Hỏi :
Trong học thuyết đông y nói:
mắt sưng đỏ, đau là dấu hiệu ''hỏa cùa can vượng''
miệng lở,môi nứt là " hỏa của tỳ vượng ".
sổ mủi ,nước mủi nhiều "thuỷ của phế vượng" .
Vậy có phải là bệnh không ? cách điều trị như thế nào ?
Kính mong thầy chỉ dẩn để được học hỏi thêm.
Thành thật cảm ơn.
Trả lời :
Theo quy luật đông y : Muốn chữa BỆNH, phải tìm nguyên nhân mới chữa được gốc đã phát sinh ra bệnh đó. Cho nên khi học lý thuyết đông y là học về Triệu chứng lâm sàng học. Khi biết được CHỨNG thì cách chữa là ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU .
Câu 1-Mắt sưng đỏ đau là dấu hiệu của can hỏa vượng.
Có 37 chứng của Can ( từ chứng 316 đến 353 trong Sách : Lý thuyết đông y-Triệu chứng Lâm sàng học do doducngoc soạn).
Khi bệnh còn nhẹ thuộc chứng Can hỏa (337) :
Chức năng can thịnh do nhiệt nung nấu ở kinh Can (nguyên nhân do ăn uống những gia vị hoặc thức ăn tính nhiệt, do khí hóa bởi thời tiết, tà khí xâm nhập) , hoặc do tình chí bị kích thích qúa độ, gây ra bệnh đau đầu, chóng mặt, mặt mắt đỏ, đau mắt, miệng đắng, nóng nảy hay cáu gắt, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nặng hơn sẽ chảy máu cam, khạc nôn ra máu, phát cuồng.
Nếu bệnh nặng hơn thuộc chứng Can hỏa vượng (341)
Do can khí uất hóa hỏa, bức huyết đi càn, có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu như búa bổ, ù tai, lòng buồn bực dễ nổi giận, miệng đắng, mắt đỏ, hai bên đầu lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, nôn ra máu, chảy máu cam. Nhưng là dấu hiệu bình thường của phụ nữ có dấu hiệu mang thai được 1 tháng.
Cách chữa :
Tả hỏa của Can hỏa là can dương thuộc chức năng của can và con của Can mộc là Tâm hỏa (quân hỏa), nhưng lý thuyết đông y nói quân hỏa không có bệnh, muốn điều chỉnh hỏa phải dùng tướng hỏa ở Tâm Bào.
Vuốt từ Thái xung xuống Hành gian bên chân trái 18 lần (tả vừa khí vừa huyết nhiệt). Tả mộc đoạn của Tâm Bào từ Lao cung xuống Đại lăng 6 lần (dùng âm huyết chữa dương khí) ở cả 2 bên tay.
Sau khi tả xong, trán mát, mắt hết sưng đỏ.
Tập khí công :
Động công : Bài Vỗ tay 4 nhịp 200 lần, Vặn mình 4 nhịp 20 lần. Dậm chân hát 1,2,3…7. 3 phút, Bài Hạc tấn mở mắt đứng 1 phút mỗi bên chân, tập 6 phút.
Tĩnh công : Nằm thở 2 bàn tay đặt tại Đan điền Tinh, thở tự nhiên, cuốn lưỡi ngậm miệng, chú ý thì thở ra làm cho bụng vùng Khí hải lên xuống mềm mại.
Thuốc uống : Uống trà hoa cúc khô : dùng 10 bông cúc khô hãm với 1 ly nước sôi ,để nguội uống 1 lần. Mỗi ngày 3 lần. Lấy xác hoa đắp lên mắt.
Kiêng thức ăn cay nóng có tính nhiệt, và những thức ăn gây táo bón như chiên xào, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, cà phê, trái cây nhiệt đới như nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, khô mực, gan gà…
Câu 2 : Miệng lở, môi nứt là dấu hiệu của tỳ vượng .
Có 25 chứng thuộc bệnh của Tỳ.
Tỳ vượng có nhiều nghĩa :
Nếu do Chứng Tỳ nhiệt (225), ngoài bệnh miệng lở môi nứt, phải kèm thêm các dấu hiệu khác như : họng khô, ợ chua, chóng đói, chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm, đại tiện bí kết, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm do nhiệt tà hoặc do ăn nhiều thức ăn táo nhiệt gây nên chứng nhiệt hoặc do viêm nhiễm ở gan mật làm nhiệt kết bao tử nóng.
Nếu do chứng Tỳ âm hư (219), ngoài bệnh miệng lở môi nứt còn thêm những dấu hiệu khác chỉ tỳ vị âm hư, âm dịch ở tỳ vị không đủ để làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hóa, miệng nhạt vô vị, ăn kém, thích uống nước, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu ít và khô hoặc lưỡi sáng trơn..
Nếu do Chứng Vị âm hư (245), Có 11 chứng bệnh của vị.
Ngoài bệnh lở miệng, môi nứt, còn thêm các dấu hiệu khác như tỳ thấp nhiệt làm tổn thương âm chất, do vị hỏa thịnh làm vị âm bất túc gọi là vị âm hư khiến môi miệng khô ráo, ăn không biết ngon hoặc đói bụng mà không muốn ăn, ọe khan và nấc, đại tiện táo, tiểu sẻn, có sốt nhẹ, giữa lưỡi đỏ khô, rêu ít, do bệnh nhiễm trùng làm tổn thương tân dịch sinh ra vị khí yếu, thường gặp ở bệnh viêm phổi, viên bao tử mạn tính, rối loạn tiêu hóa, bệnh tiểu đường.
Cách chữa đối chứng trị liệu :
Như vậy bệnh lở miệng môi nứt không những là dấu hiệu của chứng Tỳ vượng (chứng 225) mà cũng là dấu hiệu của 2 chứng khác (219, 245) có cách chữa khác.
Cách lý luận : Tỳ thổ vượng do mẹ là tâm hỏa vượng truyền sang (nếu có dấu hiệu chóng đói, mồ hôi trộm, nước tiểu vàng đậm) hoặc do vị có thực nhiệt( có dấu hiệu chóng đói, chân răng sưng chảy máu) hoặc do can hỏa bị viêm nhiễm sẽ không truyền bệnh cho con mà lại khắc vị thổ khiến thức ăn trong bao tử không chuyển hóa mà biến thành men khiến ợ chua và vị thổ nhiệt lại truyền cho đại trường kim dương bị nhiệt gây táo bón. Như vậy cả 4 hành mộc, hỏa, thổ, kim đều thực nhiệt. Đối với Thầy đông y châm cứu giỏi sẽ không chữa cả 4 hành một lúc sẽ phạm phải quy luật phạm ngũ hành, sẽ làm cho bệnh hư càng thêm hư hoặc thực càng thêm thực, đối với dược thảo cũng phải đổi nhiều thang thuốc khác nhau.
Nhưng đối với đông y khí công, xét hư thực của âm dương trước, xét hư thực của ngũ hành kinh mạch sau thì dễ chữa hơn.
Bệnh Miệng lở môi nứt :nguyên nhân do thiếu âm thủy nên dương hỏa vượt trội lên.
Theo khí công vuốt huyệt, bệnh vừa dương thực vừa âm hư, Dùng phương pháp thông tạng theo công thức của khí công:
Vuốt từ Khí hải du lên KB (Khắc bệnh) sang BB (Bản bệnh) qua SB (Sinh bệnh) xả tà khí ra ngoài bằng tĩnh huyệt của SB.(trong bài giảng Khí công vuốt huyệt tự chữa bệnh)
1-Làm mát vuốt 6 lần trên mỗi đoạn kinh, dùng 2 ngón tay cái vuốt song song 2 bên đường kinh Bàng quang thứ nhất, từ Khí hải du lên Can du 6 lần, từ Can du xuống Tỳ du 6 lần, từ Tỳ du lên Tâm du 6 lần, Khi đặt 2 đầu ngón tay cái vào huyệt, bảo bệnh nhân hít vào, rồi bảo bệnh nhân thở ra là lúc mình vuốt mỗi lần theo hơi thở ra. Nhớ thoa Vaseline trước khi vuốt huyệt. Để ý khi vuốt qua mỗi huyệt, ngón tay cảm thấy huyệt nào cứng đau, huyệt nào mền, nếu huyệt Tâm du cứng đau là đã chữa đúng bệnh. Sau khi vuốt xong, dùng kim châm thử tiểu đường để châm xả tà khí ra khỏi tĩnh huyệt của kinh tâm là Thiếu xung bên tay trái và nặn ra máu nhiệt.
Vuốt lại lần thứ 2, để ý vùng huyệt tâm du hết cứng đau là đã quân bình được sự khí hoá của ngũ hành, rồi nặn máu Thiếu xung, (không cần châm nữa).
2-Vuốt xong cho bệnh nhân nằm úp, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi, bàn tay âm của người chữa đặt vào huyệt Mệnh môn của bệnh nhân đếm 200lần ở thì thở ra của bệnh nhân để tập cho bệnh nhân điều hòa Mệnh môn dương hỏa chuyển hoá sang thận âm thủy để cơ thể tự điều chỉnh tâm tỳ, sau đó môi miệng hết lở nứt.
3-Bảo bệnh nhân uống một ngụm nước nhỏ làm chất xúc tác giữ trong miệng rồi cuốn lưỡi ngậm miệng, xúc nước miếng 36 lần để kích thích tuyến hạch ra nước miếng, rồi nuốt vào 1/2, giữ lại 1/2, xúc 36 lần tiếp rồi nuốt 1/2. Phương pháp này của tiên gia thường tập luyện để tạo ra nước cam lồ, nên trong ngày không cần phải uống nhiều nước.
Ở VN có một bệnh nhân bị bệnh háo nước, uống bao nhiêu nước mà môi miệng vẫn khô, da khô, người gầy đét, ăn không đươc. Tôi hướng dẫn ông ấy tập phương pháp này, mới đầu ông không tin, nhưng muốn thử, nếu không đúng sẽ bắt nợ ông thầy. Ngày hôm sau ông ta khen phương pháp này hay quá ,ông đã đếm được hơn 3000 lần nuốt nước miếng tương đương với 3000cc nước một ngày mà chỉ cần có 1 ngụm nước uống đầu tiên. Khi tuyến hạch nước miếng được kích thích hoạt động mạnh trở lại thì sẽ đói bụng đòi ăn lúc đó nhiệm vụ thu nạp và chuyển hoá cốc khí thành chất bổ dưỡng dễ dàng để bổ sung cho vinh vệ khí mạnh hơn.
Câu 3 : Sổ mũi, nước mũi nhiều, thủy của phế vượng .
Bệnh của phổi gồm có 27 chứng.
Bệnh trên thuộc chứng Phong hàn phạm phế (268) : Nguyên nhân do phong hàn xâm nhập phế làm phế không tuyên giáng, có dấu hiệu ho mạnh, chảy nước mũi, sợ lạnh, đau mình, thường gặp trong bệnh viêm phế quản cấp tính, hen phế quản.
Nói theo chứng của đông y là nói bao quát nhiều bệnh kể trên nằm trong một chứng, thực tế theo y học hiện đại có hai loại bệnh thường gặp là bệnh sổ mũi do dị ứng thời tiết hay phấn hoa (cấp tính), loại viêm mũi dị ứng (mãn tính) cũng thuộc bệnh của phế .
Cách chữa :
1-Xì hết nước mũi ra rồi lau khô lỗ mũi.
2-Dùng một ly nước nóng pha với 2 muổng canh dấm táo hay dấm tây, dấm tầu đều được cả, để mũi vào xông diệt tà khí (virus), nước mũi từ bên trong sẽ chảy ra nữa, xịt ra cho hết, rồi xông vài lần nữa cho đến khi lỗ mũi khô, thở thông. Nếu bệnh nặng, nhúng đầu mũi vào ly nước dấm 1 phút để rửa diệt trùng trong niêm mạc mũi.
Nếu là dịch cảm cúm gây bệnh do có nhiều virus trong không khí làm cả nhà bị bệnh, ngoài việc điều trị cho cá nhân, các Thầy đông y Tầu chỉ cho phương pháp đun sôi một chảo nước nóng rồi đổ vào 1/2 chai dấm (làm bằng rượu gạo) cho hơi dấm bay lên xông khắp nhà để diệt virus mà đông y gọi là tà khí.
3-Nằm ngửa, lòng bàn tay bôi dầu loại có nhiều menthol và camphre như hiệu Linh Nam Ultra balm (có bán ở các tiệm thuốc bắc) rồi tập bài Nạp khí trung tiêu lâu từ 1 đến 2 phút mỗi lần, tập 5 lần, làm tăng cường thổ khí tỳ vị giúp mạnh phế kim. Khi hạ chân xuống, vẫn cuốn lưỡi ngậm miệng, hơi bị ép trong người sẽ khiến cho bụng nhồi mạnh, phồng lên xẹp xuống liên tục nhiều lần và thở ra mạnh dồn dập hơn bình thường qua lỗ mũi, lợi dụng lúc đó, đặt bàn tay có thoa dầu lên mũi, để mũi hít được mùi dầu ấy thông vào trong phổi để sát trùng phổi và làm thông phế khí quản, phổi sẽ khô và chức năng sẽ mạnh để làm nhiệm vụ vệ khí bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
4-Pha 1 ly nước nóng với 2 muổng dấm táo, 2 muổng mật ong, 5 lát gừng băm nhỏ, khuấy đều uống để giúp chức năng phế vị mạnh.
5- Đứng tấn ngũ hành, nạp khí vào ngón tay phế, lâu 5 phút, cả người sẽ nóng đổ mồ hôi.(bài đứng tấn ngũ hành có trong băng DVD tập thể dục khí công).
Đỗ Đức Ngọc