Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Dùng Calcium bổ xương lợi hay hại ?

Ở xứ Bắc Mỹ, một người khỏe mạnh không bệnh tật, nhưng đến tuổi 60 trở lên đa số ai cũng sợ xương bị thoái hóa hay loãng xương, lúc té ngã dễ bị gẫy xương nếu không uống thêm calcium để bổ xương.

Điều đó đúng, nhưng bổ xương bằng cách nào cho hợp lý thì chưa có ai bàn tới. Bây giờ chúng ta quan sát theo dõi thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày trong một gia đình già trẻ lớn bé đều ăn giống nhau, trẻ con ăn trung bình hai chén cơm, người lớn như chúng ta ăn ba chén cơm, thành phần dinh dưỡng giống nhau, nhưng con cháu chúng ta càng ăn càng chóng lớn, xương cốt cứng cáp, còn chúng ta ăn nhiều hơn mà xương vẫn bị thoái hóa, khi đi khám có thể chúng ta bị bệnh loãng xương là đằng khác.

Tại sao ? Tại vì sự sinh hóa, sự hoạt động nhồi bóp của bao tử yếu không đủ sức chuyển hóa thức ăn thành chất bổ cho xương.

Thí dụ như cơ thể là một hệ thống máy sàng lọc cát, có nhiều loại rây để sàng lọc ra loại cát cùng cỡ riêng rẽ, hạt to có, hạt vừa có, hạt nhỏ có, hạt thật nhuyễn như bụi đất có, hạt to thì không cấu kết, hạt bụi nhuyễn khi có nước sẽ cấu kết dính lại nhưng không bền nếu không có chất dính. 

Khi chúng ta ăn và nhai, nếu nhai kỹ răng sẽ được mạnh, chắc, bền, vừa kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh giúp ăn ngon mau đói vừa giúp bao tử co bóp nghiền nát thức ăn được nhanh hơn, nhưng cũng còn tùy vào công suất của bao tử mạnh hay yếu, đó là sự sinh hóa tốt hay xấu.

Còn hệ thống lưới sàng phân loại thì do ở máy có nhiều hay ít loại rây sàng, hay chỉ có loại lớn mà không có loại nhỏ nhuyễn đó là sự chuyển hóa được đầy đủ hay thiếu sót. Vậy cùng ăn một lượng thức ăn giống nhau nhưng sự sinh hóa và chuyển hóa ở cơ thể người còn trẻ khỏe mạnh khác với người lúc tuổi già vì chất bổ không chuyển hóa được thành xương, do bộ máy sàng lọc của bao tử yếu không đủ công suất theo tiêu chuẩn sinh hóa và chuyển hóa .

Chúng ta lại xét đến sự sinh hóa và chuyển hóa thức ăn của loài trâu bò, chúng ăn cỏ khô, trong cỏ khô không có thành phần chất bổ nào mà tại sao xương, máu, da, thịt của chúng vẫn tốt lại còn cho chúng ta sữa, và thịt, phải chăng chúng nhai lại cho thật nhuyễn làm tăng công xuất sinh hóa trong sự co bóp của bao tử và tăng sự chuyển hóa thức ăn ra nhiều thành phần để nuôi dưỡng cơ thể được đầy đủ, như vậy trong thức ăn đâu cần phải có chất calcium mà cơ thể vẫn có calcium.

Ngoài ra khoa học cũng đã chứng minh trong cơ thể con người có một loại chất xúc tác dihydrocholecalciferol 1:25-(OH2)O3 do tuyến thượng thận sản xuất, có tác dụng chuyển hóa chất bổ của thức ăn thành calcium nằm trong máu bổ sung cho tủy xương để nuôi cho xương cứng, còn chất khác cũng từ thức ăn được tuyến thượng thận sản xuất ra chất xúc tác để tạo ra phosphore, sulfure, magnesium, nằm trong máu bổ sung cho tủy để nuôi cho xương được cấu kết thành sớ dẻo dai, bền bỉ rắn chắc.

Chúng ta quan sát các ngôi mộ của những người mới chết, ban đêm có bóng trắng xanh vất vưởng trên ngôi mộ chúng ta gọi là ma, thật ra nó là chất lân tinh thoát ra từ xương người chết, như vậy chất chính để cấu kết cho xương bền dẻo dai là lân tinh, còn calcium trở thành cát bụi, một loại chất dính cấu kết cho xương bền chặt là dầu cá được chế biến thành viên vitamine A-D, ở Việt nam theo thói quen sau bữa ăn chúng ta ăn một trái chuối cũng là loại giúp bổ xương, còn người Hoa lúc nào cũng ăn tầu hũ nước đường gừng hay chè chí mà phù (mè đen), trong 100g mè đen có chứa 150mg calcium, các nhà nông chân lấm tay bùn làm việc quần quật suốt ngày ngoài đồng, chỉ ăn cơm với dưa muối, tép rang hay cá cơm kho hoặc như ăn chay bằng bắp cải, đậu hũ làm thành các món kho, chiên, xào, hoặc giải khát bằng sữa đậu nành.. là sản phẩm chế biến từ đậu nành mà xương cốt được cứng cáp, cơ thể được khỏe mạnh, đó là nhờ sự sinh hóa và chuyển hóa tốt, trong tép rang có nhiều calcium thiên nhiên, trong cá cơm vừa có calcium vừa có chất lân, ngay cả chỉ ăn gạo lức muối mè theo phương pháp Oshawa, cơ thể cũng vẫn có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Thật ra các chất dinh dưỡng muốn có sự chuyển hóa tốt cần thêm yếu tố ánh nắng ngoài trời thì số lượng calcium không phải dùng nhiều, yếu tố ánh nắng giúp bổ xương rất cần thiết qua thí nghiệm sau : Dùng l kg đất sét nặn hình ống xương đem bỏ phơi trên nóc nhà, 5 kg đất sét khác cũng nặn hình ống xương đem bỏ dưới đất trong nhà. Một năm sau đem hai khúc xương giả ấy đập xuống đất, cục xương nào dễ gẫy trước, dĩ nhiên là cục đất sét 5 kg . Tại sao, thì qúy vị cũng đã biết, cục đất được phơi nắng có ánh sáng và không khí sẽ cứng hơn cục đất nơi ẩm thấp thiêú không khí và ánh nắng mặt trời.

Ở người già kém hoạt động chân tay, tức là kém sinh hóa, chức năng của tuyến thượng thận giảm sự chuyển hóa nên không sản xuất chất xúc tác để biến thức ăn thành calcium, phosphore, sulfure để bổ sung cho tủy, nếu tủy đầy đủ nguyên liệu dự trữ, chức năng tuyến thượng thận hoạt động tốt sẽ chuyển hóa từ tủy thành một hợp chất để nuôi cho xương cứng chắc bền dẻo, calcium chỉ là một thành phần trong hợp chất ấy, về già số lượng tủy trong ống xương sẽ ít dần không đủ nuôi dưỡng xương làm xương thoái hóa, và nếu tủy rỗng xương sẽ khô, dòn, tế bào nuôi xương chết dần, ống xương sẽ biến dạng xám đen có lỗ mọt như chuối chín gìa bị thâm kim làm cho chúng ta đau nhức phong thấp xương khớp.

Nếu chỉ dùng thuốc viên bột calcium để bổ xương thì cũng chỉ là một loại bột khô không có chất dính, chúng sẽ nở ra trong các ống máu làm cho máu đặc, giữa các khe khớp nối lớn như cùi chỏ, vai, hông, đầu gối, mắt cá.. bị bột calcium bám vào, khi các khớp nối cử động tạo ra ma sát làm sưng khớp hoặc làm mòn khớp, nhất là ờ đầu gối, sờ vào thấy nóng, bên trong rất đau nhức khó chịu.

Đã có những người nói với tôi rằng khi khám sức khỏe bị bệnh loãng xương phải dùng 2 viên calcium mỗi ngày được hai tháng nay, cảm thấy người nóng, áp huyết tăng, thử máu bác sĩ cho biết máu đặc bây giờ phải làm sao, nếu uống vào một thời gian thì áp huyết tăng nữa. Mặc dù máu đặc, xương vẫn loãng vì chưa đủ liều, muốn duy trì cho xương khỏi loãng phải uống calcium suốt đời thì nguy hiểm qúa, nếu tiếp tục uống calcium dạng viên bột thì lại phải uống thêm thuốc aspirine để làm loãng máu chống đông, một thời gian sau bao tử dư thừa acide làm nóng bao tử, ợ chua, loét bao tử, áp huyết tăng, các khớp đầu ngón tay ngón chân co cứng đau, vậy có nên uống calcium nữa hay không, đó là loại bệnh tiến thối lưỡng nan không ai dám cho ý kiến.

Thật ra cơ thể phải vận động nhiều thì Ca mới giữ được, nếu không vận động nó bài tiết ra ngoài, uống Ca mà không vận động vô ích, nó sẽ phát sinh ra bệnh do Ca không chuyển hóa.

Những bệnh do dư thừa calcium :
Trên lâm sàng có những bệnh tim lớn, áp huyết cao, hen suyễn, ,cứng đầu khớp ngón tay, cổ tay, cổ gáy, gẫy xương do lạm dụng Ca, Magnésium. Nếu thử máu, Calci- huyết tăng : trên 2.6 mmol/l 105 mg/l thì cơ thể có dấu hiệu : khát, đa niệu,là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, suy nhược, giảm trương lực cơ, ngủ gà, lẫn tâm thần, ý thức u ám có thể đưa đến hôn mê, chán ăn , buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị, tim đập nhanh, ngoại tâm thu, điện tim T dẹp, ST ngắn. Vì calci-huyết dư do nguyên nhân tăng năng tuyến cận giáp, phosphore huyết giảm, calci-niệu lúc tăng lúc không, tăng phosphate niệu, nhiễm acide chuyển hóa kèm với tăng chlor huyết trên 102 mEq. Chụp X-quang hình ăn mòn vỏ xương đốt cuối ngón tay, xương dài, xơ rỗ bộ xương, gẫy xương đột ngột, bệnh sỏi calci thận hoặc nhiễm calci thận.

Tăng calci-huyết ở bệnh ác tính ung thư, ngộ độc Vit D, hội chúng người uống nhiều sữa và lạm dụng thuốc kềm hóa như thuốc trị bệnh khó tiêu, trị loét bao tử, tá tràng, kèm với tăng uré huyết, giảm kali huyết, tăng calci huyết thường gặp trong bệnh tiêu xương, bất động lâu ngày không đi lại cử động (milk alcali syndrome).

Ngoài các bệnh kể trên, dư calci-huyết còn làm loãng xương và nhuyễn xương.
Gẫy xương do loãng xương ở xương sườn, cổ xương đùi, loãng xương trong tăng năng vỏ thượng thận.
Bệnh nhuyễn xương là không gẫy hoàn toàn mà gẫy xương giả, tăng năng tuyến cận giáp do tăng calci-huyết, giảm phosphore huyết, gẫy các xương dài, đốt sống trong bệnh Paget do phì đại và biến dạng của một số xương làm đau nhức và hư khớp nói lên có thay đổi sâu rộng kiến trúc của xương do gia tăng tan xương, bù lại ít nhiều bằng cách tạo xương vô tổ chức và tăng tưới máu, trong khi các xương lân cận bình thường.

Những bệnh do thiếu calcium :

Ngược lại nếu thiếu calcium trong trường hợp Calci-huyết giảm : dưới 95 mg/l ( 2.3 millimol ) sẽ có dấu hiệu co cứng cơ, cứng cổ tay chân, co thắt thanh quản, co giật. Nguyên nhân suy tuyến giáp cận (phosphore tuyến giáp tăng), truyền qúa nhiều máu có citrate, suy thận cấp, thận mạn, calci-niệu thấp, thiếu Vit D, hoặc ruột hấp thụ kém.
Bệnh còi xương do thiếu Vit D thiếu ánh sáng mặt trời, giảm calci-huyết, calci-niệu, phosphate-niệu, do cắt bỏ nhiều ruột non, bệnh tiêu chảy mỡ, do thận bài xuất calci.
Thiếu calcium và chất lân bộ não kém phát triển.

Bổ xương bằng cách nào cho hợp lý ?

Thật ra cơ thể thiếu chất tạo xương bắt buộc cần phải bổ xương, nhưng bổ bằng cách nào hợp lý mà không có hại cho sức khỏe, thí dụ bệnh lao phổi, trong thời kỳ dưỡng bệnh cần phải bổ phổi bằng calcium để tái tạo tế bào giúp phổi mau lành bằng loại calcium dạng lỏng thuốc chích đi thẳng vào máu, tuy nhiên để giảm tính chất thuốc làm tăng nhiệt, ngành dược chế ra loại calcium kèm với Vitamine C như loại thuốc chích Calcium Sandoz C1000, calcium cũng cần thiết trong cấp cứu trường hợp bị phản ứng thuốc péniciline, những phản ứng thuốc penicilline thường gặp trong các quân y viện.

Ông Oshawa bị lao phổi, ông chỉ ăn gạo lức muối mè, mỗi lần ăn phải nhai kỹ, mà khỏi bệnh, chứng tỏ sự sinh hóa và chuyển hóa của cơ thể tốt có thể tự tạo ra những chất bổ sung mà cơ thể cần. Ngược lại sự sinh hóa và chuyển hóa mất chức năng hoạt động vì một lý do nào đó như thiếu khí bởi già yếu, do ăn uống sai lầm, do tinh thần suy nhược hay cảm xúc thay đổi, cũng làm hỏng chức năng sinh hóa và chuyển hóa của cơ thể, cho nên chúng ta ăn giống nhau, con cháu chúng ta xương cốt phát triển, còn đối với chúng ta, thức ăn không được tuyến thượng thận chuyển hóa ra xương, cho nên cần phải chọn lựa những thực phẩm có chứa những chất tạo xương thiên nhiên mà cơ thể dễ hấp thụ, chẳng hạn như cây rau cải, cải bắp, cải bẹ xanh, cải xoong, qủa bơ, chuối .. có lợi hơn sữa bò.

Thành phần sữa bò nhiều Ca, nhưng ít chất lân, phân chất thành phần sữa bò có 87% nước, 3,5% protid, 3,9-4,4% lipid, 4,6% đường, 0,7% muối khoáng, có 123 mg% Ca, 22 mg% cholesterol. Uống sữa bò nhiều làm thành bệnh viêm da, béo phì, cao áp huyết, cao cholesterol, nghẽn mạch và bệnh tiểu đường. Từ sữa bò chế ra Yaourt, nếu ăn nhiều gây ra bệnh đục nhân mắt, kết mạc võng mô.

Ngược lại, trong bắp cải Ca có nhiều gấp 3 lần sữa bò, phân tích thành phần lá bắp cải có 1,8% protein, chất béo 0,1%, chất xơ 1.0%, carbohydrate 6,3%, chất vô cơ 0,6%, Ca 0.03%, P 0,6%, Fe 0.8mg, Vit A 2000 đơn vị, Vit B1 50 đơn vị, Vit C 124mg/100g. Ở những xứ nghèo, uống sữa là một xa xỉ phẩm, không đủ tiền để bổ xương bằng sữa bò được, bù lại, họ ăn nhiều bắp cải trong bữa ăn mỗi ngày và hoạt động ngoài trời đã giúp cơ thể chuyển hóa nuôi xương tốt hơn những người uống sữa và thuốc calcium mà không chịu vận động cơ thể để giúp sự chuyển hóa chất bổ nuôi xương, thành ra bệnh dư calcium trong máu khiến máu bị đặc mà xương vẫn bị loãng và xốp.

Trên đây là hai thí dụ để cho chúng ta so sánh thấy calcium trong thực phẩm có lợi cho cơ thể dễ chuyển hóa thành chất tủy tạo xương hơn là chất vôi bột calcium. Nhưng chúng ta phải ăn uống điều độ, giữ cho cơ thể đầy đủ thành phần dinh dưỡng không thừa không thiếu, không nên lạm dụng mặc dù là thực phẩm thiên nhiên, nếu tránh không muốn dùng calcium mà ăn nhiều bắp cải, củ cải, đậu nành cũng sinh bệnh bướu cường giáp, còn ăn không đủ rau để có chất iode cũng sinh bệnh bướu giáp đơn thuần.  Điều quan trọng nhất để xương cứng và bền chính là năng tập thể dục, thể thao, bơi lội, túc cầu, quần vợt... những môn nào giúp vận động toàn cơ thể và tứ chi mới có lợi cho xương, còn đi bộ, đạp xe, khiêu vũ..chỉ có lợi cho chân không thích hợp .

------------------------------------------------------------------------------------------------

Xin kính chào bác Ngọc và xin chúc bác năm mói an khang thịnh vượng và mọi điều may lành.
Xin hỏi bác là có cách nào khác để cải thiện tình trạng nếu một người đã bị loãng hay mỏng xương ngoài cách dùng Calcium không?
Cháu có người thân bị mỏng xương hông, bác sĩ nói là râ't nguy hiểm vì độ dầy đã xuống rất thấp (-2.04). Bác sĩ nói -1 đã là tệ rồi. Vậy nếu bác biết cách nào thì xin bác giúpcho cháu.
Xin chân thành cám ỏn bác

Thuong Nhân

Trả lời :

Xin xem lại phần 2 bài trên, muốn cứng xương cần 4 yếu tố : vận động, ánh nắng, oxy và chất tạo xương thiên nhiên trong thức ăn.
Nấu canh : 200g bắp cải với 200cc nước,xay cả nước lẫn cái uống mỗi ngày, vừa bổ xương, vừa làm mạnh đường ruột và bao tử. Khi chán ăn bắp cải thì ăn rau brocoli.
Ăn cháo cá một tuần 1 lần.
Uống 1 viên dầu cá thu mỗi ngày.
Tập vận động : Nằm ngửa ,kê gối dưới mông, hai bàn tay đan vào nhau ôm 2 đầu gối kéo vào người ở thì hít vào , buông lỏng đấu gối ở thì thở ra.
Sau đó , hai tay nắm từng đầu gối kéo vào người ở thì hít vào, duỗi chân ra ở thì thở ra, mỗi bên chân kéo vào, đẩy ra 1 lần, bên này rồi bên kia kể là 1 lần , tập 30-50 lần trước khi đi ngủ.
Áp dụng phương thức trên chừng 1 tháng rồi đi khám lại xương xem kết quả khác biệt thế nào, xin cho tôi biết nhé !
doducngoc