A- PHẾ :
1-Chứng Phế hàn :
Chứng phế hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây : Co thắt phế quản, dị ứng hô hấp, đau tức sườn ngực không nằm ngửa được, nặng mí mắt, không khát, rêu lưỡi trắng trơn.
2-Chứng Phế nhiệt :
Chứng Phế nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây : Sốt cao, mắt và 2 gò má đỏ, cổ họng đỏ đau, khát nước, đờm đặc có khi lẫn máu, ho đau ran ngực lưng, viêm nhiễm hô hấp, có sung huyết, đại tiểu tiện táo.
3-Chứng Phế hư :
Chứng Phế hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây : Thở khẽ, ngắn hơi, (thiểu hô hấp) tiếng nói yếu thấp, mặt nhợt trắng, tự ra mồ hôi, cổ họng khô không đau, da khô nhăn, ho suyễn hàn, chân tay lạnh, da tê buốt.
4-Chứng Phế thực :
Chứng Phế thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Ho suyễn nhiệt, ngực sườn đây đau tức, khó thở phải ngẩng đầu lên mới thở được, đau vai, lưng, cùi chỏ, đầu gối, cẳng chân, khí nghịch, ra mồ hôi, sưng đau hầu họng phổi.
B- THẬN :
1-Chứng Thận hàn :
Chứng thận hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Do khí lạnh vào thận làm nở to thận, mắc đi tiểu luôn làm tinh khí bạc nhược, chân đùi mỏi đau, hàn khí kết thành sạn thận, đàn ông bị sưng hòn dái, di tinh, mộng mị, đàn bà bị huyết kết ở tử cung làm tắc kinh, kinh nguyệt không đều, đau tử cung, ngứa âm hộ, bệnh nặng để lâu không chữa kịp thời sẽ thành bệnh ung hư tử cung.
2-Chứng thận nhiệt :
Chứng thận nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bẹnh sau đây :
Vì hỏa dư ức chế thủy nên đàn ông bị bệnh di mộng tinh, đái són từng giọt đau buốt, đàn bà sưng nóng âm đạo, tổn suy tinh lực, có đường trong máu, gan bàn chân nóng.
3-Chứng Thận âm hư :
Chứng thận âm hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Di tinh, ù tai, răng lung lay, đau lưng đùi ê ẩm, liệt dương, ho lâu ngày, nóng về đêm, mồ hôi trộm, gầy còm suy nhược, âm hư hỏa vượng do suyễn, viêm nhiễm lâu ngày, mất dịch chất nên miệng khô, đau họng, táo bón, tiểu ít, huyết áp tăng.
4-Chứng thận dương hư :
Chứng thận dương hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Hai chân lạnh, mình nặng nề, khí nghịch, bụng đầy, hay tiêu chảy lúc gần sáng, suyễn, da mặt sạm đen, gầy ốm, áp huyết thấp.
5-Chứng thận thực :
Chứng thận thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Bụng lớn, cẳng sưng to, ho suyễn do khí nghịch, thân nặng nề, sợ gió, gan bàn chân nóng, tiểu ra máu, đàn bà con gái sinh lậu huyết.
C- GAN :
1-Chứng Can hàn :
Chứng can hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Can tàng huyết, huyết bị lạnh sinh ra sán lãi quấy phá làm đêm mất ngủ, nếu hàn tà tích tụ lâu trong gan sẽ làm viêm gan, ung thư gan. Huyết hư hàn không nuôi gan làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch yếu, tuần hoàn huyết không không ra đều đến đầu tay chân làm các khớp ngón tay chân khó cử động co duỗi, gân lưng co rút.
2-Chứng Can nhiệt :
Chứng can nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Hỏa thiêu cân là dư hỏa làm gân cơ co rút, huyết nóng làm sưng đau cổ họng, sốt rét, mắt mờ do bốc hỏa, lưỡi đỏ, miệng đắng, môi khô, ngủ sợ mê, do viêm nhiễn gan mật làm bài tiết kém và gây nhiễm độc thần kinh sinh co giật, sưng má, bệnh lậu.
3-Chứng Can hư :
Chứng can hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Ù tai, hoa mắt, choáng váng, tay chân da thịt tê dại mất cảm giác, móng chân tay khô, huyết áp hạ thấp không đủ máu lên đầu ra mắt, tai làm giảm thị lực và thính lực, gân chùng, yếu, không có sức cảm thấy sợ như có ai bắt, dưới tim nghẹt cứng, tiểu nhiều lần do cơ vòng yếu, tinh giảm, bụng sình, sa xệ ruột.
4-Chứng Can thực :
Chứng can thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Tức giận, đau cứng sườn ngực lan xuống bụng dưới, đầy bụng, nôn mửa nước chua, ho suyễn, thở kém, gan chân tay co rút, mắt đau, hoa mắt đầu choáng váng, điếc tai do co thắt thần kinh, huyết áp tăng, trường vị co thắt làm bón, ngoại vi ứ trệ, nóng lạnh, bệnh sinh dục..
D- TÂM :
1-Chứng Tâm hàn :
Chứng tâm hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Nói mê sảng, cứng ngọng lưỡi không nói được, huyết hư, mất thần, tâm thần suy nhược, khí uất ở đầu làm mất ngủ, khí uất ở mắt làm nhức mắt, ở bụng làm băng lậu huyết. Nếu do hàn tà ở thận tràn lên làm đáy tim nở lớn làm đau dưới tim sinh uạ mửa, lở miệng, lòng bàn tay nóng dữ.
2-Chứng Tâm nhiệt :
Chứng tâm nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Đau tim, đau các đốt xương, đau sườn ngực do đàm hỏa tích tụ, sắc mặt đỏ phừng phừng, cuồng dại, hại đường ruột nóng sinh giun sán quậy phá.
3-Chứng Tâm hư :
Chứng tâm hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Suy nhược thần kinh, sợ, hồi hộp, hay quên, lưỡi nhợt nhạt, mất ngủ, mất sức, đổ mồ hôi, thiếu máu, mắt mờ, gai sốt, chân tay lạnh giá.
4-Chứng Tâm thực :
Chứng tâm thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Mê sảng hoảng loạn do viêm nhiễm nặng, mặt đỏ, lưỡi khô, đầu lưỡi đỏ, khát, chảy máu mũi miệng, đau ngực, tiểu đỏ vàng, giai đoạn đang nhiễm độc thần kinh nặng sẽ tiểu ra máu, cách mô căng đầy tức khó chịu.
E- TỲ :
1-Chứng Tỳ hàn :
Chứng tỳ hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu bụng đầy trướng sinh đàm nhiều, ngắn hơi khó thở, tứ chi lạnh, mình nặng nề.
2-Chứng Tỳ nhiệt :
Chứng tỳ nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Viêm nhiễm gan mật, ruột, làm nhiệt, tiểu vàng ít, môi đỏ, đau bụng, bao tử nóng, ợ chua, chóng đói, chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm.
3-Chứng Tỳ hư :
Chứng tỳ hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Người gầy, sắc mặt héo vàng, ăn không tiêu, hơi phù do suy dinh dưỡng, tứ chi lạnh, ỉa chảy, hay nằm ít hoạt động.
4-Chứng Tỳ thực :
Chứng tỳ thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :
Có nước đọng trong ổ bụng làm khó thở, nặng ngực, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, bắp thịt mỏi, miệng khô, cổ khát, sinh tiêu khát đái láu, tiểu đường (dấu hiệu của bệnh tiểu đường= khát nhiếu, tiểu nhiều, gầy ốm)
Chú thích :
Đông y có ngoại dược là thuốc và nội dược là huyệt để điều chỉnh được các loại bệnh. nhất là các bệnh thuộc hư chứng đối với tây y là loại bệnh mơ hồ, xét nghiệm tìm không ra bệnh thí dụ như chứng phế hư, đông y dùng phương pháp con hư bổ mẹ là tỳ vị, để tỳ thổ sinh phế kim, khí bệnh dùng huyết chữa, nên toa thuốc bổ tỳ vị là bổ vừa khí vừa huyết thì tất cả các dấu hiệu bệnh của chứng phế hư sẽ khỏi trong thời gian 1-3 tháng, khi khỏi bệnh là phải ngưng thuốc không được dùng tiếp, nếu tiếp tục thì chứng phế hư sẽ trở thành chứng phế thực, đó là lý do đông y không bao giờ được dùng một loại thuốc suốt đời sẽ gây ra chứng bệnh khác.
Nếu những bệnh này chữa theo tây y sẽ chữa ngọn qua nhiều bác sĩ chuyên môn, có bệnh chữa được có bệnh không chữa được, thí dụ : thở khẽ ngắn hơi mà không phải là suyễn, thử máu không có bệnh nên không chữa, tiếng nói yếu thấp, không chữa, tự ra mồ hôi không chữa, họng khô cho xịt thuốc, da khô dùng mỹ phẩm crème bôi da, suyễn dùng thuốc suyễn, thuốc xịt cổ họng, chân tay lạnh mặc áo ấm đeo găng đi vớ, da tê buốt bôi crèm… những thuốc này phải dùng mỗi ngày cho đến suốt đời, nếu không dùng tiếp bệnh sẽ trở lại như cũ. Do đó đã có nhiều bác sĩ tây phương ở Âu châu học thêm đông y kết luận :
Tây y chữa vào symptoms (ngọn), đông y chữa vào système (gốc).
Một ví dụ về chữa ngọn chữa gốc cho dễ hiểu như sau :
Trong vườn nhà chúng ta có một cây ăn trái, lá cây bị khô héo cằn cỗi rơi rụng dần. Theo khoa học phải lấy lá cây về thử nghiệm để tìm xem loại sâu nào, và phải tìm ra loại thuốc chữa đúng, nếu đúng loại sâu và có đúng loại thuốc chữa có thể ngăn chặn sự rụng lá, nếu loại sâu mới chưa có thuốc chữa thì đành thử nghiệm và lá vẫn rơi rụng nhiều hơn cho đến vài tháng cây sẽ chết. Theo nông dân, cây lá khô rơi rụng, không biết sâu loại gì, cần phải tưới nước bón phân chăm sóc đều mỗi ngày trước đã, lá sâu khô héo vẫn rụng, lá non đâm trồi nẩy lộc, cành khô cứ gẫy, cành mới mọc ra, 3 tháng sau cây lại ra lá xanh tươi tốt.
Cho nên y học đông tây cũng đều chữa bệnh cho con người, và mong cầu cho bệnh nhân được khỏi bệnh, nhưng tự chúng ta phân biệt đố kỵ đông tây, mà không chịu kết hợp được cả hai làm một, vừa chữa ngọn vừa chữa gốc, nên bệnh mới càng ngày càng phức tạp trở nên mãn tính nan y.