Đường kinh mạch bị tắc khí và huyết giữa các khe xương do khí hậu hàn nhiệt làm tắc, sưng, đau buốt, do huyết hóa vôi, huyết bị vẩn đục, huyết đặc kết khốt do va chạm té ngã … nên khí huyết bị tắc nghẽn không lưu thông qua đoạn kinh mạch nằm giữa hai khe xương, đông y gọi nơi đó là khích huyệt.
Muốn chữa cái đau này phải khai thông chỗ tắc cho khí huyết chạy qua được, phải vuốt theo quy luật thứ tự vuốt từ huyệt Khích đẩy sang huyệt Du đối với dương kinh, hoặc vuốt từ Khích huyệt đẩy sang Nguyên huyệt đối với âm kinh, vì kinh âm không có du huyệt, không chú trọng đến chiều đường kinh. Tuy nhiên, nếu để ý nhận xét, thì chiều vuốt Khích-Du huyệt nghịch chiều kinh trên tay và thuận chiều kinh trên chân. Ngược lại, chiều vuốt Khích-Nguyên huyệt thuận chiều kinh trên tay và nghịch chiều kinh trên chân. Cách vuốt cũng theo quy luật khí huyết 6/9.
Thực tập :
6 đường kinh trên tay :
Khích/Nguyên kinh Phế : Vuốt từ Khổng tối đến Thái Uyên
Khích/Du kinh Đại trường : Vuốt từ Ôn lựu đến Tam gian
Khích/Nguyên kinh Tâm bào : Vuốt từ Khích môn đến Đại lăng
Khích/Du kinh Tam tiêu : Vuốt từ Hội tông đến Trung chữ
Khích/Nguyên kinh Tâm : Vuốt từ Âm khích đến Thần môn
Khích/Du kinh Tiểu trường : Vuốt từ Dưỡng lão đến Hậu khê
6 đường kinh trên chân :
Khích/Nguyên kinh Tỳ : Vuốt từ Địa cơ đến Thái bạch
Khích/Nguyên kinh Can : Vuốt từ Trung đô đến Thái xung
Khích/Du kinh Vị : Vuốt từ Lương khâu đến Hãm cốc
Khích/Nguyên kinh Thận : Vuốt từ Thủy tuyền đến Thái khê
Khích/Du kinh Đởm : Vuốt từ Ngoại khâu đến Túc lâm khấp
Khích/Du kinh Bàng quang : Vuốt từ Kim môn đến Thúc cốt