Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Nhịp tim

Kính thầy
Con vô tình biết được trang web này khi tìm hiểu về bệnh của con, và nó giúp được con ít nhiều, nay con xin thầy xem giùm bệnh của con, con cám ơn thầy.
Con bị tim đập nhanh. khi ngồi lâu hoặc nằm giữa ngực thấy nặng và tê có khi thấy nóng nữa, tim thì thỉnh thoảng nhói đau như kim chích.
Con đi tây y thì bác sĩ cho làm điện tim siêu âm tim, xét nghiệm máu và nước tiểu kết quả như sau
Điện tim: tim đập nhanh 95 lần/phút có ngoại tâm thu lẻ tẻ
siêu âm tim : bình thường , không bị nghẹt mạch máu thử máu và nước tiểu : bình giáp, không bị tiểu đường, không cao huyết áp
Bác sĩ cho thuốc uống thì tim đập chậm lại, nhung giữa ngực vẫn tê và nóng, khi hết thuốc thì tim dập nhanh trở lại
Hiện con đang tập thở bài làm chập nhịp tim của thầy, thấy có kết quả rõ rệt, tim không đập nhanh nữa nhưng giữa ngưc vẫn thấy tê và nóng, nhất là lúc ngối lâu. hay nằm ngữa lâu, thỉnh thoảng tim vẫn nhói đau ,khát. Con nhở thầy xem giùm bệnh của con, con cám ơn thầy nhiều

Trả lời :

Theo kinh nghiệm khí công, nhịp tim đập nhanh có 4 trường hợp thường gặp :

a-Nhịp tim bên trái nhanh (đo áp huyết bên tay trái) do động mạch bên tâm trương hẹp ống mạch thỉnh thoảng bị tắc làm nhói đau tim ở giữa ngực về phía trái, đó là lý do tây y chẩn đoán ngoại tâm thu lẻ tẻ.

b-Nhịp tim bên phải nhanh (đo áp huyết bên tay phải) do ống mạch tâm thu hẹp thỉnh thoảng làm nhói đau tim ở giữa ngực về phía phải sẽ có tình trạng hẹp van tim.

c-Nhịp tim hai bên tâm thu và tâm trương nhanh (đo áp huyết ở cả 2 tay) do viêm màng bao tim hay do ăn uống nhiều không tiêu, không chuyển hóa, làm đầy tức ngực, sẽ tăng nhịp đập của tim và lúc đó áp huyết cao. Khi cholesterol đã đóng ở vách thành mạch quanh tim, lúc đó giữa tim sẽ bị nóng, thỉnh thoảng bị nhói. Không chữa đúng bệnh sau này dễ bị bệnh nhồi máu cơ tim.

d-Trường hợp những người cao áp huyết ở Việt Nam, thường họ không biết nên không đi khám bác sĩ, hay ưa uống sâm, tưởng dùng cho khỏe, nhưng có phản ứng ngược lại, sâm làm đáy tim nở lớn, khiến áp huyết trong ngày thay đổi lúc cao lúc thấp, không kiểm soát được áp huyết cho ổn định. Năm 1980, đã có một bệnh nhân như thế nhờ tôi chẩn đoán bệnh và
tôi đã tìm ra được nguyên nhân này. Bệnh nhân khai, sắp đi đoàn tụ với con bên Mỹ, con gái ở Mỹ gửi về 1 hộp sâm, bà nhờ thầy thuốc bắc hốt cho bà 7 thang thuốc bổ và chia chỗ sâm ấy ra làm 7 thang uống cho khỏe để đi khám sức khỏe xuất ngoại. Nhưng sau 7 thang đó, bà cảm thấy tức ngực khó thở, sáng bà đi khám bác sĩ tư để xem tim mạch có vấn đề gì không, bác sĩ bảo bà bị cao áp huyết và cho bà uống thuốc, một hai ngày sau, bà cứ thấy mệt yếu không có sức về buổi chiều, bà lại đi bác
sĩ khác làm ca chiều, bác sĩ này cho biết áp huyết của bà thấp sao bà lại dùng thuốc trị cao áp huyết, bà lại bỏ thuốc cao áp huyết, buổi sáng bà lại thấy tức thở mệt tim, người lừ đừ như say sóng, bà đi gặp bác sĩ buổi sáng, ông cho biết áp huyết bà đang cao lắm, sao bà lại bỏ thuốc, bà lại dùng thuốc, rồi áp huyết lại xuống về buổi chiều, bác sĩ lại bảo áp huyết của bà thấp…
Bà không biết ai đúng ai sai, bà tìm đến tôi, tôi cho biết trường hợp của bà chỉ xảy ra do nguyên nhân lạm dụng sâm mới làm xáo trộn áp huyết. Tôi chỉ cần bấm huyệt Trung Quản để chỉnh lại khí trung tiêu làm thông hạ khí bị tắc ở lồng ngực xuống hạ tiêu là áp huyết được ổn định, không còn bị áp huyết cao hay thấp nữa. Bà cám ơn tôi đã giúp bà có được kết qủa khám sức khỏe xuất ngoại tốt không bị trục trặc về bệnh tim mạch.

Trường hợp của giathuan do ăn nhiều tiêu hóa chậm, thức ăn trong bao tử không chuyển hóa kip biến thành chất chua đưa hơi lên làm mệt tim khiến tim đập nhanh, chất chua làm bao tử phát nhiệt do bao tử bị thấp nhiệt, miệng hôi, nóng tim ngực, cổ họng khô khát ở vị thế ngồi hay nằm ngửa không được là do bụng căng tức đầy, đông y gọi là chứng vị thực nhiệt. Nếu ăn vào ban đêm trước khi đi ngủ, thì bao tử là một túi chứa đồ ăn nặng đè lên cạnh sườn ngực, máu bị chèn ép không lưu thông được sẽ có thêm triệu chứng tê đau sườn ngực, sáng ngủ dạy thì hết đau nên khi đi khám bác sĩ không thể chẩn đoán được, vì lúc đó bao tử không chèn ép đè vào cạnh sườn nữa.

Nếu biết nguyên nhân thì biết cách chữa, không được ăn nhiều qúa no, bớt chất béo, chất cay, nhiệt, chua, để bao tử không bị loét do chất chua và nhiệt, năng vận động tập thể dục khí công, bơi lội, không ăn đêm, ngoài cách tập thở làm chậm nhịp tim, tập thêm bài Nạp Khí Trung Tiêu, Bài kéo gối vào bụng ở thì thở ra, tập thở Mệnh Môn làm hạ áp huyết
Chữa bằng huyệt : Tả Lao Cung, Đại Lăng và Túc Tam lý 2 bên.

Thân
doducngoc