Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Thoát khỏi tai biến mạch máu não

Trao đổi kinh nghiệm lâm sàng : Bệnh trùng thương can phong nội động

Tôi nhận được một cú điện thoại từ bác gái Diệu Ngôn mời đến nhà cấp cứu cho bác trai gấp. Tôi hỏi bác trai đã đi BV chưa ? Bác gái cho biết mới từ BV về, không biết bệnh gì mà BV không chữa .

Khi đến nơi, tôi gặp một bệnh nhân nam 72 tuổi, người gầy ốm, hốc hác, suy nhược, mệt mỏi, thở gấp, da khô, xanh xao, mặt xám, đầu mũi trắng xanh, móng chân khô trắng không có máu, ông khai bệnh như sau:

Mấy hôm rồi trúng gió, 3 ngày nay cạo gió có gió bầm đen, nhưng không hết, người xuất mồ hôi lạnh, mất sức, lo sợ, ăn không được, chóng mặt xây xẩm, tối ngủ không được, đầu đau nhức, hai chân tê lạnh cứng, cảm giác nặng nề đi không được, người rất mệt do thở gấp, khó thở, khát nước, đi cầu không được. Trước kia cũng có bị tình trạng này nhiều lần như vậy, và đã đi BV, chờ đợi rất lâu, lấy máu thử nhiều lần nhưng không tìm ra bệnh.

Tôi sờ trán nóng âm ỉ, hai cẳng chân lạnh cứng, các ngón chân khô cứng…
Tôi bảo bác ngừng nói, nằm ngửa thư giãn, tôi dùng máy đo áp huyết đo bên cánh tay trái kết qủa đo được 205/165mmHg nhịp tim 166 . Bác kêu nằm nhức đầu khó chịu chóng mặt qúa. Tôi bảo bác bình tĩnh nhắm mắt lại, tôi dùng kim châm tiểu đường châm nặn máu ngay nơi huyệt Chí âm, góc móng chân út cả hai bên, máu không ra, day bóp mạnh máu rỉ ra mầu bầm đen, nặn nhiều lần cho đến khi máu chảy lỏng mầu đỏ là đã làm hạ áp lực đang bị tình trạng sung huyết não sắp xảy ra tai biến mạch máu não. Sau đó tôi bảo bác mở mắt ra thấy bớt nhức đầu chóng mặt chưa, bác nói đỡ rồi. Tôi cho bác hay là bác đã qua thời kỳ nguy hiểm, bây giờ bác hãy tập thở để làm hạ áp huyết. Bác nhìn vào lòng bàn tay tôi để cách xa trước mặt bác 20cm và thổi mạnh hơi vào bàn tay tôi 20 lần, trong khi máy đo vẫn để ở cánh tay trái, tôi bắt đầu bấm máy và đếm hơi cho bác thổi ra 1 lần, 2 lần, 3 lần….20 lần rồi bảo bác thả lỏng người nghỉ ngơi, kết quả đo áp huyết lần thứ hai xuống còn 185/120mmHg nhịp tim 120. Tôi bảo bác thổi lần thứ hai, bác tưởng tượng có thể thổi cho bàn tay tôi bay từ từ ra xa từ 20cm tôi kéo xa dần đến 60cm, bàn tay của tôi giống như bàn tay của một nhạc trưởng điều khiển hơi thổi của bác cho mạnh đều, dài hơi, nhẹ nhàng, kết qủa áp huyết xuống còn 160/99 mmHg nhịp tim 90. Để bác nghỉ 1 phút rồi tập thổi 20 hơi một mình lần thứ ba theo nhịp tay của tôi một cách nhịp nhàng, đo lại áp huyết còn 148/95mmHg nhịp tim 80 .

Tôi cho bác ngồi dậy đi thử ra ngoài phòng khách xem bác có cảm giác ra sao, bác nói đỡ nhiều, dễ thở, chân hết tê cứng. Tôi khuyên bác ngồi nơi bàn, tự đo áp huyết và tập thổi một mình, khi bác thổi quen và đúng, áp huyết xuống được 130/85 mmHg nhịp tim 75 là bác đã biết cách kiểm soát được áp huyết của mình . Khi bác thổi áp huyết lên trở lại 160/110mmHg nhịp tim 95. Bác hỏi tại sao nó lại lên ? Tôi giải thích cho bác hiểu đây là phương pháp tập thổi có kỹ thuật, nếu thổi đại nó sẽ lên. Điều đó chứng tỏ rằng một người có bệnh cao áp huyết, mặc dù có uống thuốc tây suốt đời, áp huyết cũng vẫn lên cao đột ngột mà không biết mới bị đột qụy (stroke).

Áp huyết thay đổi từng phút từng giờ
theo tính tình vui buồn giận hờn, khác với người có tâm điềm đạm. Bác mới từ giường ra đây và bác thổi khác với lúc nãy, bác cũng đã thấy nó thay đổi . Kỹ thuật của cách thổi là thổi hà hơi ra không giữ hơi trong miệng, người ngoài nhìn vào không thấy miệng chụm lại, má phồng ra, mà phải miệng há má hóp, thổi hơi ra như thở dài giống như lốp xe bơm căng để ngoài nắng sắp nổ lốp, phải mở van cho xì hơi ra để hạ áp suất trong lốp xe thì lốp xe mới không nổ . Áp lực khí trong con người cũng vậy, khí căng thì tim đập nhanh mạnh sẽ vỡ thành mạch máu. Khi thổi hơi ra phải hạ vai hạ ngực, bụng và tay chân mềm, không có chỗ nào căng. Khi hít vào thì ít, chậm, vừa đủ, làm sao hơi thở vào không nâng ngực, không đụng đến nhịp đập của tim, chỉ cho hơi vào bụng phồng nhẹ , khi thở ra cho bụng xẹp xuống mềm vừa đủ, không được cố ép hơi ra làm thăn bụng cứng lại là sai .Trong cách thở thiền của Phật giáo tiểu thừa, chú ý thở bụng phồng-xẹp tự nhiên, người ngoài không nhìn thấy vai và ngực nhúc nhích. Và cuối cùng tập làm sao được nhịp thở đều, tự nhiên, giữ khoảng 6-12 hơi trong một phút mà không cảm thấy mệt hay hụt hơi là đã tập đúng cách.

Hãy dùng máy đo áp huyết để tập thở với nhiều cách khác nhau sẽ thấy kết qủa khác nhau :

Thổi ra nhiều mà nhanh, ngắn hơi áp huyết số trên xuống, áp huyết số dưới lên, và nhịp tim nhanh (thí dụ như 130/100mmHg nhịp tim 110 ).

Thổi ra mà năng ngực nâng vai, người ngoài nhìn thấy hơi vào nhiều hơn hơi ra, mặc dù thở chậm áp huyết vẫn tăng, nhưng nhịp tim không tăng (thí dụ như 188/121 nhịp tim 90)

Nếu chỉ thổi ra nhẹ, đều lâu hơn thở vào, áp huyết xuống, nhưng số dưới thấp hơn bình thường (thí dụ như 120/60mmHg nhịp tim 70 )

Nói như vậy có nghĩa là mỗi hơi thở khác nhau, từ hơi thở ra, hơi thở vào và nhịp thở khác nhau đều cho kết qủa khác nhau. Cho nên có người đã cho tôi hay là khi thổi thì áp huyết số trên xuống nhanh lắm, nhưng số dưới lại tăng cao quá thí dụ như trước kia vẫn uống thuốc áp huyết ổn định 150/90mmHg nhịp tim 85, sau khi thổi kết qủa là 135/102mmHg nhịp tim 95 nên sợ không dám thổi nữa .

Thật ra cứ tập thổi đều đặn, nhẹ nhàng, không nâng ngực nâng vai, không gồng bụng , không nhanh qúa, không chậm qúa, cứ mỗi lần thổi đều, rồi bấm máy đo, đừng nhìn vào máy, cứ tập thổi đều khi máy ngưng, nhìn vào kết qủa thấy áp huyết cả 3 số xuống dần. Người có bệnh áp huyết cao, nếu tập đúng, nhuần nhuyễn, áp huyết có thể xuống thấp nhất 90/65mmHg nhịp tim 65 mà không thấy chóng mặt, vì nó chỉ xuống thấp do tập như người chết gỉa, hơi thở thoi thóp, sau đó áp huyết trở lại bình thường như một người thanh niên khỏe mạnh 120/80mmHg nhịp tim 75.

Khi đã dùng máy đo áp huyết để kiểm soát được hơi thở, thì không cần đến máy. Bất cứ khi nào, đi đứng nằm ngồi, đi chợ, đi làm, lái xe… thỉnh thoảng thở ra 20 hơi, một ngày thổi 5-10 lần, rồi bất chợt lấy máy ra đo lại xem áp huyết có lên không, thì áp huyết vẫn ổn định ở mức trung bình 125-130/80-85mmHg nhịp tim 75. Như vậy là chúng ta đã biết cách tập đúng, và có thể chỉ cho những người khác biết kỹ thuật thở để làm hạ áp huyết.
Khi bác trai hiểu và tập nhiều lần nhuần nhuyễn khoảng 30 phút , mỗi lần thở mỗi lần đo lại thấy áp huyết ổn định xuống từ 138-125/92-85mmHg, nhịp tim 78-82.

Bác thấy khỏe, ngồi nói chuyện vui vẻ và xin tôi chỉ cho cách tập đông công Bài Vỗ tay 4 nhịp, vừa vỗ tay vừa hát 1,2,3,4,5,6,7. khoảng 15 phút, sắc mặt trở nên hồng hào, khí lực dồi dào, tiếng nói to mạnh như lúc bác không có bệnh.
Một tuần sau tôi gặp lại bác ngoài phố, bác cảm ơn nhờ cách tập thổi và tập vỗ tay 4 nhịp mà áp huyết ổn định, ăn ngủ ngon. Hiện nay hai vợ chồng bác đã về Việt Nam ăn Tết Năm Mậu Tý.

Khi đưa đề tài này để cho các học viên thảo luận trong lớp đông y khí công, họ không biết phải chữa từ nguyên nhân nào đã gây ra bệnh, cuộc thảo luận rất hào hứng và có nhiều giải pháp được đề nghị . Nhưng những tính toán phân tích chỉ là lý thuyết. còn phần ứng xử lâm sàng chưa có kinh nghiệm .

Bệnh nhân chỉ chữa chậm chừng 30 phút hoặc chữa sai sẽ bị đứt mạch máu não ngay trong khi chữa, nếu không làm hạ áp huyết trong sọ não kịp thời bằng cách cấp cứu Châm nặn máu huyệt Chí âm .


Tên bệnh này có thể gọi là Trùng thương Can phong nội động . Bệnh mãn tính đã bị nội phong làm cao áp mà không biết, tính tình thay đổi ưa nóng giận làm tổn thương can khí. lại gặp bệnh cấp tính trúng cảm ngoại phong chữa không dứt làm tổn thương can huyết một lần nữa, nên mới gọi là trùng thương do nội ngoại phong làm hại gan.
doducngoc