Tại sao thừa chất vôi mà vẫn bị Bệnh Loãng Xương ở người lớn tuổi
Nguyên nhân và cách chữa theo đông y khí công
A-Theo y học hiện đại :
Theo quan niệm chung, chúng ta nghĩ rằng những người lớn tuổi thường thiếu chất vôi nên cần phải uống thêm thuốc bổ xương calcium, khiến nhiều người đã lạm dụng dùng calcium để bổ xương dẫn đến hậu qủa khi thử máu bị dư thừa chất vôi trong máu, và ngược lại trong khi thử nghiệm xương vẫn bị thiếu calcium dẫn đến những trường hợp xốp xương dễ bị gẫy xương.
Chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân và hậu qủa qua xét nghiệm của tây y về 2 trường hợp bệnh thiếu chất vôi và thừa chất vôi .
1-Trường hợp thiếu chất vôi trong máu, Calci-Huyết giảm
Theo xét nghiệm máu, nếu lượng calci trong máu dưới 95 mg/l hoặc dưới 2,2 mmol/l được cho là thiếu chất vôi trong máu.
Dấu hiệu bệnh thiếu chất vôi trong máu, trước khi được xác định qua xét nghiệm, người thiếu chất vôi trong máu có những dấu hiệu bệnh bị cơ co cứng từng cơn, chuột rút, tạng co giật, và thoái hóa đốt xương bàn tay. Khi thử điện tâm đồ chúng ta thấy QT dài ra, sóng T rộng, hay khi thử điện cơ đồ có vạch đôi và vạch kép.
Có nhiều nguyên nhân làm giảm calci trong máu do :
Suy tuyến cận giáp, hoặc cắt bỏ tuyến giáp, truyền qúa nhiều máu có citrate, suy tụy cấp, suy thận cấp, suy thận mạn (có dấu hiệu calci trong nước tiểu thấp) hoặc bệnh trong ống thận (có dấu hiệu calci trong nước tiểu tăng), trong bệnh còi xương, nhuyễn xương, nhuyễn xương cũng do điều trị bằng thuốc barbituric lâu dài, những trẻ em thiếu vit.D, nhưng đặc biệt nhất là giảm calci trong máu do chức năng hấp thụ của ruột kém sẽ làm cho calci trong máu bị giảm dẫn đến cơn co cứng ở cổ tay chân, co thắt thanh quản, vọp bẻ.
2-Trường hợp dư chất vôi trong máu, Calci-Huyết tăng
Theo xét nghiệm máu, nếu lượng calci trong máu cao hơn 105mg/l hoặc trên 2,6 mmol/l được cho là dư thừa chất vôi trong máu.
Dấu hiệu thừa chất vôi trong máu có thể dẫn đến khát, và đi tiểu nhiều, là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, làm giảm trương lực cơ, co thắt thần kinh ngoại biên làm tăng áp huyết, hay buồn ngủ gà ngủ gật, ý thức u ám, lẫn tâm thần, đôi khi có ảo giác, rối loạn ý thức có thể làm hôn mê, chán ăn, buồn ói, tim đập nhanh, ngoại tâm thu trên điện tâm đồ T dẹp, ST ngắn.
Có nhiều nguyên nhân làm tăng calci trong máu do :
Lạm dụng uống nhiều calcium mà không biết, nhưng sau khi được xác định qua xét nghiệm máu mới biết được như tăng năng tuyến giáp, u tuyến giáp cận như bệnh xương Recklinghausen, là một loại bệnh còi xương khiến xương biến dạng, sưng sụn
sườn…hoặc nhiễm acid chuyển hóa kèm với tăng chlor trên 102mEq, chụp xương thấy hình ăn mòn dưới vỏ xương ở đốt cuối ngón tay và xương dài, hoặc có dạng xơ rỗ ở bộ xương, gẫy xương đột ngột, trong khi đó chất vôi dư thừa tạo ra bệnh sạn calci thận hoặc nhiễm calci thận, sưng tuyến giáp hoặc tạo ra những căn bệnh ác tính do di căn ở xương, ung thư vú, ung thư thận, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến giáp trạng hoặc ung thư thực quản…đặc biệt nhất là hội chứng Burnett có tên là “ Hội chứng người uống nhiều sữa (milk alkali syndrome), và lạm dụng thuốc kềm hóa để trị bệnh khó tiêu, loét bao tử, ruột, kèm với tăng urê-huyết, giảm kali-huyết Hội chứng Burnett thường thấy trong bệnh suy thận với ure-huyết cao nguyên nhân do
thuốc chữa trị loét trường vị bằng muối kiềm, muối calci, và điều trị bằng sữa.
Nếu không uống dư chất vôi, nhưng chất vôi trong huyết vẫn tăng do nằm một chỗ bất động lâu ngày, ít vận động, dễ làm tiêu xương, do lạm dụng thuốc lợi tiểu và trong bệnh xương Paget có dấu hiệu cơ thể phì đại, biến dạng của một số xương, trong khi những xương lân cận không biến dạng, xương chầy và xương đùi cong, ngực dẹp theo chiều ngang, khung chậu thoái hóa, lưng bị gù kèm theo đau nhức, hư khớp làm thay đổi cấu trúc của xương do gia tăng tan xương bù lại cơ thể tái sản xuất tạo lại xương vô tổ chức.
3-Trường hợp nhuyễn xương và loãng xương :
Theo xét nghiệm máu, trong các trường hợp calci giảm do nhiều nguyên nhân, và người ta phân biệt bệnh “Nhuyễn xương và Loãng xương” khác nhau.
Bệnh nhuyễn xương do rối loạn tiến trình vô cơ hóa ở xương vì thiếu calci nhưng cốt lưới xương vẫn bình thường. Thường gặp trong bệnh còi xương ở người lớn tuổi.
Bệnh loãng xương, là bệnh rất thường gặp do thiếu vừa chất lượng vừa số lượng để tạo cốt lưới cơ quan xương, hoặc dư thừa chất tiêu xương.
Cho nên việc sinh thiết xương để xét nghiệm calci trong việc chẩn đoán bệnh xương là cần thiết.
a-Nguyên nhân nhuyễn xương
Chúng ta ai cũng lầm lẫn cho rằng cơ thể thiếu cung cấp chất vôi do thiếu chất sữa trong chế độ ăn uống, thực ra trong thực phẩm cũng có đủ chất tạo vôi cho xương từ cơm gạo, rau bắp cải, broccoli, mè đen, cá cơm, tép, đậu nành, pho mát….
Trừ những người ăn kiêng khem thiếu chất vôi trong thực phẩm, nên mới cần đến sữa để bổ sung. Còn chúng ta ăn uống đầy đủ, lại uống thêm thuốc calcium và uống sữa hàng ngày, nhưng khi thử nghiệm vẫn thấy calci giảm nên bị bệnh nhuyễn xương, do nhiều nguyên nhân khác như :
-Do sinh đẻ nhiều lần, cho con bú sữa mẹ làm giảm calci
-Do thiếu hấp thụ calci ở ruột, nguyên nhân do thiếu 2 yếu tố là Vit.D để tăng tính hấp thụ hoặc thiếu ánh nắng mặt trời để chuyển hóa.
-Do bệnh tiêu chảy mạn tính, đi phân ra mỡ làm thất thoát calci ra ngoài mà không được chuyển hóa, hay bị bệnh Crohn là bệnh việm đoạn cuối ruột non, hay bị cắt bỏ đoạn ruột non làm giảm chức năng hấp thụ và chuyển hóa.
-Do cắt bỏ một phần bao tử làm giảm chức năng chuyển hóa
-Do ứ mật, rò mật làm xáo trộn tiêu hóa, mất chức năng chuyển hóa
-Do viêm tụy mạn nên calci không được hấp thụ vào máu, số calci này xuống thận làm calci-niệu tăng bị thận thải bỏ ra ngoài cơ thể theo đường tiểu
-Do thận suy làm loạn dưỡng xương
-Do lạm dụng thuốc điều trị lâu dài có biến chứng phụ làm hại chức năng bao tử, gan, thận, lá mía sẽ mất khả năng sinh hóa hấp thụ và chuyển hóa tạo xương, nên calci không hấp thụ vào máu mà bị loại bỏ ra ngoài cơ thể
b-Nguyên nhân loãng xương.
-Do thiếu protid, thiếu dinh dưỡng, xơ gan, nhiễm sắc tố sắt, thiếu hormone, do cắt bỏ bưồng trứng, ngộ độc…
-Do tăng chất tiêu xương do điều trị cortisone lâu dài làm tăng năng vỏ thượng thận, tăng năng tuyến cận giáp tiểu ra chất vôi (đái tháo calci), calci trong máu tăng trên 105mg do dư thừa chất vôi trong máu, dư thừa chất vôi trong nước tiểu, chứng tỏ chất vôi không được hấp thụ khi dùng calci, hay không chuyển hóa chất vôi trong thực phẩm khi ăn do chức năng trường vị, gan, tụy tạng, thận, phospho giảm dưới 30, tăng năng tuyến giáp cũng làm tăng chất tiêu xương làm xương bị thoái hóa.
-Do ít vận động như nằm liệt một chỗ, do chấn thương, gẫy xương.
-Do u tủy Kahler khi thử máu thấy calci giảm lan tỏa, tốc độ lắng máu cao, trong tủy xương có nhiều khối u ác tính hình thành từ mô tạo máu, nhất là ở cột sống và xương dẹp.
-Do bệnh Paget vừa loãng xương vừa đặc xương
-Do di căn xương từ những bệnh ung thư vú, thận, phổi, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Khi xương bị gẫy, chụp phim thấy xương biến chất rõ rệt.
B-Theo kinh nghiệm của đông y khí công
Nếu nhận xét về nguyên nhân làm xương hư hỏng cũng đều do chất vôi trong cả hai trường hợp thiếu hoặc thừa, nhìn theo khía cạnh từ bên ngoài vào trong cơ thể. Ngược lại, theo y lý đông y, lúc nào cũng tìm nguyên nhân bệnh từ trong cơ thể do chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng xem cơ quan chức năng nào mất quân bình trong sinh hóa, chuyển hóa và hấp thụ đã gây ra bệnh ở 3 yếu tố : Tinh-Khí-Thần hòa hợp.
1-Yếu tố Tinh :
Theo quan niệm đông y, yếu tố tinh trong cơ thể do dưỡng trấp của thức ăn đem lại, và trong thực phẩm hàng ngày, đều có đầy đủ chất vôi và những chất cần thiết khác nuôi dưỡng cơ thể.
Chúng ta quan sát một khẩu phần ăn trong một gia đình, lấy tiêu chuẩn 1 chén cơm với những lượng thức ăn giống nhau, và so sánh sự phát triền xương của những thành viên trong gia đình gồm 3 loại : Người lớn tuổi ( 50 tuổi trở lên), người nhỏ tuổi (6-12 tuổi) người trung niên (30-40 tuổi).
Người nhỏ tuổi, ăn ít hơn, chỉ có 3 chén cơm vào mỗi bữa ăn đã thấy no, và xương của chúng vẫn phát triển càng ngày càng cao lớn khỏa mạnh, xương cốt cứng cáp.
Người trung niên, mỗi bữa ăn 4 chén cơm, nhiều hơn những người nhỏ tuổi nhưng chỉ có sức khoẻ, xương ngưng không phát triển.
Người cao niên cũng có thể ăn 3-4 chén cơm, nhưng xương vẫn bị thoái hóa, trường hợp này không thể cho là thiếu chất vôi, mọi người cũng thấy được lý do cơ thể kém chuyển hóa và hấp thụ chất vôi.
Ngay từ điểm này, sự chữa trị để bổ sung chất vôi giữa 2 cách chữa của tây y và đông y cũng khác nhau hoàn toàn.
Những điểm khác biệt không cần thiết :
Tây y khi xét nghiệm máu thấy thiếu chất vôi, nên đã tìm mọi cách bổ sung chất vôi cho cơ thể bằng thuốc viên, thuốc nước, thuốc chích có nhiều hàm lượng calcium, vit.A,D…
Đối với đông y chỉ là phần chữa ngọn, vì calci thiếu hay thừa cũng vẫn dẫn đến bệnh xương như hai xét nghiệm máu dẫn chứng ở trên. Cách chữa theo đông y là giúp cơ thể phục hồi chức năng hấp thụ và chuyển hóa, vì trong thức ăn trong một gia đình cũng đã có đầy đủ chất vôi, nên những đứa trẻ khi ăn vào đã hấp thụ và chuyển hóa tốt 100%,( tỷ lệ tạo xương 60-70% nên mức calci trong máu và trong nước tiểu trung bình) còn người lớn tuổi, chức năng hấp thụ và chuyển hóa suy kém dưới trung bình 20-30%, (tỷ lệ tạo xương không có 0%, nhưng tỷ lệ calci trong máu và trong nước tiểu cao gây ra bệnh nhiệt, cao áp huyết và sạn vôi) người trung niên 50-60%, (tỷ lệ phát triển xương tạo xương 5-10% để bổ sung cho cơ quan cốt lưới xương không bị thoái hóa), nếu cơ thể đã không hấp thụ và chuyển hóa thì viên thuốc calci bột không hòa tan trong máu sẽ làm tăng chất cặn trong thận và bàng quang sinh ra bệnh sạn thận, nếu dạng calcium sủi bọt, tan được trong nước và trong máu, nhưng chức năng chuyển hóa tái tạo xương kém xương sẽ tái tạo vô tổ chức, tây y gọi là tăng tưới máu, vẫn làm hư hỏng các khớp, loại calcium lỏng như thuốc chích có hiệu nghiệm trong chữa bệnh, thường dùng trong những trường hợp cấp cứu khi bị phản ứng thuốc pénicilline, khi người bị phản ứng pénicilline người rét run lập cập, sau khi vừa chích calcium vào cơ thể, thân nhiệt tăng, người ấm ngay, điều đó chứng tỏ calcium chích tăng nhiệt thường dùng để chữa những bệnh lao, thể hư hàn, nhưng không thể lạm dụng lâu dài sẽ gây ra bệnh cao áp huyết, bón, nhức đầu, căng đứt mạch máu. Trong trường hợp muốn dùng lâu dài calcium loại chích trong điều trị bệnh phổi để tái tạo chất vôi và làm ấm phổi, không làm tăng áp huyết, tây dược đã trung hòa tính nhiệt của calci bằng cách pha thêm chất có tính hàn là Vit.C trong ống thuốc chích.
Muốn cho cơ thể hấp thụ và chuyển hóa được chất vôi trong thức ăn hàng ngày, điều kiện tiên quyết là trong những thực phẩm mua về để nấu nướng phải có chất vôi như bắp cải, cải xoong (giúp phục hồi chức năng co bóp ruột), rau broccoli, cá, tôm tép, trứng, đậu hũ, đậu nành…nếu không có những chất này đầy đủ thì cơ thể không có gì để hấp thụ và chuyển hóa để nuôi xương.
2-Yếu tố Khí :
Ngoài những thức ăn có chất vôi, nhưng việc hấp thụ và chuyển hóa chất vôi từ thức ăn biến thành năng lượng là nhờ ở chức năng co bóp của lục phủ ngũ tạng, đông y gọi là khí, do đó mới có tên là tâm khí, tỳ khí, vị khí, can khí, thận khí, phế khí…theo tây y đó là những chức năng của các cơ quan nội tạng. Bình thường các chức năng của các cơ quan nội tạng không có vấn đề, nhưng một trong chức năng của các cơ quan ấy hoạt động kém chúng ta sẽ bị bệnh. Do đó việc hấp thụ và chuyển hóa chất vôi yếu kém theo tây y ai cũng nhìn thấy được là do ở chức năng bao tử và đường ruột, hai cơ quan này bị bệnh sẽ không còn hấp thụ và chuyển hóa thức ăn biến thành dưỡng trấp theo đúng tiêu chuẩn mà cơ thể cần, nó có thể làm xáo trộn chất vôi, chất đường, chất mỡ, chất muối, chất nước… đông y quy về 5 chất, chất mặn về thận nuôi xuơng râu tóc, chất chua về gan nuôi mắt, gân móng, chất cay về phổi nuôi da lông, chất ngọt về tỳ sinh huyết nuôi cơ bắp, thịt, chất đắng sinh nhiệt lượng về tim .
Khi những chức năng hoạt động của khí trong nội tạng bất bình thường, như tim đập nhanh hay chậm, chúng ta có máy đo được, nhưng gan, bao tử, lá mí, thận, co bóp từng giây từng phút giống như tim để đẩy máu tuần hoàn thì tây y đo được bằng máy siêu âm, nhưng ít để ý đến sự đồng bộ của những chức năng ấy, ngược lại đông y chú trọng đến chức năng chuyển hóa khí huyết, khí đi đến đâu, huyết đi đến đó.
Ngay cả cơ thể hấp thụ và chuyển hóa đủ chất vôi, nhưng ở nhiều nơi, khí không đủ để đến được thì huyết cũng không thể nào đến được, nên chỗ xương đó không được nuôi dưỡng vẫn bị thoái hóa, cho nên khi thử máu, trong thành phần máu theo tây y chất vôi đủ, tại sao xương một vài chỗ bị thoái hóa. Như vậy khí trong đông y rất quan trọng, khí phải đủ lực đi khắp toàn thân không chừa một chỗ nào để đem máu, có đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3-Yếu tố Thần
Qúy vị còn nhớ câu nói của Thái Sư Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo” trong khi nước nhà đang bị đe dọa bởi quân Nguyên sang xâm lăng. Những đất đai của nước ta ví như các tạng phủ, dân chúng ở các vùng đó như số lượng máu (huyết), sư di chuyển hoạt động trong vùng đó ví như khí. Thần là cơ quan điều khiển trung ương ở bộ não. Thần vững, khí huyết hoạt động bình thường. Nếu Thần rối loạn, như Thái Sư Trần Thủ Độ dẫn vua chạy đi lánh nạn, dân chúng các vùng sẽ hoảng loạn bỏ chạy tứ tán, nước sẽ mất nhà sẽ tan. Trong lý thuyết đông y cũng xem Thần là quan trọng nhất, Thần tạo ra Ý, Ý mới chỉ huy dẩn khí lưu thông, và khí đi đến đâu thì huyết sẽ đi đến đó.
Muốn tập cho Thần được vững mạnh, tránh bị tâm viên ý mã (tâm như con vượn, ý như con ngựa) phải cột tâm, trụ ý tại một điểm trong cơ thể, những điểm quan trọng đó giống như phủ bộ của cơ quan chính phủ như bộ an ninh, giáo dục, năng lượng, giao thông, lao động, thương mại, … bộ nào yếu kém thì chính phủ phải tập trung vào giải quyết cho hoàn chỉnh để phát triển đồng bộ với các bộ khác giúp cho dân giầu nước mạnh…
Những huyệt quan trong để cho ý tập trung vào trong cơ thể gồm có huyệt Chiên Trung tăng cường Khí Vinh-Vệ, huyệt Trung Quản tăng cường hấp thụ, sinh hóa để tinh chất từ thức ăn hóa dưỡng trấp thành huyết. Huyệt Khí Hải tăng cường chuyển hóa tinh hóa khí, huyệt Mệnh Môn, tăng cường chuyển hóa khí hóa thần.. Khi thần kinh suy nhược là mất tất cả mặc dù có ăn uống nhiều chất bổ cũng vô ích.
Muốn cơ thể được tăng cường khí lực đem máu nuôi toàn thân, giúp khí huyết điều hòa, hấp thụ chuyển hóa sinh tinh hóa tủy đầy đủ, và tự chữa được những bệnh nan y, cần phải tập luyện các bài Tâp Thể Dục Khí Công và các bài tập Thở Thiền làm mạnh ý chí kiểm soát được mọi chức năng trong cơ thể hoạt động mạnh hơn giúp trẻ hóa tế bào và làm chậm lại tiến trình lão hóa phòng ngừa bệnh tật.
(Muốn biết thêm chi tiết xin tham khảo trong Forum Khí Công)