẽ mất thêm hàng triệu tế bào khiến người già kém thông minh lanh lợi mà trở nên si khờ chậm chạp hay quên.

Chúng ta thử làm một bài toán chuyển hóa xem bao nhiêu máu mới tạo được 1g tủy xương?
Chúng ta phải cần đến 64000g máu để tạo ra 1g tủy, trên thực tế không thể thực hiện được, huống chi tình trạng của cô cứ hai tháng rưỡi được truyền 2 units hồng cầu làm sao đủ nhu cầu cho cơ thể, khiến cơ thể càng lão hóa.

Nói như thế nhưng không phải thế, cô đừng sợ và nản lòng. Đông y thường nói ăn gì bổ nấy, chúng ta đi ngược lại công thức chuyển hóa, nếu có 200g tủy chúng ta sẽ có bao nhiêu số lượng máu ? Máu từ dưỡng trấp chuyển hóa nhờ chức năng của tuyến thượng thận, tương đương với nhà máy lọc dầu, nếu máy lọc dầu thô sơ, ít chức năng chúng sẽ phân loại được ít sản phẩm như loại nhẹ là xăng máy bay, xăng thường, dầu hôi, dầu cặn, nhớt, nhựa đường. Nếu có nhà máy lọc tân tiến thì trên xăng máy bay có thêm acetone, ether, chất nhựa dẻo.., trong cơ thể chúng ta càng già chức năng tuyến thượng thận càng suy không tạo đầy đủ thành phần hồng cầu, bạch cầu, tinh, tủy.

Từ tủy xương theo đông y là phần dự trữ của máu, nếu cơ thể đầy đủ máu để nuôi tế bào và chống bệnh tật, thì số lượng máu được chuyển hóa từ thức ăn sẽ chuyển hóa thành tủy. Tủy có hai thành phần chính, mắt thường nhìn thấy được giống như chất mỡ trắng và chất mỡ đỏ có trong ống xương.(là một loại cholesterol tốt, cần thiết cho cơ thể). Khi cơ thể thiếu máu, tuyến thượng thận lại chuyển hóa chất trắng ra bạch cầu, chất đỏ ra hồng cầu nhờ ở tế bào nhân trong tủy, tuyến thượng thận lại chuyển hóa tiểu cầu từ hồng cầu.

Như vậy hiện nay cơ thể của cô cần bổ sung ngay chất liệu để tạo máu là tủy xương, chất chuyển hóa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu nhờ chức năng tuyến thượng thận, giữ cho máu được tốt phải nhờ đến gan. Gan, thận của cô hoạt động yếu kém không còn khả năng lọc và chuyển hóa, giống như cô đánh giá tình trạng sức khỏe của cô là cơ thể đang tồn tại chứ không phải sống, gan thận của cô cũng như thế, nên cần phải bổ gan thận.

Đã có một bệnh nhân trẻ bị ung thư hệ miễn nhiễm, ung thư tuyến hạch, cơ thể sưng bầm tím, bệnh viện thử nghiệm cho biết cơ thể hết tủy, hết hồng cầu, bạch cầu, nằm chờ chết trong tình trạng đang tồn tại từng giờ chứ không phải sống. Tôi chỉ cho người nhà bệnh nhân làm một món ăn theo công thức :

200g tủy xương ống đặt mua ở tiệm phở.
Mua 3 qủa thận heo, rửa sạch, bổ đôi lóc mỡ và gân ra cho khỏi hôi, bỏ vào trong mỗi qủa thận 50 hột tiêu đen, đựng vào chén hấp cách thủy cho chín.
Khi thận chín lấy cả nước lẫn cái và 200g tủy chín, cho thêm ít muối vừa ăn, tất cả cho vào máy xay nhuyễn trở thành món ăn gọi là paté thận, để ăn không hoặc ăn với bánh mì mỗi ngày một phần như vậy.


Bệnh nhân ăn được 1 tuần, sắc mặt hồng hào, sức khỏe trở lại bình thường, bác sĩ cho về, bệnh nhân đi làm việc trở lại.

Riêng trường hợp của cô cũng áp dụng công thức trên, nhưng thêm 50g gan heo hấp chín nữa, rồi mới cho xay chung làm thành paté gan thận, ăn mỗi ngày một phần.

Ngoài ra cơ thể cần nhiều oxy để vừa làm nhiệm vụ sinh hóa tăng cường sự hấp thụ, vưà làm nhiệm vụ chuyển hóa tạo máu, tạo tủy, cô phải tập cách hít thở khí công và tập các bài tập thể dục khí công theo băng DVD hướng dẫn, cô có thể liên lạc với Hội thường xuyên để được chỉ dẫn thêm.