Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Y Tổ Biển Thước giải đáp thắc mắc về huyệt khai mở và khắc kỵ trong bổ tả

Trong thời gian hành nghề châm cứu, đôi lúc ứng xử lâm sàng gặp nhiều trở ngại bởi những quy luật của đông y châm cứu huyệt có những khắc kỵ lẫn nhau, nên chúng tôi nêu lên những thắc mắc trình tấu lên nhờ Thầy Tổ giải đáp.

Nội dung câu hỏi (mà đa số các thầy châm cứu giỏi cũng còn phải bí khi gặp phải:

Vấn :
Giờ khai huyệt của Linh Quy Bát Pháp, của Tý Ngọ Lưu Trú và giờ vận hành của 12 đường kinh có khi khắc kỵ với huyệt điều trị cho bệnh nhân, thì có châm huyệt khai đó không ? và bổ tả ra sao ?

Đáp :
Này Minh Quang con, Thầy gọi con theo danh hiệu pháp sư đó.

Chúng sinh bệnh là việc phải vương mang nhiều, ít, nặng, nhẹ, khác nhau, cho nên cách trị bệnh cũng phải khác nhau, nhưng huyệt khai mở thì giống nhau nếu cùng xuất hiện trong cùng một giờ.

Huyệt khai mở có quân bình bổ tả, để huyệt trị bệnh kế tiếp tác động được những kinh lân cận bằng những lạc mạch giao tiếp nhau tại lạc huyệt.

Bệnh thực, hư, bệnh sắp có, bệnh ẩn tang, tất cả đòi hỏI phải chẩn đoán bệnh tinh vi và chính xác thì trị liệu mới có kết qủa.
Trị liệu có nhiều phương pháp, nhiều công thức, từ một huyệt đến nhiều huyệt, tất cả tùy thuộc vào trình độ của người chữa bệnh.

Thầy sẽ ban cho con Lương Y hơn là Đông y. Vì chỉ có lương y mới chữa được bệnh nặng của sanh linh.

Ba phương pháp con tấu trình, Thầy thấy con cần cả 3. PhảI theo như y định của luật âm-dương chuyển hóa. Điều hệ trọng Thầy nhắc lại là quân bình bổ tả huyệt khai thì không sao.

Khi gặp huyệt khắc kỵ lúc chữa bệnh thì dùng huyệt khác tương đương ngay trong kinh bệnh, hay trong những kinh lân cận có liên hệ mật thiết với kinh bệnh, hoặc chính nó cũng là kinh bệnh rồi.

Vì mỗi bệnh của sanh linh thường nằm trên nhiều kinh bệnh, vì không biết phát hiện kịp thờI mà chữa trị thì qua ngày kế, hoặc cách 2 ngày kế trở đi thì có nhiều kinh bị bệnh rồi.

Giờ huyệt trương đầy khí hóa thì chớ bổ, và giờ khí hóa suy nhược hay sắp tàn thì chớ tả.

Này Minh Quang con,
Con lo lắng là phải, vì kinh mạch huyệt vận hành rời rộng và thâm sâu vời vợi đòi hỏi người lương y phải kiên nhẫn. Đó là điểm Thầy khuyên nhủ con.

Lại nữa, những phương cách trị liệu Thầy dạy con thì tới ngày nay, mấy ngàn năm rồi, mà người trần tục chưa hiểu được. Đó chính là điều mâu thuẫn khi phải giải thích với thực tế. Đó là điểm thứ nhì của con, sách vở thì tương đối cũng nhiều đó, nhưng Thầy thấy có nhiều điều sai với ý Thầy ngày xưa (mấy ngàn năm về trước) hoặc cố ý hay vô tình hoặc ngẫu hứng, cũng có khi do tiến hóa của kiến thức (nhưng phần này rất hiếm hoi).

Con bâng khuâng chừng nào hiểu trọn vẹn đường vận hành âm-dương của khí trời mạch đất, và chừng nào con thuộc bài. Thầy sẽ giúp con thâu ngắn thời gian đó. Thầy và các tiên sinh đã giáng lâm dạy con trong giấc ngủ được 5 đêm rồi, và còn tiếp tục để giúp con….

Chú thích :
Y Tổ Biển Thước là người đã thấy được những chỗ khúc mắc khó hiểu cho những ai nghiên cứu học hỏi và hành nghề theo cẩm nang Hoàng Đế Nội Kinh cách đây mấy ngàn năm, nên đã viết ra 40 câu hỏi vấn nạn giải đáp và bổ sung cho Hoàng Đế Nội Kinh, đưọc gọi là quyển Nan Kinh . Bây giờ chúng tôi may mắn được Ngài giáng lâm để bổ sung thêm kiến thức của Ngài cho chúng tôi và ý Tổ cũng đã bầy tỏ không được hài lòng với những sách vở viết đã hiểu sai ý của Tổ.