Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

CCĐY 1 – DƯỚI MẮT KHOA HỌC TẬP THỞ KHÍ CÔNG CÓ LỢI HAY KHÔNG?

A. NGUYÊN TẮC TP THỞ BẰNG KHÍ CÔNG :

Tập thở bằng khí công là điều chỉnh lại nhịp thở chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều một cách tự nhiên, để thúc đẩy khí huyết tuần hoàn đều đặn, liên tục, lưu thông khắp cơ thể, sức khỏe sẽ được cải thiện, phục hồi nhanh chóng. Theo quan niệm của khí công, các bệnh sở dĩ có là do tắc tuần hoàn khí, tắc tuần hoàn huyết, tắc tuần hoàn tiêu hóa, bài tiết, hô hấp và tắc tuần hoàn do biến đổi tâm lý thần kinh..

1.Tắc tuần hoàn khí :

Như các bệnh khó thở, đau nhức phong thấp, đau bụng, đau lưng, đau đầu, đau tứ chi, té ngã, va chạm, sưng phù, nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác, khi đau khi không, chụp hình xét nghiệm không bị tổn thương thực thể. Chỗ đau do khí tắc đè ấn vào cảm thấy dễ chịu là chỗ đó thiếu khí không thông, đè vào đau nhiều hơn là chỗ đó thừa khí tụ nghẽn lại. Như bệnh áp huyết thường bị tắc khí ở sau gáy tụ lại thành một khối thịt làm huyết lên đầu không xuống được sinh nhức đầu hoặc huyết xuống được mà lên đầu không được sinh chóng mặt.

2.Tắc tuần hoàn huyết :

Huyết tắc do tổn thương thực thể, chụp hình thấy được như đứt mạch, gẫy xương, dập bầm tím, máu vón cục, bệnh tắc khí để lâu làm máu tụ lại một chỗ không thông lâu dần hóa vôi, xương, khớp, gân, sụn mất nuôi dưỡng bị khô cứng làm đau, hoặc trong tạng phủ bị tổn thương, viêm nhiễm, ấn đè vào thấy đau ở một chỗ cố định.

3.Tắc tuần hoàn tiêu hóa , bài tiết, hô hấp :

Không phải là tắc tuần hoàn khí, mà không đủ khí co bóp bao tử và nhu động ruột để tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn bị giữ lại lâu trong bao tử và đường ruột sẽ gây bệnh, ăn thêm sẽ mệt tim, khó thở, bị ói, bao tử không chuyển hóa thức ăn sẽ lên men, làm đầy, nóng, ợ chua, loét, lên cơn sốt, tắc hạ vị, đường ruột nếu còn mạnh sẽ tống phân ra thành bệnh tiêu chảy, hoặc phân khô có lẫn máu, hoặc đường ruột yếu không đủ sức đẩy phân ra sinh táo bón ..Thức ăn chứa lâu trong bao tử sẽ trở thành độc tố phát sinh ra vi trùng và độc tố thấm vào máu hại thần kinh.

4.Tắc tuần hoàn tâm lý thần kinh :

Do quan niệm sai lầm, cố chấp, bảo thủ, chỉ tin vào phương pháp này mà không tin vào phương pháp kia, khi bị bệnh chỉ tin vào xét nghiệm y khoa, cho nên có loại bệnh do vi trùng, nếu tây y đã có kinh nghiệm chữa trị thì việc chữa trị rất dễ dàng, có những vi trùng lạ hoặc những loại bệnh không do vi trùng làm ra thì tây y chưa có kinh nghiệm đành bó tay. Thực ra khi chưa có phương pháp của tây y hiện đại, còn rất nhiều các phương pháp cổ điển khác gọi là y học cổ truyền của nhiều nước khác nhau đã từng áp dụng trong điều trị cho dân chúng, mỗi quốc gia đã tích lũy được những kinh nghiệm qúy báu hàng thế kỷ mà đối với tây y vẫn ngần ngại chưa chấp nhận, vì không hệ thống hóa cho logique được.

Thí dụ bệnh kẹt khớp ngón tay 3-4 gấp vào được ,mở ra không được, phương pháp đông y chịu thua, phương pháp tây y phải mổ, nhưng phương pháp cổ truyền của dân tộc Lyban dùng qủa cầu gai sắt lớn hơn hòn bi, kẹp vào giữa hai lòng bàn tay lăn trong nửa giờ ở trong xô nước nóng, (hay nước nóng trong lavabo), sau đó ngón tay cử động dễ dàng như bình thuờng không phải mổ.

Thí dụ khi bị muỗi lạ cắn lên cơn sốt, kinh nghiệm dân gian cho uống nước nhiều để giải nhiệt, chúng ta gọi là các thầy mo, thầy nước lạnh. Thực ra nếu chịu khó dùng khoa học giải thích, chúng ta thấy hợp lý, nếu chúng ta xét nghiệm máu thì có thể là vi trùng sốt rét, có thể là vi trùng sốt xuất huyết, nếu đã có vi trùng mà chưa kịp tìm ra thuốc đúng để chữa, vi trùng sẽ sinh sôi nẩy nở theo cấp số nhân, số lượng vi trùng trong máu qúa nhiều, lên não làm hại thần kinh khiến sốt mê man. Bệnh nhân cần phải cho uống nước nhiều làm loãng máu, vừa giải được nhiệt theo ra bằng đường mồ hôi vừa đi tiểu được nhiều, loại được một phần vi trùng theo đường tiểu ra ngoài. Mỗi ngày uống khoảng 3-4 lít nước chia làm nhiều lần trong thời gian một tuần, sốt sẽ giảm, vi trùng ít đi dần cho tới hết và sức đề kháng của cơ thể được phục hồi giúp bệnh mau lành .Áp dụng phương pháp này đối với tây y cũng không phải là không hợp lý.

Theo thống kê, tây y có thể cho biết một căn bệnh ung thư khi hết cách chữa, bệnh nhân còn có thể sống được bao nhiêu thời gian, đó là lý thuyết, rất chính xác khi bệnh nhân có tinh thần thụ động chán nản không còn hy vọng, vì họ tin rằng khoa học đã bó tay. Tinh thần bệnh nhân bi quan sợ sệt, khi nghe bản án tử hình do kết luận của y khoa hiện đại, có thể bệnh nhân sẽ chết sớm hơn dự định vì lo sợ làm tắc khí huyết tuần hoàn trong cơ thể nhanh hơn. Còn đối với những người có tinh thần lạc quan, bình thản, coi thường sống chết, trước khi chết họ nghĩ là phải làm cái gì đó có ích lợi cho người khác như viết lại những gì kinh nghiệm của họ trong đường đời, hay dùng tiền của khi chết không đem theo được giúp kẻ cô nhi, người tàn tật, họ có ý sinh tồn mạnh, họ nghĩ rằng thời gian sống không còn bao nhiêu, họ phải duy trì mạng sống để tiếp tục làm những điều có ích, nên bất cứ một phương pháp chữa bệnh nào khác như châm cứu, thuốc cây cỏ, khí công, tu thiền, võ thuật, sinh hoạt từ thiện, hoặc tịnh tâm dưỡng thần nơi vùng núi vùng biển, đi du lịch khắp nơi cho thỏa chí trước khi chết, họ ăn kiêng, ăn các món ăn theo phương pháp macrobiotique, hay bất kỳ một phương pháp nào để dành lại mạng sống, và những phương pháp ấy không thuộc lãnh vực tây y, nếu khỏi bệnh, tây y cho là một phép lạ.

Theo tây y, tất cả phải xét nghiệm bằng máy móc, dụng cụ cân đo đong đếm chính xác, nhưng nếu ảnh hưởng tâm lý thần kinh tác động làm thay đổi tuần hoàn khí huyết cũng làm thay đổi được số liệu đã xét nghiệm của tây y. Như vậy thần kinh làm chủ cơ thể vật chất chứ không lệ thuộc vào cơ thể vật chất. Một thí dụ dễ hiểu, một căn nhà ọp ẹp cũ nát, các kỹ sư, kiến trúc sư dùng máy móc đo sức bền vật liệu của nền, móng, tường, vách tìm ra số liệu an toàn và tuổi thọ căn nhà qúa tệ, chỉ hai năm sau là xập đổ.Tất cả mọi máy móc khoa học thử đều đúng giống nhau, không ai nói sai khác được. Đó là cơ sở vật chất tồi tệ, điều đó đúng, nếu căn nhà vô chủ, giống như con người bị hỏng bộ thần kinh chỉ huy sự sống của cơ thể. Còn khi căn nhà có chủ, khoa học nói vậy biết vậy, cứ hư đâu, chủ nhà sửa đến đó để ở tạm, bao giờ xập sẽ hay không cần phải lo lắng bi quan, hư vách sửa vách, hư cửa sửa cửa, hư tường thì chống, hư cột nhà thì thay, nền nhà nhiều hang lỗ thì đổ thêm đất đắp nền.. cứ thế căn nhà hiện nay vẫn còn tồn tại đến đời con cháu qua được mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm. Cho nên các bệnh nan y như ung thư cũng thế, đông y tuy không có phương pháp chữa ung thư, nhưng khi khám mạch chẩn bệnh, thấy gan yếu chữa gan, mai thấy phổi yếu chữa phổi, mốt thấy tim yếu chữa tim, thấy thiếu máu bổ máu, thiếu khí thì bổ khí, mất ngủ làm cho ngủ, ăn không được làm cho ăn được..tất cả các điều chỉnh đó giống như căn nhà trên cứ áp dụng phương pháp sửa chữa nhỏ hết cái này đến cái khác, tuổi thọ sẽ được kéo dài hơn nhiều nếu tâm lý thần kinh không bị bi quan chán đời .

Bởi lối xét nghiệm chính xác của tây y mà không tìm ra được thuốc chữa, vô tình đã làm cho con người hoảng sợ trước hai căn bệnh nan y mà tây y bó tay là ung thư và sida. Nhưng thực ra khi bệnh nhân chết không phải do bệnh chính, mà do thuốc hành hạ đau đớn, ngộp thở mà chết. Có một căn bệnh rõ ràng là ung thư mà không chữa cũng chẳng sao, như ở Việt nam có những người ăn xin đeo cả trăm bướu lớn nhỏ lủng lẳng trên mặt trên mình mẩy, chân tay, không thể nào cắt mổ tất cả được, cắt rồi, nó mọc lại không có cách chữa, nhưng bệnh nhân không bị hù dọa là ung thư, cứ tỉnh bơ sống ăn xin qua ngày, không lo ung thư, có chí sinh tồn, chỉ lo sợ chết vì đói , việc xin ăn để sống là quan trọng hàng đầu trong cuộc sống của họ.

Ngay cả bệnh cùi cũng là một dạng của ung thư, nhưng không cho là ung thư nguy hiểm thì tâm lý thần kinh của bệnh nhân vẫn bình thản không sợ sệt. Còn các vị nữ tu sĩ săn sóc những bệnh nhân cùi không sợ và cũng không bị lây nhiễm bệnh vì có tâm lý thần kinh mạnh, có đức tin, họ vui vẻ chấp nhận con người ai mà không chết, khi Chúa gọi là về, theo Phật giáo tiểu thừa thì nghiệp đến phải chấp nhận trả vui vẻ, theo Phật giáo đại thừa thì chủ động tích cực, phải tự cải nghiệp thành tốt, khi nghiệp đến phải trả sẽ được nhẹ hơn. Thí dụ như lừa đảo để cướp giựt tài sản của một người bạn để làm giầu, người bị lưà thù hận tìm họ để giết, còn họ với tâm tham, lo làm giầu đâu có nghĩ đến nỗi khổ cực của người bị họ hại, một thời gian sau họ dư dả tiền bạc có danh giá địa vị mới biết ăn năn, muốn tìm kiếm lại bạn để trả nợ và đền bù lại những thiệt thòi mà bạn mình phải gánh chịu. Ngược lại, kẻ bị lừa đâu có biết họ đã ăn năn, cứ xem họ là kẻ thù không đội trời chung chỉ muốn tìm họ đâm cho chết mới hả dạ. Họ có hai thái độ khi bất ngờ gặp lại nhau .Nếu bỏ chạy là không vui vẻ chấp nhận trả nghiệp, nghiệp vẫn đến ,họ bị kẻ thù tức giận đâm chết. Còn một thái độ vui vẻ chấp nhận trả nghiệp, họ chủ động đến gặp bạn xin tha lỗi vì lòng tham mù quáng, nói cho tất cả mọi người xung quanh biết lỗi lầm của mình, và nhờ có số tiền của bạn mới dựng nên cơ nghiệp ngày nay, nay xin giao lại tất cả trả cho bạn để chuộc lỗi. Như vậy nghiệp vẫn đến nhưng không đến nỗi bị bạn đâm chết, cho nên Phật giáo đại thừa dạy sám hối, làm điều lành, có lòng vị tha giúp đỡ kẻ nghèo vật chất lẫn tinh thần không mong cầu báo đáp, lấy đó làm niềm vui tinh thần thì thân dù có bệnh nan y bất trị nhưng tâm lý thần kinh không xao động vẫn có thể kéo dài tuổi thọ.

Theo lý thuyết của khí công, khi cơ thể có bệnh như đau đớn, sốt mệt, suy nhược, tâm lý thay đổi, vui buồn, sợ sệt, lo lắng.. đều làm thay đổi nhịp thở sinh học khác với bình thường. Trung bình một người khỏe mạnh, có hơi thở đều đặn tạo nhịp thở sinh học là 18 hơi (thở vào thở ra) trong một phút. Khi thở ngắn hơn, dồn dập, nhịp thở sinh học sẽ trên 18 hơi, như 20, 30, 40 hơi trong bệnh suyễn, càng nhiều càng đứt hơi đến chết.

Dùng khí công tự chữa bệnh là luyện cách tập thở với nhịp sinh học dưới 18 hơi một phút, trung bình khoảng 6-12 hơi một phút được chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, tự nhiên không gò bó không ngộp thở. Thở tự nhiên mà chậm phải có sự hợp tác của ý, dùng tinh thần và tâm trí để theo dõi hơi thở gọi là khí công thiền.

B. Lợi ích của TP THỞ khí công (KHÍ CÔNG thiền ):

Theo tài liệu của Bác sĩ Nguyễn tối Thiện thuộc nhóm Nghiên cứu và thực hành thiền quán ở Pháp thì thiền làm lắng đọng vọng tưởng, vọng niệm, thành kiến, ký ức, lo buồn sợ hãi, và tỉnh thức sáng suốt để ghi nhận trực tiếp tất cả những nguồn rung động bên ngoài và bên trong cơ thể. Tâm thức lúc đó đạt tới một trạng thái tự do tuyệt đối không bị vẩn đục bởi phiền não, chấp ngã, chúng ta sẽ khám phá ra được một thế giới nội tại bình an.

Khoa học đã ghi nhận được sự thay đổi của sóng não trong 4 giai đoạn :

-Giai đoạn sóng Beta 13-20 hertz khi làm việc.

-Giai đoạn sóng Alpha 8-13 hertz khi nghỉ ngơi.

-Giai đoạn sóng Theta 4-7 hertz khi thiền còn tỉnh thức, nó cũng là giai đoạn buồn ngủ, hôn trầm.

-Giai đoạn sóng Delta 1-3 hertz là giai đoạn ngủ sâu.

Quan sát hơi thở một bệnh nhân nằm thở bình thường qua nhiều giai đoạn :

a-Giai đoạn chưa tập trung ý vào hơi thở ( sóng beta ):

Hơi thở không đều, ngắn hơi, nhanh, đứt đoạn, đếm được 20-30 hơi trong 1 phút.

b-Giai đoạn thở đều (sóng alpha ):

Hơi thở đều, ngắn, nhẹ, nhanh, cũng nhịp 20-30 hơi trong 1 phút.

c-Giai đoạn tập thở có ý thức, có kiểm soát ( sóng theta ):

Khi mới tập, hơi thở chưa đều nhưng thở sâu và lâu hơn, số lần thở giảm đi trong nửa giờ đầu. Nếu còn tiếp tục tỉnh táo tập thở, số lần thở sẽ giảm nữa, khoảng 12 -16 hơi. Ngược lại, nếu rơi vào hôn trầm ( mê đi mà không hay biết )sẽ đi vào giấc ngủ ngon. Sóng Theta xuất hiện trên điện não đồ, tâm được bình an, thần kinh và gân cơ thư giãn, giảm co thắt đau nhức. Nếu xét nghiệm hàm lượng lactose trong máu khi ngủ sẽ giảm so với lúc thần kinh bị căng thẳng, khi xáo trộn tâm lý, hàm lượng lactose trong máu tăng cao.

d-Trong trạng thái còn tỉnh thức để theo dõi hơi thở, sẽ trở thành thói quen đều đặn, sẽ tạo được nhịp thở sinh học 6-8 hơi trong 1 phút, giúp khí huyết lưu thông đều, sự tiêu thụ năng lượng sẽ giảm, không bị tiêu hao lãng phí, sự biến dưỡng căn bản (métabolisme basal ) xuống mức tối thiểu, ăn ngủ ít mà vẫn khỏe như các vị thiền sư

e-Giai đoạn ngủ :

Sau khi tỉnh thức để theo dõi hơi thở ở giai đoạn sóng Theta, có được nhịp thở sinh học 6-8 hơi trong một phút thì khi ngủ nhịp thở sinh học 6-8 hơi vẫn được duy trì. Đây chính là giai đoạn chữa bệnh bằng giấc ngủ có ý thức.

Các nhà Yoga khi ngủ, chúng ta thấy hình như không thở, vì hơi thở rất nhẹ, hơi vào như sợi chỉ chứng tỏ số lượng oxy vào ít, nhưng thiền, sự tiêu thụ oxy trong cơ thể còn ít hơn so với khi ngủ, cho nên 1 giờ thiền có gía trị bằng 2-3 giờ ngủ, và chúng ta cũng có thể giải thích tại sao các nhà yoga có thể giam mình trong một hòm kín mà không chết ngộp. Điều đó chứng tỏ tập khí công thiền làm cho nhịp tim chậm lại, làm giảm trương lực cơ và làm giảm áp huyết.

Những kết qủa nghiên cứu của Đại học Harvard, Tokyo, và ở Viện Khí công trị liệu Trung quốc, cho thấy khí công có thể chữa được các bệnh sau đây :

1. Bệnh tim mạch :

Như áp huyết cao, thất nhịp tim do thần kinh ( arythmie cardiaque d’origine nerveuse ),phong thấp các van tim ( rhumatisme valvulaire cardiaque), bệnh huyết kết tĩnh mạch (thrombophlébite ).

2. Bệnh thần kinh :

Như thần kinh suy nhược (dépression nerveuse ), bệnh tâm thể (maladie psycho-somatique ),loạn trương lực thần kinh thực vật (dystonie neuro-végétative ), tạng co giật (spamophilie ),chứng ưu tư (anxiété ),loạn tâm thần ám ảnh (névrose obsessionnelle ), đau nhức do thần kinh ( douleurs nerveuses ou d’origine mal définie ), đau dây thần kinh ( névralgie faciale, intercostale ),viêm dây thần kinh ( névrite, polynévrite ).

3. Bệnh tiêu hóa :

Như ăn uống không tiêu, no hơi sình bụng, ợ chua, bón kinh niên, loét bao tử và ruột non ( ulcère gastro duodénal ) , viêm bao tử kinh niên ( gastrite chronique ), viêm ruột mãn tính ( entéro colite chronique ), viêm gan mãn tính ( cirrhose du foie), viêm túi mật ( cholécystite).

4. Bệnh hô hấp :

Như viêm phế quản kinh niên, suyễn, thở khó.

5. Bệnh phong thấp :

Đau nhức xương khớp, bắp thịt, gân cốt.

6. Bệnh bần huyết, thiếu máu ( anémie ).

7. Bệnh sinh dục, tiết niệu :

Như bất lực (impuissance), xuất tinh sớm (éjaculationprécoce), di tinh(spermatorré), đau bụng huyết ( dysménorrhée )

8. Bệnh giác quan :

Như viêm võng mạc ( rétinite ), teo thần kinh thị giác (atrophie optique ), mất thể thăng bằng ( trouble d’équilibre ), suy thị giác và thính giác không do chấn thương.

9. Bệnh da kinh niên ( psoriasis, eczéma..)

10.Tăng sức đề kháng của cơ thể, hệ miễn nhiễm, hệ nội tiết chống lại sự xâm nhập của vi trùng và sự khắc nghiệt của thời tiết, môi trường.

11.Tuổi thọ được kéo dài :

Người bình thường cho đến già vẫn thở 18 hơi trong một phút sẽ sống thọ 100 năm, con rùa thở 2 hơi trong một phút, tuổi thọ của nó được 300 năm. Khi tập thở khí công, hơi thở càng chậm thì tuổi thọ càng tăng, hơi thở càng nhanh thì tuổi thọ càng giảm.

12. Theo nhận xét của Bác sĩ Ngô gia Hy, trước khi tập

khí công, cho các học viên thử máu để đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, sau khi tập một tuần, rồi hai tuần, ba tuần, rồi tập luyện tiếp tục đều đặn. Số lượng hồng cầu tuần đầu tăng vọt, kết qủa thấy tập thở khí công rất có lợi, tuần hai, hồng cầu giảm xuống một ít, tuần ba giảm một ít nữa xuống đến mức ổn định kéo dài, hơn số lượng ban đầu 5-10%, số lượng bạch cầu cao nếu cơ thể có bệnh được giảm xuống, hoặc số lượng bạch cầu thấp sẽ được tăng lên, cuối cùng bạch cầu được ổn định trong tiêu chuẩn.

C. CÁCH TẬP LUYỆN HƠI THỞ THEO KHÍ CÔNG

1. Chuẩn bị :

Trước khi đi ngủ, không uống nước, đi tiêu, tiểu và tắm rửa với nước ấm nóng cho người khỏe khoắn, mặc quần áo rộng. Nằm ngửa thẳng người, đầu không kê gối, chụm hai gót chân, cuốn lưỡi lên vòm họng trên, ngậm miệng bình thường không để người ngoài thấy biết được bộ dạng của mình đang cuốn lưỡi ngậm miệng, mặt bình thản. Tập thở ra hít vào đều bằng mũi để nối mạch âm dương Nhâm-Đốc, trong khi tập nước miếng trào ra thì nuốt vào , không bị khô cổ, miệng có nước miếng không bị hỏa dồn lên làm đau khô cổ họng và làm tẩu hỏa nhập ma ( dư hỏa ở bộ đầu làm hại thần kinh thành điên cuồng ).

Đặt bàn tay lên hai điểm quan trọng là đan điền thần, (điểm quy tụ hỏa khí, giữa mỏm xương ức ), và đan điền tinh (dưới rốn chừng 3-5 cm). Đàn bà đặt bàn tay phải lên đan điền thần, đàn ông đặt bàn tay trái lên đan điền thần, tay kia đặt lên đan điền tinh.

2. Tập nghe hơi thở :

Hai mắt nhắm lại, tai chú ý lắng nghe nơi bụng dưới rốn chỗ đặt bàn tay nơi đan điền tinh. Theo dõi trong thầm lặng, hơi thở bình thường tự nhiên, không cố ý hít vào thở ra, chỉ theo dõi hơi thở tự nhiên nó vào nó ra làm sao. Khi thở vào chúng ta cảm thấy bụng phồng lên nhẹ, trong đầu ghi nhận là phồng, khi hơi thở ra ta cảm thấy bụng xẹp xuống, trong đầu ghi nhận là xẹp. Cứ để cho tâm tĩnh lặng theo dõi phồng xẹp chừng 5-10 phút cho quen và cảm nhận được hơi thở vào ra phồng xẹp rõ ràng, sau đó chuyển sang giai đoạn kiểm soát hơi thở.

3. Kiểm soát hơi thở :

Nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, hít thở bằng mũi tự nhiên. Bắt đầu quan sát và kiểm soát hơi thở bằng cách đếm thầm trong đầu. Khi bụng phình lên, ta ghi nhận trong đầu là phồng, khi bụng xẹp xuống ta ghi nhận trong đầu là xẹp rồi đếm 1 lần, tiếp tục phồng-xẹp 2, phồng-xẹp 3, phồng-xẹp 4, phồng-xẹp 5, phồng-xẹp 6, phồng-xẹp 7, phồng-xẹp 8, phồng-xẹp 9 ,phồng-xẹp 10. Rồi trở laị phồng-xẹp 1 đến phồng-xẹp 10 nhiều lần.

4.Tập thở khí công thành thói quen hằng ngày :

Nếu chúng ta tập cho hơi thở tạo ra được nhịp thở sinh học đều lúc thức làm việc cũng như lúc ngủ, lúc nào cũng chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, tự nhiên không gò bó ngộp thở, giúp cho tuần hoàn khí huyết lưu thông đầy đủ sẽ tránh được nhiều bệnh, và khi có bệnh cơ thể tự chữa sẽ mau hồi phục. Muốn được như thế, chúng ta có hai cách áp dụng như sau:

a-Cách thứ nhất :Tạo ra nhịp thở sinh học 5-5. ( một phút thở 6 hơi ).

Dùng ý của hai câu sau để theo dõi hơi thở:

Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng.

Thở, ra, miệng, mỉm, cười

(J’inspire mental calm. J’expire je souris)

(Breath in mind’s calming, breath out, I’m smiling)

Hơi thở tự nhiên, nhưng khi thở vào, trong đầu nghĩ thầm theo câu thở, vào, tâm, tĩnh, lặng , khi bắt đầu thở ra, trong đầu thầm nghĩ câu thở, ra, miệng, mỉm, cười. Tập cho câu phải trùng đúng với hơi thở không nhanh qúa, không chậm qúa. Khi tập được trùng với nhau, thì nhìn đồng hồ sao cho mỗi chữ cách nhau 1 giây cho thành thói quen 5 chữ mất 5 giây, như vậy, nhịp thở sinh học thở vào 5 giây, thở ra ra 5 giây, liên tục, đều đặn, không ngừng nghỉ, một cách tự nhiên trong lúc làm việc cũng như lúc ngủ.

b-Cách thứ hai : Thở ra nhiều hơn thở vào ,tạo ra nhịp thở sinh học 7-3.( một phút thở 6 hơi ).

Dùng một bài hát 7 nốt nhạc đều, không cao qúa, không thấp qúa, người không biết hát cũng có thể hát được, chẳng hạn như 7 nốt la như sau :

Câu 1 : La, la, là, la, lá, la, là

Câu 2 : La, la, là, la, lá, la, là

clip_image002

La la là la lá la là La la là la lá la là

Cuốn lưỡi lên vòm họng trên, ngậm miệng, hát bằng mũi câu 1 (ư,ư,ừ,ư,ứ,ư,ừ ) khi hát tức là đang thở ra mỗi nốt là 1 giây, 7 nốt mất 7 giây, sau đó hít vào bằng mũi để lấy thêm hơi chuẩn bị hát câu 2, thời gian hít vào khoảng 3 giây, hít vào xong,( lúc nào cũng ngậm miệng cuốn lưỡi) hát tiếp câu 2 (ư,ư,ừ,ư,ứ,ư,ừ ). Tăp thở bằng cách hát bằng mũi liên tục, đều đặn, chậm, nhẹ, nếu còn trong tình trạng tỉnh thức kiểm soát hơi thở , đó là lúc đang chữa bệnh giúp khí huyết lưu thông khắp cơ thể, tăng oxy cho huyết và não bộ, thần kinh gân cơ được thư giãn hoàn toàn. Nếu mất tỉnh thức, rơi vào hôn trầm buồn ngủ thì tiếng hát từ từ nhỏ dần ,quên hát, thần kinh hoàn toàn thư giãn đi vào giấc ngủ sâu, nhưng nhịp thở sinh học vẫn đều 6 hơi trong một phút .

5-KẾT QỦA :

Chúng ta đừng chán nản, đừng xao nhãng để tâm trí ra bên ngoài bụng ,như tự nhiên ý nghĩ đến chuyện khác, nghĩ đến tiếng động ồn ào bên ngoài, phải tập trung vào bụng khi phồng-xẹp, cho dù có phải đếm thầm đến mấy ngàn lần, vì càng đếm nhiều thì càng tự chữa được bệnh mau khỏi. Chúng ta hãy phân tích kết qủa hai trường hợp sẽ xẩy ra trong lúc tập :

a.Nếu tiếp tục tỉnh thức đưa thần kinh vào trạng thái thư giãn hoàn toàn, cơ thể cảm thấy nhẹ, như mình đang nằm trên một cái giường bằng phao trên mặt biển, trôi nhẹ, êm đềm, trên mặt nước không có sóng, mắt nhìn trời trong xanh ,sáng sủa, quang đãng không gợn mây, mình còn biết mình đang thở phồng-xẹp rất nhẹ ,quên đếm, rơi vào trạng thái quên thở mà vẫn cảm giác động mạch bụng vẫn đập lớn và đều đặn chậm, danh từ chuyên môn gọi là thai tức ( như bào thai trong bụng mẹ thở bằng nhịp đập mạch máu của người mẹ truyền qua rốn nhau, mà thai nhi không cần phải hít oxy bằng mũi ).Tập được ở trạng thái này quen, sẽ không còn nghe những tiếng động chung quanh, quên cả thời gian, không gian, danh từ chuyên môn của thiền gọi là nhập định ,cho nên các vị thiền sư ngồi thiền nhập định không hẳn là cần phải nằm ngủ mà vẫn khỏe mạnh, không mất ngủ, vì 1 giờ thiền tỉnh thức tương đương với 2-3 giờ ngủ bình thường, nếu tiếp tục tập luyện để nhập định dễ dàng, nhanh, sẽ đạt được nhập đại định sang một cảnh giới khác, tinh thần trở nên minh mẫn, trí nhớ dai, thông minh hơn, mặt sáng sủa, hồng hào khỏe mạnh và trẻ trung hơn xưa.

b.Nếu đi vào hôn trầm, do tập chưa quen, hoặc cơ thể bị bệnh, thần kinh đòi hỏi phải được thư giãn nghỉ ngơi, lúc đó mặc dù mất kiểm soát phồng-xẹp, nhưng nhịp thở sinh học vẫn được duy trì, giống như khi đưa võng dỗ cho một đứa trẻ ngủ bằng điệu hát ru, đứa trẻ sẽ thở theo nhịp sinh học tạo bởi hai yếu tố võng đu đưa và lời ru, khi nó ngủ, nó vẫn trong trạng thái bồng bềnh của của võng và âm vang của lời ru, mặc dù lúc đó võng và lời ru ngừng hẳn. Ở tình trạng này, tất cả mọi xáo trộn của cơ thể do bệnh, hay do thuốc kích thích làm xáo trộn thần kinh, như quá hưng phấn, qúa ức chế trầm cảm,đều trở lại bình thường không dương không âm, thần kinh tự điều chỉnh để chữa bệnh. Có lợi làm giảm đau đớn thấy rõ nhất trong các bệnh ung thư, đau nhức do mổ xẻ hoặc đau nhức phong thấp.