Theo đông y, trong cơ thể con người mỗi cơ quan tạng phủ đều có sự biến đổi từ sinh hóa đến chuyển hóa để bảo vệ duy trì và phát triển sự sống cho con người theo một quy luật sinh, trưởng , hóa, thâu, tàng, rất chặt chẽ gọi là sự khí hóa của tổng thể ngũ hành được chỉ huy bởi hệ thần kinh trung ương, mỗi cơ quan tạng phủ có chức năng riêng được tượng trưng là một hành, như chức năng của gan thuộc hành mộc chủ sinh, chức năng của tim thuộc hành hỏa chủ trưởng, chức năng của tỳ ( lá lách ) thuộc hành thổ chủ hóa, chức năng của phổi thuộc hành kim chủ thâu, chức năng của thận thuộc thủy chủ tàng. Giải thích theo khoa học thì sự khí hóa của ngũ tạng khí lo phần việc của hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục, hệ nộI tiết ( tuyến hạch ), hệ miễn nhiễm, hệ bạch cầu..
Sự khí hóa theo luật âm-dương ngũ hành trong cơ thể rất đa dạng phức tạp nhưng chặt chẽ, vừa tự động vừa bán tự động do sự điều chỉnh kích thích từ bên ngoài vào sự khí hoá như điều kiện môi trường, ăn uống, thuốc men, và châm cứu trên 12 đường kinh mạch và 8 kỳ kinh..mà đông y đã tìm ra cách đây khoảng năm ngàn năm căn cứ vào bộ sách Hoàng đế nộI kinh được lưu truyền trước công nguyên 2800 năm, nếu biết bổ sung phù hợp vớI yêu cầu khí hóa của tạng phủ thì sự khí hóa mau được lập lại quân bình, nếu sự bổ sung không phù hợp thích nghi sẽ phá vỡ sự quân bình sự khí hoá của tổng thể làm cơ cơ thể bị bệnh.
Theo Hoàng đế nộI kinh giải thích chức năng tạng phủ theo quy luật khí hóa gồm có :
A- Sự khí hóa thủy-hỏa ( âm-dương ) :
Thủy là chất nước bổ có trong 5 tạng, gan, tim, tỳ ( lá lách),phổI, thận, tự sinh ra làm mát mẻ thấm nhuần vào tạng phủ kinh mạch. Hoả là nhiệt độ gửI trong tim và trong chất nước ấm của thận do hô hấp của phổi đem dương khí vào tim theo đường hệ mạch xuống thận làm cho có khí hoả, để làm ấm các tạng phủ và hệ thống mạch máu giúp cho sự tuần hoàn lên xuống được liên tục. Hỏa khí được tự động điều chỉnh vớI nhiệt độ trung bình làm căn nguyên sinh ra dương khí và hộ vệ da lông chống nhiệt độ lạnh bên ngoài do thờI tiết, hoặc do ăn uống chất lạnh xâm nhập vào cơ thể.
NgườI hấp thụ nhiệt khí của trờI sinh hỏa, trong con ngườI hỏa thuộc tim, tim sinh huyết có sắc đỏ. NgườI hấp thụ khí lạnh của đất, khí lạnh sinh ra nước, gốc của nước ở biển có vị mặn. Trong con ngườI thủy thuộc thận hàm chức vị mặn nên tàng giữ tinh khí.
Thủy-hỏa là khí vô hình của tim và thận. Tâm thận tương giao sinh khí hóa huyết hòa vớI phế khí thành vệ khí để bảo vệ cơ thể, hòa vớI tỳ vị do sự ăn uống hàng ngày sinh dưỡng trấp qua ruột non theo mạch về tim biến ra máu rồi theo mạch máu đi nuôi cơ thể bổ sung vào kinh mạch tạng phủ giúp cơ thể khỏe mạnh chống bệnh tật.
Ngoài thiên nhiên, nếu thủy không có hỏa tương giao thì nước thành băng giá không sinh dương khí sẽ không có sự sống, ngược lại hỏa không có thủy sẽ nóng cháy thiêu đốt cây cỏ tàn phá môi trường sống. Vì thế trong con ngườI và thiên nhiên đều có sự khí hóa của thủy-hỏa.
B-Sự khí hóa của vinh-vệ :
Khí và huyết là tinh ba của thủy cốc do tỳ vị sinh hóa thành dưỡng trấp lọc qua ruột non đưa về tim hóa huyết lưu hành trong hệ mạch tâm bào và tam tiêu để nuôi tạng phủ da thịt gọI là vinh huyết.
Phần thủy tinh khiết của thức ăn sau khi tiêu hóa cũng đi theo hệ mạch vào khí quản để phân phối ra da lông và ngoài kinh mạch gọI là vệ khí.
Khi ta uống nước vào bao tử, sẽ thấm rút ra màng lướI tam tiêu sang thận thấm vào Bàng quang, nhờ khí nóng của Mệnh môn là điểm liên lạc giữa thận thủy và tâm hỏa giao nhau ở hệ thống tam tiêu, nếu có hỏa khí ở đó nung nấu thủy ở hạ tiêu hóa thành hơi đi qua huyệt Khí hải gọI là nguyên khí thông lên cách mạc vào phổI đưa ra mũi làm nước mũi, đưa lên miệng làm thành nước miếng, phần khác thông ra da lông làm mồ hôi. Đó là sự khí hóa chung của Thận, Bàng quang và Tam tiêu.
Phần dưỡng trấp đặc hơi đục sau khi tiêu hóa thấm qua ruột non thấm rút vào vi ti huyết quản vào gan, đưa lên tim hóa huyết chạy trong mạch bồi bổ tạng phủ da thịt. Sự sinh huyết hành khí là do sự khí hóa của tim,gan.
Vinh huyết và Vệ khí lưu thông được dễ dàng là nhờ phế khí thu dưỡng khí giúp thúc đẩu sự tuần hoàn. Tỳ vị chuyển hóa thực phẩm sinh dưỡng trấp hóa huyết bồi bổ da thịt kinh mạch. Phế làm chủ khí, tim làm chủ huyết. Khí lên thì huyết lên, khí xuống thì huyết xuống gọI là Vinh vệ tuần hoàn.
Tuần hoàn của vinh huyết bắt đầu từ phổI nhờ khí hô hấp mà truyền khắp cơ thể không ngừng suốt 24 giờ qua đủ 12 đường kinh mớI trở về phổi.
Tuần hoàn của vệ khí thì 12 giờ ban ngày đi trong kinh dương từ Tam tiêu ra da thịt, lông, tay, chân mà không vào tạng phủ. 12 giờ ban đêm thì vệ khí mớI đi vào trong qua các kinh âm khởI từ tim đến thận, phổI, tỳ, gan, đến hết 24 giờ thì Vệ khí hộI lại vớI vinh khí tại phổi.
Vệ khí đi vòng các kinh mạch theo 12 chính kinh 24 giờ là một vòng, chiều dài đường kinh được tính bằng hơi thở mà các thầy thuốc đông y dùng để bắt mạch tìm bệnh cho bệnh nhân. Con ngườI hít vào và thở ra một hơi chiều dài mạch đi được 6 thốn ( 6 lóng tay của ngườI thở, nên 6 lóng tay của ngườI lớn và của trẻ em có độ dài khác nhau ). Như vậy 24 giờ thở được 13500 hơi x 6 thốn = 81000 thốn.
C-Sự khí hóa theo lục kinh lục khí :
1- Sự khí hóa của kinh Thiếu âm, lấy nhiệt khí làm chủ :
Nhiệt khí là phản ảnh của ánh sáng mặt trờI rọI xuống mặt đất và nước. Hơi nước và khí nóng bốc lên thành nhiệt khí tiềm tàng trong đất và nước, cầm giữ nhiệt độ trung bình khiến cho phong khí ôn hòa, hàn khí sinh dương khí, thấp khí chuyển hóa, táo khí thêm cứng rắn kim chất, chế hóa ngũ hành giảm cái thừa, bù cái thiếu mà vạn vật được quân bình.
Trong cơ thể Tâm liên hệ Tiểu trường, Thận liên hệ Bàng quang. Nhiệt khí là khí ấm nóng trong tim và máu nhờ ruột non dẫn xuống bàng quang giúp thận hệ hóa dương khí ra ngoài hộ vệ bì phu, bên trong sinh tân dịch nuôi dưỡng tạng phủ, hành huyết, cố tinh, liễm khí.
2- Sự khí hoá của kinh Thái âm, lấy thấp khí làm chủ :
Thấp khí là khí vừa mát vừa ráo do thủy hỏa kết hợp, có công năng duy trì vạn vật, còn khi nào vạn vật hư hoại nó làm mục rụi hóa thành đất.
Trong cơ thể Thấp khí thuộc tỳ vị . Khi thức ăn vào bao tử, nhờ phổI lấy dương khí giao xuống tim truyền xuống bao tử. Hỏa khí nơi tim giúp táo khí đắc lực để tiêu hóa thức ăn và thấm rút dưỡng trấp, cặn bã đưa xuống ruột già. Thấp khí của tỳ truyền sang bao tử làm mục thức ăn được ruột non rút dưỡng trấp đi nuôi cơ thể, đẩy cặn bã xuống ruột già được táo khí và thấp khí đồng hóa thành phân, không qúa thấp sinh bệnh tiêu chảy, không qúa táo sinh bệnh bón.
3-Sự khí hóa của kinh Quyết âm, lấy phong khí làm chủ :
Phong khí do thủy hỏa, ánh nắng mặt trờI và nước của đất giao nhau tạo thành hơi làm ra gió như khí hậu mùa xuân ôn hòa, vạn vật được phát sinh.
Trong cơ thể có kinh tâm bào liên hệ vớI Tam tiêu, Gan liên hệ vớI Mật. Tâm bào và Gan thuộc phong. Tam tiêu và Mật thuộc hỏa. Tam tiêu đưa hỏa của tim xuống hạ tiêu, đưa thủy của hạ tiêu lên giao nhau ở gan mật tạo ra phong khí điều hòa các kinh mạch làm cho tuần hoàn khí huyết nuôi khắp cùng tạng phủ cơ nhục.
4-Sự khí hóa của kinh Thiếu dương, lấy hỏa khí làm chủ ;
Hỏa khí do khí nóng của mặt trờI soi rọI lúc ban mai làm ấm áp điều hòa vạn vật.
Trong cơ thể, hỏa khí giao vớI thủy sinh dương khí, phong theo hỏa biến hóa phát động không ngừng. Thấp khí nhờ hỏa khí làm tiêu hóa không đình trệ, táo khí nhờ hỏa khí nên kim chất cứng rắn, ngũ hành nhờ hỏa khí phát dương nên sự khí hóa của ngũ tạng được liên tục cho âm khí thăng dương khí giáng.
Kinh thiếu dương là Tam tiêu và Mật, mà Tam tiêu liên hệ Tâm bào, Mật liên hệ gan. Tam tiêu đem hỏa của tâm bào hợp vớI phong là gan mật thuộc mộc phát ra dương khí lưu thông khí huyết khắp cơ thể.
5-Sự khí hóa của kinh thái dương, lấy hàn khí làm chủ :
Hàn khí là hơi nước mát mẻ tràn khắp vũ trụ hợp vớI hơi nóng mặt trờI nhẹ nhàng cũng tạo cho hàn khí tỏa ra, bay lên, cho nên cũng gọI là dương khí. Theo luật âm dương, trong âm có dương, trong dương có âm, nên cực âm thì bắt đầu phát sinh mầm dương, cực dương thì bắt đầu phát sinh mầm âm. Cho nên nước ở qủa địa cầu không có một tí hỏa của mặt trờI giao xuống thì đóng thành băng đâu còn sự khí hóa của luật âm dương.
Trong cơ thể Kinh Thái dương là Tiểu trường và Bàng quang. Tiểu trường liên hệ vớI tâm, Bàng quang liên hệ vớI thận. Tiểu trường có hỏa khí khi thu rút dưỡng trấp đưa qua mạch máu về tim lại giao xuống thận làm ấm thận thủy sinh dương khí đi thông khắp màng lướI tam tiêu để nuôi dưỡng tạng phủ kinh mạch, cơ nhục nẩy nở, thông ra da lông làm vệ khí.
6-Sự khí hóa của kinh dương minh, lấy táo khí làm chủ :
Táo khí là khí khô ráo thiếu sự giao hòa âm dương ứng hợp vớI mùa thu, cây cỏ khô héo, lá rơi rụng, nước khô cạn.
Trong cơ thể táo khí ở ruột già .Đại trường liên quan đến phổi. Bao tử liên quan đến tỳ là hai khí táo thấp giao nhau làm tiêu hóa thức ăn và thấm rút nước ẩm ướt nơi ruột già làm thành phân.
D-Chức năng sinh hóa chuyển hóa riêng của mỗI tạng phủ :
1-Sự khí hóa của gan ( mộc âm ) :
Gan có động mạch, tĩnh mạch, gan sinh ra nước mật, có ống thu nước mật chứa vào túi mật, phần khác đem xuống ruột non để giúp sự tiêu hóa và lọc độc tố. Gan tích trữ và điều hòa chất đường trong máu và bổ sung chất đường cho máu. Gan tạo ra chất gân, móng tay và nước mắt. Đường kinh can thông lên bên trong đầu xuất ra nơi hai con mắt. Gan chứa huyết do tâm biến dưỡng trấp thành huyết lưu thông khắp kinh mạch từ Mạch Xung ( Vaisseau désobtructeur ), Mạch Nhâm ( Vaisseau Conception), vào Tâm bào dẫn huyết phân chia khắp cùng các kinh mạch nuôi tạng phủ gân da thịt.
Gan chứa hồn, là tinh túy của khí huyết, ban ngày hồn ra nơi mắt để thấy hiểu sự vật, ban đêm hồn về gan thì ngườI được ngủ yên. Gan giữ sự can đảm trầm tĩnh, bạo dạn, mưu chước. DướI gan có mật thuộc mộc dương dễ phát hỏa làm dương khí phát động dễ sinh nổI giận, mất ngủ.
2-Sự khí hóa của mật ( mộc dương ) :
Nước mật do gan lọc ra được chứa vào một túi gọI là túi mật. Huyết nuôi tế bào gan bằng chất bổ của huyết, còn lại chất bã gan lọc lại thành huyết xấu đi theo mật vào đường ruột bài tiết theo cặn bã thức ăn ra ngoài.
Hỏa khí từ Mệnh môn tam tiêu vào gan truyền sang mật phát hỏa làm ấm ngũ tạng giúp cho sự tiêu hóa thức ăn của tỳ vị được nhanh sinh dưỡng trấp hóa huyết. Mộc âm là gan, mộc dương là mật liên hiệp nhau giúp trung tiêu sinh dưỡng trấp sau khi con ngườI nhai thức ăn nuốt vào bao tử.
3-Sự khí hóa của tâm ( hỏa âm ) :
Tâm thống lãnh các kinh mạch. Trong tim có 4 ngăn toàn là chất thịt bền dẻo, chắc, mầu đỏ, có sức co bóp tự động để vận chuyển huyết đi khắp cơ thể qua ba loại mạch là động mạch, tĩnh mạch, và vi ti huyết quản thuộc hệ tâm bào.
Tâm tàng thần, thông khiếu lên lưỡI, tâm làm chủ tể các tạng phủ, sự tri giác do thần ở nơi tâm, vì tâm thận giao nhau sinh tinh tủy làm thành óc và các dây thần kinh, cho nên sự tri giác đều có liên quan đến tâm và óc để biết suy tư, quan sát, phân biệt tinh thô, cho nên khi định tâm suy tư thì mớI sáng suốt.
Tâm sinh huyết, thận hóa khí, khí huyết hợp hóa sinh tinh hóa thần. Tinh khí thần đều do thủy hỏa, khí huyết sinh ra. Tâm sinh huyết là do dưỡng trấp của tỳ vị sinh hóa được khí của phổI chuyển hóa mà thành.
4-Sự khí hóa của tiểu trường ( hỏa dương ):
Ruột non là phần dài nhất của bộ tiêu hóa, dài 8 mét, trên nối vớI bao tử, dướI nối vớí ruột già, có màng bao ruột liên kết vớI các tạng phủ khác. Thức ăn vào bao tử một lúc lâu, trộn vớI chất chua trong bao tử sau vài giờ bao tử ép xuống ruột non, thấm trộn vớí chất chua trong ruột , nước mật và chất của tỳ cùng biến hóa thành dưỡng trấp. Dưỡng trấp lỏng và trong được đưa lên làm thành nước bọt, nước mũi, mồ hôi, chất đặc sền sệt hơi đục như sữa thấm vào vi ti huyết quản để làm thành máu nuôi cơ thể, chất cặn bã đẩy xuống ruột già ép rút khô tống ra ngoài thành phân.
Tâm và tiểu trường cách xa mà cùng là hỏa khí được truyền qua màng mỡ bao tim, gan, tâm bào. Nếu hỏa từ tâm không đưa xuống tiểu trường thì thức ăn không hóa thành dưỡng trấp được.
5-Sự khí hóa của tỳ( thổ âm ):
Tỳ chủ phần lưu thông phân phối, dẫn huyết , khí và các chất lỏng đi khắp cơ thể. Tỳ tàng ý, sinh nước miếng và sản xuất ra các hạch chất. Khiếu của tỳ là môi. Tỳ chứa một chất nước ngọt đưa vào miệng trên của ruột non để tiêu hóa thức ăn. Tỳ thuộc thấp khí là khí vừa nóng vừa ẩm ướt do thận thủy sinh ra khí dương đem lên màng trung tiêu, tim phổI hóa dưỡng trấp thành huyết đem hơi nóng xuống trung tiêu. Khí và huyết của tâm thận giao nhau tại trung tiêu hóa hợp vớI tỳ thành tỳ trấp sản xuất ra các loại chất xúc tác cho các tuyến hạch.
Dưỡng trấp phân làm hai loại nhẹ và nặng. Loại nhẹ là phần nước trong tinh khiết từ nước uống hay thức ăn được chất xúc tác của tỳ cho thấm qua ruột non hoá thành vệ khí để dẫn đẩy huyết lưu thông khắp kinh mạch tạng phủ ra đến ngoài da lông để bảo vệ.
phần bên ngoài của cơ thể. Dưỡng trấp nặng là một chất lỏng sệt như sữa được chất xúc tác của tỳ thấm qua thành ruột non lên màng mỡ trung tiêu gặp chất xúc tác khác của tỳ phân phối chất bổ, chất đắng về tim nuôi tạng tim, chất ngọt về tỳ nuôi tạng tỳ, chất chua về gan nuôi tạng gan, chất cay về phổI nuôi tạng phế, chất mặn về thận nuôi tạng thận. Dưỡng trấp còn lại gặp chất xúc tác khác làm cho dễ thấm rút qua vi ti huyết quản về tim phổI biến thành máu đỏ nuôi da thịt. Nếu khả năng sinh hóa và chuyển hóa của tỳ yếu dưỡng trấp không đủ chất xúc tác để đưa lên tim phổI biến thành máu đỏ sẽ biến thành chất đờm. Cặn bã của ruột non được đẩy xuống ruột già gặp chất xúc tác của tỳ giúp thấm rút vào Bàng quang làm thành nước tiểu .
6-Sự khí hóa của bao tử ( thổ dương ) :
Bao tử là một túi tiêu hóa chứa thức ăn, đầu trên thông lên miệng, đầu dướI thông vớI ruột non, hai đầu là cửa đóng mở. Bao tử có chức năng co bóp nghiền nát thức ăn và có chứa nhiều hạch sinh ra chất xúc tác thấm vào thức ăn làm cho mau tiêu hóa. Khi chúng ta nhai thức ăn đem vào bao tử, một lúc sau bao tử tiết ra chất xúc tác và co bóp nghiền thành chất nhão, sau đó bao tử lại tiết ra một chất làm trơn thành vách bao tử rồi co bóp đẩy chất nhão xuống ruột non để hóa ra dưỡng trấp do sự hợp tác của hạch tỳ, hạch gan, hạch ruột. Theo lục kinh lục khí, bao tử và đại trường thuộc táo khí, tỳ vị thuộc thấp khí. Táo khí và thấp khí dung hòa sinh ra hai phần dưỡng trấp, phần nhẹ thành vOE khí, phân nặng là vinh khí.
7-Sự khí hóa của phổI ( kim âm ) :
PhổI có hai lá do nhiều tế bào kết thành thể xốp có nhiều vi ti quản, cuối vi ti quản là túi con chứa khí thở ra hít vào của phổI, trong vách mỏng của mỗI túi con chứa máu đen chạy ngang dọc để bốc thán khí CO2, và cùng lúc thu dưỡng khí O2 làm cho máu đen oxyde sắt nhị biến thành máu đỏ oxyde sắt tam. PhổI có hai lớp màng bao, màng bao trong bao lá phổI, màng bao ngoài dính vào lồng ngực, giữa hai màng là nước. Không khí vào cơ thể qua lỗ mũi, miệng và các lỗ chân lông, cho nên phổI chủ quản da lông, khai khiếu ở mũi làm ra nước mũi.
Theo lục kinh lục khí, PhổI tỳ thuộc thấp khí, theo ngũ hành PhổI, ruột thuộc táo khí, hai khí táo thấp hóa hợp thành khí trọc thán khí. PhổI có nhiệm vụ tống thán khí ra ngoài, thu dưỡng khí vào trong vừa để hóa máu đen thành máu đỏ, vừa biến dưỡng trấp thành máu đỏ về tim, vừa dẫn khí đẩy chất nước trong bao tử và ruột già ra màng lướI tam tiêu để rút xuống bàng quang làm thành nước tiểu thông ra ngoài. Phế khí có nhiệm vụ làm chủ vệ khí, thống lãnh tất cả các khí và điều hành khí ra vào ở huyệt Khí hải và thận và giúp cho gan khí ôn hòa, tỳ khí vững mạnh, tâm khí quân bình không qúa nóng phát hỏa làm tiêu hao huyết và các dịch chất trong cơ thể, hoặc tâm hỏa kém nhiệt không đủ giao hỏa xuống thận thủy để tạo sự khí hóa âm dương cho cơ thể. Nhờ phế khí tâm được yên, tâm tàng thần, thần yên giống như một ông vua được sáng suốt tỉnh táo mớI chỉ huy kiểm soát được mọI hoạt động của quốc gia càng ngày càng thịnh vượng. Khí của các tạng đều do phế khí điều hành một cách thích hợp, không âm quá sinh hàn, không dương quá sinh nhiOEt, lúc nào cũng giữ dáng vẻ bên ngoài của cơ thể được hoạt bát linh động, về mặt hình thức đông y gọI là phách, về nộI dung, khôn lanh biết suy xét chỉ huy đông y gọI là thần, cho nên đông y nói tâm tàng thần, phế tàng phách.
8-Sự khí hóa của ruột già ( kim dương ) :
Đại trường to hơn tiểu trường, dài dộ 2m, uốn về ba chiều, gọI là kết tràng lên phía bên phải, kết tràng ngang ở giữa, và trực tràng ở phía bên trái. Tất cả khúc ruột già này chia thành từng đoạn như bướu, trừ đoạn cuối thông ra hậu môn là nhẵn.
Phế và đại trường theo ngũ hành thuộc táo kim. Phế là hô hấp thu dương khí, thải thán khí. Đại trường thu nạp cặn bã có một chất xúc tác trong ruột giúp phần lỏng thấm ra vách thành ruột xuống bàng quang làm thành nước tiểu, phần đặc được ruột điều hòa thành phân không khô qúa, không nhão qúa, lỏng qúa, không đẩy ra nhanh qúa khi chưa thành phân,không giữ lâu trong ruột để biến thành độc tố hại cơ thể, đó là nhiệm vụ điều hòa và truyền tống của đại trường, nếu đại trường thiếu chất xúc tác sẽ không chỉ huy được việc đại tiện.
9-Sự khí hóa của thận ( thủy âm ) :
Thận có hai qủa nằm về hạ tiêu, bám vào xương sống ở hai bên có dây liên kết gọI là thận hệ, là nơi giữ gìn mạng sống của con ngườI cho nên gọI là Mệnh môn, tất cả tinh ba của ngũ tạng hộI tụ lại Mệnh môn để làm ra xương tủy.
Nhiệm vụ của thận là lọc chất độc có trong máu đem xuống bàng quang theo đường tiểu ra ngoài. Chất bổ của ngũ tạng tạo ra tinh khí chứa trong bộ sinh dục ngoài là ngoại thận chế biến huyết thành tinh. Chỗ lõm của mỗI qủa thận có động mạch dẫn huyết nơi tâm vào thận, có tĩnh mạch đem huyết ở thận lên tim, có ống thu nước tiểu vào bàng quang bên trong có chứa hạch lọc nước. Thận khai khiếu ở óc và tai, thận dịch lên lưỡI làm ra nước miếng. Thận khí theo Đốc mạch lên đầu làm ra tóc, thận tàng ý chí. Thận thuộc thủy biến thành thận khí theo hệ thống tam tiêu lên tâm, tâm thuộc hỏa sinh huyết. Tâm và thận là tạng âm giao nhau nơi màng lướI tam tiêu thuộc hỏa. Khi hô hấp dương khí từ mũi qua phế xuống tâm qua cách mạch thông qua Đốc mạch giao đến tiểu trường vào thận hệ là Mệnh môn hỏa nung nấu chất nước trong bàng quang hóa thành hơi theo tam tiêu ra bộ sinh dục, theo Mạch Xung và Mạch Nhâm lên Cách mạc vào phổI ra mũi làm thành một hơi thở ra. Mặt khác phần khí ở Mệnh môn theo tam tiêu làm vệ khí bên trong bảo vệ tạng phủ, bên ngoài bảo vệ da lông thông lỗ chân lông ra mồ hôi. Thận tàng tinh và chủ 5 loại dịch chất của 5 tạng, tương đương vớI các chất trong các tuyến hạch theo tây y.
Theo đông y, quả thận bên trái giữ chức năng của qủa thận. Qủa thận bên phải chính là chức năng của Mệnh môn, đàn ông thì tàng tinh, đàn bà chứa noãn. Còn động lực phát sinh ra dương khí ở giữa hai qủa thận là thận hệ giao vớI tam tiêu ở Mệnh môn là sự khí hóa vô hình làm căn nguyên của Nguyên khí ( énergie génétique ) làm cho con ngườI được thông minh trí tuệ, thân thể cường tráng, sinh dương khí hóa thần, tàng tinh, giữ gìn tính mạng con ngườI được lâu dài hay ngắn ngủi đều lệ thuộc vào nó.
10-Sự khí hóa của bàng quang ( thủy dương ) :
Bàng quang chứa nước bẩn có trong huyết do thận gạn lọc ra, nếu nước tiểu trong bàng quang ở lâu chưa ra sẽ đóng cặn dướI đáy thành sạn.
Theo lục kinh lục khí, Bàng quang làm chủ hàn khí là hơi nước xuất ra từ bàng quang, nhờ khí nóng trên tâm giao xuống tiểu trường qua màng mỡ tam tiêu đến thận hệ nấu thành hơi nước, hàn khí trở thành dương khí đi lên hợp vớI phế khí thành vệ khí bảo vệ bên ngoài cơ thể.
Theo ngũ hành, thận và bàng quang là thủy chứa nước biến thành khí theo hệ thống tam tiêu đưa qua cách mạc vào tim làm tươi nhuận qủa tim, lên phổI làm thành chất nước của phổI, thông ra da làm thành mồ hôi và làm cho da tươi mát, vào trung tiêu tỳ sản xuất hạch chất cho chất nước xúc tác của bao tử, thông ra kinh mạch do gan chuyển tiếp làm thành huyết dịch như bạch cầu, hồng cầu.., như vậy sự khí hóa của bàng quang sinh ra ngũ dịch vừa làm vinh khí vừa làm vệ khí bảo vệ và nuôi dưỡng bên trong bên ngoài cơ thể, nơi miệng lưỡI đều có chất nước làm mũi đủ độ ẩm cần thiết, làm môi tươi nhuận, cổ họng không khô khát..
11-Sự khí hóa của tam tiêu ( hỏa dương ) :
Tam tiêu là con đường vận chuyển khí và huyết lưu thông khắp cơ thể bên ngoài và bên trong chỗ nào cũng có khí và huyết.
Thượng tiêu chủ động thu nạp thức ăn vào bao tử không cho ngược trở ra.
Trung tiêu chủ việc nung nấu biến hóa thức ăn và thức uống.
Hạ tiêu chủ việc phân loại chất bổ dưỡng của khí huyết đưa lên. Chất cặn bã của khí huyết đem xuống truyến tống ra ngoài không để lưu lại lâu trong cơ thể.
Nguồn gốc của tam tiêu sinh nơi giữa hai qủa thận gọI là thận hệ. Thận hệ sinh ra mỡ sa, thông lên cách mạc bọc tim phổI chạy lên yết hầu và các màng mỡ từ cách mạc ra tay lên đầu làm thượng tiêu. Màng mỡ bụng ra sau lưng bao bọc ruột non làm trung tiêu. Nơi bụng dướI có màng mỡ nối ruột già, bàng quang, bộ sinh dục ra sau mông đùi làm hạ tiêu.
Tam tiêu là hệ thống giao thông làm thông khí, thông huyết, làm mát mẻ tạng phủ bên trong, làm thấm nhuần da thịt bên ngoài hồng hào. Hạ tiêu là nguồn gốc sinh vệ khí phát xuất từ sự khí hóa của bàng quang, vệ khí ban ngày đi ra phần dương, ban đêm đi trong phần âm, ngày mở đêm đóng. Còn vinh khí mượn hệ thống giao thông của tam tiêu đi khắp 12 kinh thành một vòng trong 24 giờ, nơi giao hòa hỏa thủy của tâm thận thành ra lục khí ứng vớI lục kinh để cho sự khí hóa của tạng phủ được tốt đẹp.
Tam tiêu cũng còn là hệ thống cấu trúc các đường dây thần kinh liên lạc giữa các tạng phủ dọc theo cột sống lên đầu ra tay chân theo các đường kinh mạch để thống nhất sự chỉ huy các hoạt động hưng phấn hoặc ức chế đối vớI hệ giao cảm hay vận động để giữ cơ thể được quân bình về âm-dương, thủy hỏa, hàn nhiệt, khí huyết, vinh vệ, thăng giáng.. Tất cả các sự quân bình ấy tạo ra hOE thống nộI dược có nhiOEm vụ vừa sinh hóa vừa chuyển hóa để bồi bổ phát triển cơ thể vừa duy trì sự sống cho con người.
doducngoc