Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Áp dụng kiến thức của tây y bổ sung cho cách chữa của đông y

Những bệnh do ăn uống gây ra :

Sức khỏe con người lệ thuộc vào sự kết hợp của 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần hòa hợp. Khi bị mất quân bình do hưng phấn quá hay ức chế quá, Đông y gọi là mất quân bình âm-dương. Khi mất quân bình một trong 3 yếu tố làm tỷ lệ kết hợp sai, Đông y gọi là mất quân bình khí hóa ngũ hành tạng phủ (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), cụ thể là tìm ra được sự tổn thương thực thể hay chỉ làm xáo trộn chức năng của tạng phủ trong cơ thể bệnh nhân sẽ đưa đến bệnh tật.

Đông và Tây y, xét về bệnh tật cũng có âm dương, hư, thực, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, và cùng quan điểm, xem cơ thể con người như một nhà máy hóa chất, từ đó dùng hóa chất dược của Tây y hoặc dược liệu cây cỏ của Đông y để chữa trị, điều chỉnh lại sự mất quân bình ở tạng phủ. Tuy nhiên, về phương pháp thực hiện có chỗ dị biệt .

A-Về âm-dương:

Do kinh nghiệm quan sát được những hiện tượng tuần hoàn tự nhiên của vũ trụ, trong đó con người là một vũ trụ thu hẹp, có những hiện tượng tương phản mà hòa hợp cần thiết không thể thiếu được trong đời sống con người như sáng và tối, ngày và đêm, nóng và lạnh, nắng và mưa, hít vào và thở ra, ăn vào và thải ra, uống vào và tiểu ra, thức và ngủ người ta gọi là âm-dương. Nếu hai hiện tượng tương phản này không hòa hợp vì một nguyên nhân nào đó làm xáo trộn mất quân bình âm dương, con người sẽ bị bệnh. Như thời tiết nắng hoài mà không mưa gây hạn hán mất mùa, con người thiếu nước sẽ chết khát, hoặc thức hoài mà không ngủ, hoặc ăn uống nhiếu mà không thải cặn bã ra ngoài được…con người sẽ bị bệnh.
Đông y dược dựa vào hiện tượng này để phân biệt sự thừa thiếu của âm dương gọi là âm thực, âm hư, dương thực, dương hư, thí dụ như bệnh thiếu máu gọi là âm bệnh, hơi thở thiếu gọi là khí bệnh hay dương bệnh. Âm tạo ra thực thể là tế bào, dương tạo ra chức năng.

B-Về hư thực :

Xét về hư-thực, cả Đông và Tây y đều phải tìm ra cơ sở tạng phủ nào hay cái gì đó là hư là thực cụ thể, từ đó mới dùng thuốc để điều chỉnh lại thăng bằng, hư phải bổ cho hết hư, thực cần phải tả cho hết thực để phục hồi lại sức khỏe cho con người..
Đối với Tây y, dùng khoa học thực nghiệm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh do vi trùng, virus, hay thiếu, thừa các thành phần hóa chất trong cơ thể đem so sánh với tiêu chuẩn do kinh nghiệm đã tích lũy được trong tình trạng sức khỏe bình thường, từ đó mới định được bệnh để có hướng trị liệu đúng. Thí dụ thử máu thấy có vi trùng Kock, biết là có bệnh lao, và để biết rõ tình trạng nặng nhẹ, cần phải thử thêm để biết tỷ lệ hồng cầu, bạch cầu, độ lắng máu, thử đàm và chụp X-quang để biết nơi bị tổn thương rồi mới điều trị…
Về điều tri, tây y dùng hóa chất dược để điều chỉnh lại quân bình trong một thời gian nhất định, rồi tái khám thử nghiệm lại và so sánh kết qủa điều tri để tiếp tục điều trị theo hướng cũ hay đổi thuốc mới, nhưng có khuyết điểm lệ thuộc vào thời gian xét nghiệm, nên không thể điều chỉnh kịp thời khi có tình trạng tồi tệ hơn, mà vẫn để cho dược phẩm hóa chất tiếp tục gây ra những phản ứng phụ bất lợi cho bệnh nhân đôi khi đến suy kiệt và nguy kịch cho đến khi có kết qủa thử nghiệm mới có phương hướng điều chỉnh khác. Trái lại đông y, thay vì xét nghiệm bằng khoa học thực nghiệm, thì dùng phương pháp bắt mạch qua 28 loại mạch khác nhau trên ba bộ vị thốn-quan-xích ở hai cổ tay mà biết được những diễn tiến của bệnh tốt hay xấu từng ngày từng giờ , biết được sự khác biệt tốt hay xấu trước và sau khi dùng thuốc để điều chỉnh kịp thời nên bệnh nhân không bị những phản ứng phụ của thuốc làm hại thêm đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Có những loại bệnh khi thử nghiệm không do vi trùng, mà do ăn uống gây nên tình trạng mất quân bình âm dương rất phổ biến trong chúng ta tạo ra tình trạng thừa hoặc thiếu muối, đường, nước, acid, mỡ …chẳng hạn
Để biết rõ những chứng bệnh này thuộc hư hay thực, tây y xét nghiệm máu và nước tiểu để có số liệu chính xác so với tiêu chuẩn là thiếu hay thừa :

a-Đối với đường :

Nếu glucoza huyết tăng trên 3,6 mmol/l, sẽ chẩn đoán là bệnh tiểu đường, nếu trong nước tiểu có đường là do thận hư thì glucoza huyết bình thường, trong trường hợp thử glucoza niệu lúc có lúc không là do một bệnh cấp tính nào đó ảnh hưởng bởi stress hoặc do ăn uống nhiều qúa một khối lượng lớn dư thừa carbonhydrate, có khi đường niệu do ăn trái cây có nhiều chất đường thì không phải là glucoza niệu của bệnh tiểu đường…

Nếu glucoza huyết dưới 3,6 mmol/l là trong máu thiếu đường, nếu thiếu trầm trọng sẽ hôn mê kèm theo co cứng, răng cắn chặt và đổ mồ hôi, đôi khi co giật. Nếu không hôn mê, nhưng ảnh hưởng đến thần kinh cục bộ sẽ làm bệnh nhân bị một trong những dấu hiệu bệnh như động kinh, liệt nửa người, liệt một chi, liệt mặt, loạn vận ngôn, rối loạn thị giác, rối loạn tâm thần, cảm giác mệt đột ngột, run trong người, hoa mắt, ù tai, lo âu, đánh trống ngực, mạch tim nhanh, những bệnh nhân này cần phải ăn nhiều chất ngọt mà không sợ dư đường, nếu kiêng cữ ăn đường là một sai lầm sẽ gây ra những biến chứng kể trên.

Đối với bệnh nhân đã bị bệnh tiểu đường, thì nguyên nhân giảm glucoza huyết do dùng insuline qúa liều, hoặc do thận suy, hoặc suy tuyến yên, do dây thần kinh phế vị nhạy cảm hoặc do lao động chân tay nặng nhọc …về điểm này, người ta nói bệnh tiểu đường là bệnh của những người lười vận động, những người lao động vất vả bằng chân tay không bị bệnh tiểu đường, ngược lại cần rất nhiều đường để nuôi cơ bắp, và cơ tim mới không bị mệt mỏi, chính vì thế những bệnh nhân năng tập thể dục khí công cũng có thể làm giảm glucoza huyết mà không cần insuline để kiểm soát được độ đường trong máu được ổn định .

b-Đối với muối:
Khi ăn muối (ClNa), do hệ thần kinh chức năng của tạng phủ điều hòa hóa chất trong cơ thể để giữ trạng thái quân bình, đông y gọi là hệ nội dược tự động, muối lại bị tách ra làm 2 nguyên tố Cl và Na. Vì thế, tây y dựa trên kết qủa thử nghiệm đã phân biệt được 2 loại Clor-huyết để định bệnh :

Khi thử Clor-huyết tăng trên 110mmol/l, tây y chẩn đoán do bị bệnh tiêu chảy kéo dài, hoặc viêm thận, hoặc nhiễm acid ống thận, hoặc kèm nhiều kiềm khí hoặc tăng Na-huyết, Calci-huyết do mất nước hay do lạm dụng thuốc ức chế anhydraza-carbonic như thuốc Dramox…

Khi thử Clor-huyết giảm dưới 90mmol/l trong trường hợp ngộ độc do nước tăng ngấm ngoài tế bào, sinh phù nề, hoặc do ăn nhạt thiếu muối lâu ngày, hoặc do nhiều acid-cétone trong bệnh tiểu đường nguyên nhân hư thận, hoặc do nhiễm kiềm chuyển hóa có thể do từ tiêu hóa như ăn hay bị ói mửa, hay do từ bài tiết qúa đáng như lạm dụng thuốc lợi tiểu…

Khi thử Natri-huyết tăng trên 145mmol/l làm tăng áp lực thẩm thấu huyết tương làm mất nước tế bào, rối loạn não, có bọc máu dưới màng cứng, do ăn muối qúa nhiều, do trị bệnh bằng corticoid làm gân cơ co cứng hoặc ăn súp cari qúa mặn hoặc thiếu nước do uống ít, hoặc mất muối do thuốc lợi tiểu…

Natri-huyết giảm dưới 135mmol/l

(còn tiếp)