Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

CCĐY 7 – NGUYÊN NHÂN CỦA HÔN MÊ BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH CẤP CỨU

Nguyên nhân của hôn mê biến chứng và cách cấp cứu

Hôn mê là một loại bệnh khó chữa nếu thầy thuốc không biết rõ nguyên nhân hoặc tình huống xảy ra cơn hôn mê, vì nó có tầm quan trọng trong việc chẩn đoán. Nếu thầy thuốc không có một chỉ dẫn nào đáng tin cậy chúng ta phải xét đến tất cả những nguyên nhân có thể gây ra :

Nguyên nhân do chấn thương sọ não :

Chấn thương sọ não là sọ não bị tổn thương do va chạm như bị đánh đập, té ngã, cần phải đưa đi bệnh viện cấp cứu khám chuyên khoa, những lời khai của nhân chứng hoặc từ chính nạn nhân sẽ giúp rất nhiều cho việc chẩn đoán. Theo tây y, từ khi bị chấn thương phải xem tình trạng ý thức còn minh mẫn trả lời câu hỏi hay ý thức bị u ám, ra lệnh cử động xem còn thi hành được đúng hay sai, hay bệnh nhân đã thiếp đi, gọi thì thức dậy, hoặc hôn mê nhẹ, hoặc hôn mê hoàn toàn, hoặc hôn mê sâu với tiếng thở rỗng. Phải tìm dấu hiệu vỡ lõm sọ hay bọc máu, ở đáy sọ làm máu hoặc dịch tủy sống chảy ra mũi, tai, dấu bầm quanh hốc mắt. Tìm dấu hiệu thần kinh phản xạ không đối xứng, trương lực cơ, cứng người, phản xạ giác mạc, cơn co giật, rối loạn chức năng sự sống như hô hấp, tần suất, tim mạch..

Tìm dấu hiệu khoảng trống, bệnh nhân tỉnh như thường sau hôn mê để chẩn đoán có thể cứu sống bệnh nhân kịp thời hay không, nếu có bọc máu dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng, tối cấp, thì nạn nhân còn sống không lâu hơn khoảng thời gian đã tỉnh lại trong khoảng trống.

Những dấu hiệu do chấn thương sọ não :

Hô hấp từng hồi do rối loạn hô hấp loại Cheyne-Stokes xảy ra từng hồi trước khi hô hấp ngưng trong tăng áp lực nội sọ và tổn thương não nặng hoặc loại hô hấp Biot ngưng ngắt quãng.

Giãn đồng tử một bên do bọc máu trong não cùng bên hoặc bọc máu ngoài màng cứng, hoặc tuột kẹt thùy thái dương.

Chấn thương sọ não cũng có thể là hậu qủa của một cơn đột qụy hoặc một cơn động kinh làm hôn mê do chấn động não, có dấu hiệu bầm dập, tụ máu, bọc máu ngoài màng cứng, dưới màng cứng, xuất huyết màng não, phù não, giập não, gẫy xương đáy sọ, rối loạn điện phân, suy hô hấp, viêm màng não, để ý khoảng trống sau chấn thương để chẩn đoán bọc máu. Trường hợp này thường xảy ra do tai nạn hoặc do bệnh chóng mặt nhức đầu làm té ngã va chạm tổn thương bộ đầu.

Nguyên nhân do thần kinh :

Có dấu hiệu tổn thương màng não xuất huyết, sốt, bướu, bọc máu trong sọ, trương lực hoặc các phản xạ không đối xứng, có nét nhăn mặt không đối xứng, dấu hiệu Babinski tổn thương hành não làm rối loạn tiểu não và giao cảm, đồng tử không đều, do nhiễm oxyde carbone, động kinh co giật trong viêm não, viêm tĩnh mạch huyết khối ở não, nghẽn mạch máu do khí, do cholestérol, mỡ, làm tắc nghẽn mạch, giảm áo lực sọ não, giảm oxy mô. Trường hợp này thường xảy ra do ngộ độc hóa chất, xăng dầu làm ngộp thở hoặc tắc mạch não làm não thiếu oxy khiến tăng trương lực làm vỡ mạch tổn thương màng não.

Nguyên nhân do chuyển hóa :

Do giảm lượng đường trong máu (glucoza-huyết). Do nhiễm kiềm, tăng uré huyết, do bệnh gan, do bệnh hô hấp giảm oxy-huyết. Do nội tiết như phù niêm, giảm năng tuyến yên, do ngộ độc oxyde carbone, salicylé, aspirin, cloran, strychnine, belladon, digitalin, Optalidon, thuốc an thần.. có thể làm hôn mê co giật, khít hàm, cơ co cứng, hoặc hôn mê hô hấp bình thường, tim đập nhanh, đồng tử co lại. Trường hợp này thường xảy ra đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thường xuyên uống thuốc hoặc chích insulin theo thói quen bất cẩn mà không đo thử lượng đường trước khi uống thuốc hay chích. Khi lượng đường trong máu hạ qúa thấp gây hôn mê. Nếu may mắn được chữa tỉnh lại cũng để lại di chứng co rút lưỡi, nhẹ thì nói không rõ, nặng thì không nói được và không nuốt thức ăn được, phải cho ăn bằng đường bụng.

Đã có một bệnh nhân bệnh tiểu đường, cách đây 5 năm bị stroke làm hôn mê được cứu tỉnh, bệnh nhân được ở nhà già có y tá chăm sóc, những ngày nắng ấm, bệnh nhân đi bộ chơi, thường ra thư viện mượn sách về đọc. Khi bị stroke lần thứ hai được cứu tỉnh, hai chân yếu không đi dạo chơi bên ngoài được, chỉ đi dạo quanh khuôn viên bệnh viện. Khi bị stroke lần thứ ba được cứu tỉnh, chân yếu sức, lưỡi co rút không nói được nhưng còn nuốt thức ăn được. Ngày nào y tá cũng phải chích insulin theo thường lệ, nhưng khi bị stroke lần thứ tư do lượng đường trong máu xuống thấp, lúc cứu tỉnh, bệnh nhân không nói được, ăn nuốt khó khăn. Tiếp tục chích insulin bị stroke lần thứ năm, sau khi cứu tỉnh, bệnh nhân không nói, không ăn, không nuốt được, bệnh viện đành phải dùng giải pháp cho ăn bằng đường bụng, gắn ống thường xuyên, không gỡ ống chuyền thức ăn ra cho bệnh nhân tập đi lại vận động để chuyển hóa thức ăn. Bệnh nhân tỉnh táo, nhưng thức ăn bằng đường bụng không chuyển hóa do nằm một chỗ, bụng đầy, thức ăn không chảy vào bụng nữa làm tim mạch rối loạn khiến bệnh nhân bị mệt, thân nhiệt tăng, hơi thở mạnh, đầu, trán, lòng bàn tay nóng ra mồ hôi. Trong cách điều trị có điều gì không ổn.

Nguyên nhân do hư thận :

Dấu hiệu phù, albumine-niệu nặng, tăng trên 3g/24 tiếng, giảm protide huyết dưới 60g/l, giảm albumine-huyết dưới 30g/l độ lắng máu nhanh, lipide huyết tăng cao hơn 15g/l, tăng cholestérol-huyết và tăng triglyceride-huyết.

Hư thận đơn thuần không tăng áp huyết, không có huyết niệu vi thể. Hư thận không đơn thuần có huyết niệu vi thể, suy thận, tăng áp huyết do nhiều nguyên nhân khác :

Viêm thận tiểu cầu mạn, viêm thận tiểu cầu ngoài-màng, viêm thận tiểu cầu tăng sinh, đái tháo đường do thận khi giải phẫu thấy màng nền mao mạch của tiểu cầu thận, ống thận dầy lên phát triển những cục trong những mao ấy. Do thoái hóa dạng tinh bột, u tủy, do ngộ độc nước (uống với lượng nhiều theo thói quen), do thuốc muối vàng, bismuth , triméthadion, paraméthadion, phénindion, phénylbutazone, do liệu pháp huyết thanh, liệu pháp vaccin, do huyết khối tĩnh mạch thận, do hư thận cận ung thư..Trường hợp này thường xảy ra ở những người uống nhiều nước do phải uống nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau trong thời gian lâu dài làm chức năng thải lọc của thận bị hư hại khiến tuyến thượng thận không điều hòa được sự trao đổi chất, lúc đó créatin tăng cao, tây y cần phải lọc thận, và khi thận suy, áp huyết tăng, trương lực cơ, thần kinh tăng làm thiếu máu não, tắc nghẽn mạch đi đến hôn mê và tai biến mạch máu não.

Theo đông y, khi một người bị lọc thận có nghĩa là thận âm hư, thận dương không chuyển hóa trao đổi chất. Thận dương hư có thể thận âm không tổn thương, chỉ là chức năng chuyển hóa, còn thận âm hư có tổn thương thực thể teo, sưng ..thì thận dương cũng hư hỏng không làm nhiệm vụ chuyển hóa được, nguyên nhân do uống nhiều nước vô cớ, hoặc phải dùng calcium nên phải uống nhiều nước. Có những bệnh nhân ban đầu bị bệnh cao áp huyết gây áp lực cho tim mạch khiến thân nhiệt tăng, tim ngực nóng, dùng thuốc hạ áp huyết nếu thực sự áp huyết được hạ thì nhiệt được hạ, hỏa khí hạ đã đủ mà uống nhiều nước khiến thủy khắc hỏa làm mất nhiệt lượng trong cơ thể, không giúp tỳ vị thổ chuyển hóa thức ăn, cơ thể thiếu năng lượng và nhiệt khí sinh lạnh hàn, uống nhiều nước làm dư thừa sưng thận, phù chân, tê liệt, tuyến thượng thận là thận dương không tạo ra nội tiết tố để giữ quân bình nhịp sinh học tâm-thận làm nhiệm vụ khí hóa, bàng quang bị ứ đọng rối loạn đường tiểu không tự chủ kiểm soát được, khi tiểu nhiều, khi bị chèn ép gây bí tiểu. Áp huyết và tim mạch tuần hoàn không đều đặn, lượng máu vào não không đủ làm mất tri giác, mạch máu não bị tắc gây đứt mạch làm tai biến mạch máu não. Đông y cần phải đối chứng trị liệu lâm sàng mới có thể điều chỉnh lại sự quân bình âm dương, tăng sự sinh hóa và chuyển hóa trao đổi chất cho cơ thể tái lập lại sự khí hóa tổng thể.

Cách đây bốn năm, tôi có một lớp hướng dẫn tự chữa bệnh bằng khí công tại Chùa Tây Tạng ở Longueuil, gặp một nữ bệnh nhân dáng người phù nề, mệt mỏi, không sức lực, mắt mặt môi tái nhợt, đang trong thời kỳ lọc thận một tuần hai lần ở Bệnh viện Notre-Dame. Sau khi được hướng dẫn tập khí công và cách tự chữa bệnh ở nhà, bà ta khỏe dần, chân tay bớt phù, da mặt hồng hào, đã có thể tự lái xe hơi đến chùa để theo học lớp khí công. Bệnh viện cho bà lọc thận một tuần một lần, bà vẫn tiếp tục tập khí công tự chữa bệnh, đến nay đã khỏi bệnh không cần phải lọc thận nữa.

Trong một ca khác, năm ngoái, khi tôi hướng dẫn tự chữa bệnh bằng khí công ở Chùa Long Hoa tại Toronto, trong đó có hai bệnh nhân tê liệt bán thân bất toại phải đi bằng xe lăn, đang nằm điều trị tại bệnh viện, họ đã xin xuất viện nửa ngày lấy lý do đi dự lễ cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo bản xứ, để đến chùa chữa bệnh. Tôi có dịp được chữa cho hai bệnh nhân này đi đứng lại được, trong đó có một bệnh nhân đang phải lọc thận thuộc bệnh thận hư mãn tính mất khả năng chuyển hóa mới trở thành hôn mê nhẹ sau đó bị tê liệt bán thân. Tình trạng sức khỏe bệnh nhân bình phục, mỗi lần đến chữa bệnh tại Chùa Linh Sơn, ông tự đi đến bằng xe bus. Hiện nay ở nhà ông vẫn tự tập luyện hơi thở tĩnh công và tập động công và ông không cần phải đến chữa bệnh tại chùa nữa. ( Xem thêm bài cảm tạ bên dưới).

Trên thực tế khi cấp cứu những trường hợp hôn mê nặng, ngoài việc theo dõi những dấu hiệu sống qua thông số điện tâm đồ, điện não đồ, tim mạch, áp huyết, lượng đường trong máu, hơi thở, thân nhiệt, thầy thuốc còn phải tìm phản ứng phản xạ gân cơ để biết có bị liệt hay không, phản xạ đồng tử, phản xạ tri giác, tắc nghẹt đờm, tiêu hóa, bụng cứng hay mền, có còn tiêu tiểu được không, và điểm quan trọng nhất để cứu sống bệnh nhân là phải thông máu bầm và làm giảm áp lực sọ não bằng cách nặn máu thoát ra đầu ngón tay và đầu ngón chân. Y tá mỗi lần nặn máu thử tiểu đường thường dùng kim châm vào đầu một ngón tay, chúng ta là người thân của bệnh nhân có thể nhờ cô y tá châm vào 10 đầu ngón tay và ngón chân, đối với đông y châm cứu gọi là châm thập tuyên, làm như vậy để thông khí huyết 12 kinh mạch lưu thông để khí huyết không bị bế tắc. Chúng ta để ý khi nặn máu ra ở mỗi ngón, trước ra mầu bầm đen cho đến khi máu đỏ tươi là đường kinh của ngón tay ấy đã thông, ngón nào chưa ra được máu đỏ tươi là đường kinh của ngón đó còn bị tắc, phải bấm nặn cho ra máu đỏ mới khỏi bệnh. Trong ba ngày liên tiếp 10 đầu ngón tay ngón chân ra máu đỏ là đã cứu được bệnh nhân, sau đó những máu bầm trên não được áp lực của hơi thở kinh mạch tuần hoàn đều đặn liên tục, một ngày một đêm 24 giờ khí xuất phát từ phổi đẩy máu tuần hoàn, một hơi thở ra thở vào kinh mạch đi được 3 thốn, 24 giờ tuần hoàn trở về phổi là đã thông được một đường kinh dài 81000 thốn, đông y gọi là đồng thân thốn là chiều ngang của ngón tay cái dài ngắn của mỗi người mỗi khác nhau nên không thể đo chính xác 1 thốn là bao nhiêu centimètre, dĩ nhiên khí phải đẩy máu bầm đi chỗ khác, máu bầm theo kinh xuống cổ họng và đẩy ra đường tiểu, do đó chúng ta không thấy làm lạ khi bệnh nhân tiểu ra máu bầm không phải nguyên nhân do nhiễm trùng đường tiểu, ngay cả máu bầm xuống cổ họng bị hơi thở làm đông đóng cục trong cổ họng khiến nghẹt gây khó thở, người nhà cần phải lưu ý nhờ y tá móc ra. Đi tiểu ra máu có thể ra trong một tuần, cơ thể tự điều chỉnh sự khí hóa mạnh để loại máu bầm trong não cho sạch làm cho thân nhiệt tăng, lúc đó bác sĩ sẽ cho thuốc hạ nhiệt và chống nhiễm trùng đường tiểu.

Ngược lại sự cấp cứu không có kết quả khi có dấu hiệu không chữa được nếu khi nặn máu thông 12 kinh, chỉ có 6 kinh trên tay ra máu, còn 6 kinh dưới chân không ra máu, chúng ta chỉ thấy lỗ kim châm khô, nếu nặn mãi máu cũng không ra hoặc rỉ ra một ít nước trắng vàng là huyết thanh, chứng tỏ máu dưới chân đã đông đặc, nửa thân dưới đã chết, người và tứ chi sưng phù, sự tuần hoàn huyết sẽ bị nghẽn tắc do đông máu từ từ cho đến khi tim ngừng đập.