Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Kinh nghiệm lâm sàng trong một ca cấp cứu bằng hơi thở

hà ơi hà...hà ơi hà...
Khi tôi bước vào, trong phòng im phăng phắc, bệnh nhân là một bà cụ đang nằm như say ngủ, da mặt trắng tái, chỉ thấy lồng ngực thở gấp, ngắn, nhanh dồn dập .Cuối giường hai vợ chồng cô con gái của cụ có vẻ lo lắng và nhìn tôi như ngầm hỏi ý xem tình trạng bệnh của cụ có cứu được không.

Tôi thấy máy thở báo cho biết oxy không vào phổi được nhiều, chỉ chứa được từ 0.2-0.5 lít, nhịp thở 60 hơi trong một phút, áp huyết 197/97mmHg, nhịp tim đập 120 lần trong một phút, biểu đồ phổi chạy hình răng cưa lên cao xuống thấp bất thường không ổn định, ánh sáng ngoài trời chiếu qua cửa sổ khung kính bàng bạc ảm đạm càng làm cho da mặt cụ tái hơn. Tôi bước đến bên giường đặt hai ngón tay vào huyệt Trung phủ để tăng cường thêm oxy vào phổi cho cụ, nhưng qua huyệt tôi cảm nhận được trong phổi bị nghẽn nhiều đờm, chỉ trong vòng 30 giây đồng hồ, đờm kéo lên đầy huyệt, oxy vào phổi thấp dần. Tôi gọi con cụ báo cho y tá và bác sĩ, yêu cầu họ hút đờm ra nội tối nay sẽ cứu được bằng không kịp, cụ sẽ tắt hơi mất mạng như chơi . Y tá vào rọi đèn khám miệng, xem xong và nói không có đờm, tôi bảo cụ có nhiều đờm trong phổi chứ không phải trong miệng. Cuối cùng y tá cũng rút được những khối lượng đờm đặc từ phổi chạy ra theo ống nhựa được hơn nửa thước, cụ mở mắt tỉnh lại, hơi thở mạnh hơn, lượng oxy vào được 1.2 lít.Tôi yên chí đáp chuyến bay tối trở về Montréal trong lòng nhẹ nhõm.

Cứ mỗi hai tuần tôi có lớp dạy ở Toronto, tôi nghe nói cụ đã khỏe hơn trước, thân nhân mời tôi ghé lại bệnh viện để giúp thêm cho cụ mau bình phục trước khi về lại Montréal. Lúc tôi đến, cụ đang ngồi trên giường nhìn ra cửa sổ, hai bác sĩ đang theo dõi các thông số của các máy đo tim mạch, áp huyết, nhịp thở, lượng oxy vào phổi, còn hai người con đang đứng cuối giường, nhìn thấy tôi vào, họ nói với cụ, má ơi thầy Ngọc đến, cụ nhìn tôi mỉm cười, họ giới thiệu công việc làm của tôi với hai bác sĩ, chúng tôi bắt tay nhau. Bác sĩ cho phép và theo dõi xem tôi sẽ làm những cái gì. Nhìn vào máy đo oxy vào phổi của cụ còn ít, chỉ chạy trong khoảng 1.10-1.50 lít .Tôi hỏi, cụ có khỏe không, cụ khẽ trả lời khỏe. Tôi nói với hai bác sĩ và vợ chồng con gái cụ là khí công chỉ là tập phương pháp thở đúng sẽ làm thay đổi chỉ số đo trên máy mỗi lúc mỗi khá hơn, nhưng muốn duy trì các thông số được ổn định lâu dài trở thành bình thường thì chính bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải thường xuyên nhắc nhở và giúp người bệnh tự tập lấy. Vì có hai bác sĩ đứng xem, tôi không muốn tăng cường oxy bằng huyệt, có thể họ cho rằng mình làm ảo thuật, hoặc nếu có tin nó là một khoa chuyên môn đặc biệt thì chỉ một số ít người mới có khả năng làm phép lạ (miracle) chứ người khác không có, như vậy sẽ không phải là một phương pháp khoa học đại chúng mà mọi người dễ học được..

Cách dùng huyệt để chữa bệnh phải cần có thời giờ học hỏi tìm nguyên nhân, dấu hiệu triệu chứng lâm sàng, và cách điều chỉnh sự khí hóa ngũ hành thông qua cách khám bằng tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết, định bệnh bằng bát cương âm dương, khí huyết, hư thực, hàn nhiệt, biểu lý, điều chỉnh bằng cách đối chứng trị liệu lâm sàng để bổ hay tả theo quy luật ngũ hành. Nếu những người chưa biết về đông y thì khó có thể hiểu nổi. Nhưng khi điều chỉnh bằng hơi thở thì mọi người có thể áp dụng dễ dàng, kết qủa nhanh.

Trước kia tây y chưa có máy móc tối tân để kiểm nghiệm thì nếu chúng ta áp dụng nguyên tắc đông y khí công để chữa bệnh có kết qủa thần kỳ cũng không ai tin, mặc dù đông y bắt mạch kiểm chứng so sánh thấy sự khác biệt với trước khi chữa, nhưng chúng ta nói rằng bệnh đã khỏi thì tây y không tin, vì không có con số cụ thể làm bằng cớ. Ngày nay tây y có máy đo chính xác ,chúng ta nhờ vào máy để theo dõi cách chữa trị của mình mới thấy được khả năng chữa bệnh của đông y khí công là kỳ diệu. Cũng vì sự tự tin trên kinh nghiệm lâm sàng trong nhiều ca bệnh hiểm nghèo, tôi đã biểu diễn cách chỉ bệnh nhân tự chữa bệnh bằng hơi thở, công sức và thời gian bỏ ra để tập thở cho có hiệu qủa được gọi là khí công, chứ không phải công lực của một ông thầy tầu vận nội công truyền khí cho bệnh nhân như trong phim chưởng mà chúng ta thường thấy, những thầy khí công chân truyền từ phái Thiếu lâm, Võ Đang, Hằng sơn, hay Nga Mi như thế thật khan hiếm ở đời này, mà đa số ngại rằng có nhiều thầy khí công dởm làm mất niềm tin khiến họ tiền mất tật mang.

Trước sự chứng kiến của bác sĩ và người thân của bệnh nhân, tôi bảo cụ tượng tượng con gái cụ tên là Hà, cụ hãy bắt chước tôi gọi cô ta giống như tôi đang gọi : Hà ơi,.. Hà ơi,.. Hà ơi,.. Hà ơi.. Khi cụ gọi đều đặn, chậm, nhẹ, lâu chừng 3 phút, nhịp tim từ 120 xuống còn 100, chỉ số hơi thở từ 60 giảm xuống còn 40 hơi trong một phút, dung tích phổi chứa khí từ 40% lên 60%, lượng oxy vào phổi từ 1,10-1,50 lít tăng lên 2.00-2.50 lít, áp huyết từ 197/97 mmHg giảm xuống 180/92 mmHg. Tôi hỏi cụ bây giờ cụ cảm thấy khỏe hơn không, cụ trả lời khỏe với giọng nói mạnh và lớn hơn bình thường. Tôi muốn khuyến khích cho cụ tự tin là cách thở như thế có thể giúp cụ mau khỏi bệnh nên chỉ cho cụ nhìn vào máy đo trong lúc tập thở, tôi đổi cách thở cho cụ được dài hơn, chậm hơn, để làm tăng lượng oxy trong phổi nhiều hơn bằng cách bảo cụ gọi thêm một chữ Hà nữa, nào, cụ gọi đi : Hà ơi.. Hà.., Hà ơi.. Hà.., Hà ơi..Hà.., và tôi yêu cầu cụ gọi chậm, nhẹ, đều, lâu 5 phút , mọi người trong phòng có thể thấy được kết qủa tức thời trên máy đo đang thay đổi dần, áp huyết giảm còn 145/87mmHg, nhịp tim xuống còn 80, điện phế đồ hình răng cưa trở thành hình sin, dung tích phổi chứa được 100%, lượng oxy vào phổi từ 2.50 lên 3.50 lít, sắc mặt cụ hơi hồng, hỏi cụ có khỏe hơn không, cụ trả lời khỏe nhiều và nói cám ơn thầy. Vậy cụ cứ tiếp tục gọi Hà ơi.. Hà.. đi. Tôi đứng đợi cụ tập thở một mình, 5 phút sau điện phế đồ chạy bất bình thường trở lại hình răng cưa, dung tích chứa trong phổi giảm, nhịp thở trật phase, tôi bảo cụ ngưng lại, hít thở bình thường, bình tĩnh lại, không gọi Hà ơi..Hà.. nữa, một phút sau các đường biểu diễn trên máy trở lại bình thường , tôi lại chỉ vào máy để cụ vừa tập thở vừa nhìn vào máy, tiếp tục gọi Hà ơi.. Hà.., Hà ơi.. Hà.. đều đều, khi cụ thấy máy chạy bất bình thường thì ngưng lại, cứ thế cụ đã biết cách tự tập thở có kết qủa trên máy kiểm chứng mà không có ai có thể phủ nhận được.

Các con cụ vui mừng thấy mẹ mình hiểu được phương pháp thở khí công là phải thở ra chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường mà không bị mệt, hoặc ngộp hơi mới có kết qủa tốt cho sức khỏe. Trung bình một người khỏe mạnh không bệnh tật sẽ thở được 18 hơi thở vào-ra trong một phút, các lực sĩ thở sâu, lâu, chậm, nhịp thở sinh học từ 6-8 hơi trong một phút, nhịp tim đập 60-45 lần trong một phút, con rùa thở 2 hơi trong một phút sống lâu trung bình 300 năm. Phương pháp khí công thở đúng là thở ra nhiều, hít vào ít, chỉ có 6 hơi trong một phút khi áp dụng bài hát one, two, three, four, five, six, seven.. lúc hát là thì thở ra mất 7 giây, hít vào 3 giây đủ hơi để hát lập lại câu trên. Như vậy một hơi thở ra-hít vào mất 10 giây, một phút sẽ thở được 6 hơi. Bài tập này sẽ giúp cho những người ngộp thở hít không vào, khi hít vào bị dội ra vì phổi lúc nào cũng đầy căng khiến oxy hay khí không thể vào thêm được nên bị dội ra tạo ra cảm giác bệnh nhân thấy không thở được.

Bệnh khó thở nếu chữa theo tây y thì phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh như do lao phổi ở thời kỳ phát bệnh, khi ho có đàm bị chèn ép lồng ngực, hoặc trong bệnh hen suyễn làm tắc nghẽn phế quản, tràn khí màng phổi, hoặc do viêm phế quản mạn tính gây ra bởi phế cầu khuẩn hémophilus infuenza, hoặc do sống trong môi trường ô nhiễm làm phổi bị nhiễm trùng hay virus làm tổn thương gây ra viêm phổi thùy hoặc viêm phổi đốm, hoặc viêm sưng màng phổi, màng phổi có nước...Khi tây y tìm đúng bệnh cho đúng thuốc thì bệnh sẽ khỏi, nhưng một khi chẩn đoán không tìm ra nguyên nhân thì bệnh khó thở không còn cách nào khác là phải cho thở bằng máy trợ thở. Tuy nhiên lồng ngực do bị chèn ép lúc nào cũng căng thẳng oxy không vào lúc đó tây y cũng đành bó tay .Trong trường hợp này bệnh nhân có thể tập theo lối thở của khí công sẽ có kết qủa.

Có người hỏi tại sao phải gọi tên Hà ơi mà sao không gọi Hường ơi, Hồng ơi, Lan ơi.. Được chứ, thật ra mục đích chính không phải là gọi tên người để tránh hiểu lầm nếu chẳng may một cô vợ nào đó tên Hạnh có người chồng trẻ bị bệnh phổi không thở được mà anh ta tập thở cứ gọi tên Hà ơi, Hồng ơi, Hường ơi mà không gọi Hạnh ơi.. Hạnh..,chắc cô Hạnh sẽ nổi ghen lên thì thật tai hại, ngược lại kết qủa sẽ tồi tệ hơn. Chính ra mục đích của tôi là chữa bệnh ngộp thở, hít hơi không vào do phổi bị căng đầy khí hoặc nước hoặc đờm trong phổi, phải dùng cách tháo xả khí trong phổi ra hết bằng cách mở miệng hà hơi trong phổi ra càng nhiều càng tốt cho đến khi không còn hà hơi ra được nữa khiến cho phổi thiếu hơi sẽ tạo ra phản xạ tự động hít vào, nhưng không cho hơi vào nhanh và nhiều mà chỉ chú ý hà hơi ra nhiều, không chú ý thì hít vào, chỉ tập hà hơi ra cho hết, cứ hà hơi đều đặn liên tục tự nhiên phổi sẽ hít thở dễ dàng. Đối với người bình thường muốn tập thở đúng thì nên dùng bài hát đầy đủ như sau để luyện thở khí công được chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường và nó vô thưởng vô phạt, tốt cho mọi người :

ONE TWO THREE
Moderato (Không in được nốt nhạc)
One two three four five six se-venOne two three four five six seven
One two three One two three One two three four five six seven

Chính bài hát tầm thường này cũng đã có công hiệu cứu được nhiều người thoát khỏi bệnh nan y như bệnh fibromyalgie mà tây y đành bó tay, đông y gọi là bệnh đau nhức thần kinh gân cơ, đa số là phụ nữ trên 40 tuổi thường mắc phải.

Chứng bệnh này chia làm hai loại thực chứng và hư chứng. Thực chứng là dư thừa khí nhưng bị tắc, thân nhiệt cao, cử động nhiều càng đau nhiều đến phát khóc nổi cuồng, hư chứng là không đủ khí thúc đẩy huyết tuần hoàn làm tắc nghẽn gây đau, không có sức cử động, đau nhức qúa sinh chán đời muốn tự tử.

Có một lần, sau khi tôi hướng dẫn cho một nữ bệnh nhân Québecoise bị bệnh fibromyalgie loại thực chứng tập thở bằng cách hát bài này, phải mở miệng cho khí dư thừa thoát ra, khác với hư chứng phải hát bằng mũi, ngậm miệng, để tích lũy khí giúp cho sự thúc đẩy tuần hoàn huyết được mạnh tạo tần số thở đều theo nhịp của bài hát. Hát xong bà cảm thấy khỏe hết đau nhức, nhưng bà hỏi nó có thể chữa hết bệnh được không và tại sao ? Nó có 4 điều lợi, thứ nhất hát làm cho bớt căng thẳng để thư giãn thần kinh, giảm đau thần kinh gân cơ, thứ hai hát chính là thở ra nhiều hơn hít vào làm giảm áp huyết và thân nhiệt, thứ ba hát cho tinh thần vui vẻ, thứ tư hát để dung tích phổi hoạt động nhiều hơn làm lưu thông khí huyết toàn thân theo một tần số thở có nhịp điệu giúp hệ nội tiết tạo ra thuốc tự chữa bệnh. Bà hỏi có thật chữa bệnh dễ dàng như vậy không ? Bởi vì bệnh của bà khi suy nghĩ, buồn giận, lo sợ, rối loạn tâm thần xẩy ra bất cứ lúc nào là các thần kinh gân cơ co rút làm cơ thể đau đớn đến phát khóc, dù đêm hay ngày. Bà yêu cầu nếu ban đêm bà bị đau, tôi có thể cho bà số điện thoại tư gia để bà gọi cho tôi xin lời khuyên được không, theo lời bà cho biết thì bệnh này phải uống thuốc suốt đời, và nếu có đang đi làm mà bị bệnh này, thì sở không được giao những việc nặng nhọc hay quan trọng, vì khi cơn đau đến họ sẽ buông bỏ hết, còn nếu cơn đau thường xuyên xảy ra không thể làm việc được như bà thì sở đã phải cho bà nghỉ việc và hưởng lương hưu 80% cho đến hết đời. Tôi nghĩ bệnh này do tâm lý thần kinh có ảnh hưởng gây nên bệnh nhiều hơn, nếu không cho bà số điện thoại thì bà sẽ mất niềm tin vào thầy thuốc, còn nếu cho bà thì chắc chắn ban đêm mình sẽ bị bà quấy rầy, nhưng bắt buộc phải cho để bà yên lòng.

Quả thật 11 giờ đêm bà vừa khóc vừa gọi báo cho biết bà đang bị đau nhức qúa phải làm sao. Tôi đề nghị bà ngâm mình vào bồn tắm nước lạnh vừa phải và tập hát bài one two three ..khoảng nửa giờ và cho tôi biết kết qủa. Sau nửa giờ bà gọi lại cho tôi biết đã hết đau. Tôi nói, bây giờ bà đã biết cách tự mình chữa được hết bệnh đau nhức thần kinh gân cơ rồi, vậy mỗi khi bà đau bà cứ tiếp tục làm như thế. Một năm sau bà đã đi làm trở lại ở một cơ sở thiện nguyện cho chân tay được cử động tránh buồn chán, và giúp đỡ người khác cho tinh thần được vui vẻ.
Hát một bài hát theo một nhịp đều, không cao không thấp, không mang ý nghĩ tình cảm vui qúa, buồn qúa làm ảnh hưởng thần kinh, chỉ cần có âm điệu vui, vô thưởng vô phạt thì chính là cách tập thở hay nhất để tăng cường chức năng hô hấp giúp cơ thể tuần hoàn lưu thông khí huyết được khắp toàn thân.

Theo Tây y, chức năng hô hấp lệ thuộc vào phế dung chứa 4 phần, phần không khí cặn chứa trong khí quản, phế quản là thông khí khoảng chết, phần không khí trữ khi ráng thở ra, phần không khí lưu thông, và phần không khí bổ sung ráng hít vào, tổng số lượng không khí chứa trong bốn phần đó gọi là dung tích phổi sống. Khi thể tích không khí thở ra tối đa tính theo giây được nhiều bao nhiêu (volume expiratoire maximum seconde viết tắt là VEMS ) thì khi thở vào sẽ được nhiều bấy nhiêu, và tỷ lệ so sánh với dung tích phổi sống gọi là tỷ số Tiffeneau càng cao thì phổi càng khỏe, như vậy nếu dung tích phổi sống bị giảm là do một trong những nguyên nhân như hen suyễn, viêm phổi, viêm màng phổi, xơ phổi, liệt hô hấp, co rút phổi do bướu gù, cứng liền khớp sườn hoặc đốt sống, xẹp phổi, bệnh huyết khối tắc mạch, hẹp lỗ van hai lá, bloc phế nang mao mạch..

Còn theo đông y khí công, trong cơ thể có 5 loại khí ,phần không khí bổ sung ráng hít vào là phần thu dưỡng oxy tối đa do tập luyện như các nhà thể thao, lực sĩ được gọi là tông khí, nó giúp cho phổi vừa có nhiều oxy để duy trì và tăng hồng cầu, vừa tạo ra nhiều áp lực khí thúc đẩy tuần hoàn khí huyết lưu thông trong cơ thể giúp cho chức năng hoạt động từng loại khí riêng của lục phủ ngũ tạng như phế khí, thận khí, can khí, tâm khí, tỳ khí gọi chung là ngũ tạng khí, và nhờ vào nguyên khí bẩm sinh tại thận ( giống như chất liệu tốt làm ra pile tốt dùng được lâu bền ), cả ba loại khí này tạo ra sự sinh hóa và chuyển hóa thu nạp chất bổ của thức ăn uống để biến đổi thành hai loại khí khác cần thiết nuôi dưỡng cơ thể phát triển tạo ra da thịt gân xương râu tóc.. gọi là vinh khí và loại khí bảo vệ cơ thể chống bệnh tật gọi là vệ khí. Cho nên khi đông y khí công khám một người bệnh, phải biết bệnh nhân thiếu khí nào và nguyên nhân tại sao, lúc đó sẽ có các cách chữa khác nhau.

Cách chữa bệnh thiếu khí bằng đông y khí công được chia làm hai loại, một loại cần tăng cường oxy cho cơ thể lấy từ bên ngoài cơ thể vào, do tập luyện hít thở, một loại cần cho sự sinh hóa và chuyển hóa làm thay đổi khí từ bên trong cơ thể do day bấm huyệt.

Thật ra khoa bấm huyệt có thể làm tăng cường thêm lượng oxy vào từng các bộ phận riêng rẽ tùy theo nơi thiếu. Thí dụ một người vẫn có hơi thở mạnh nhưng tự nhiên bị ngạt thở do khói xe xăng dầu ô nhiễm trong không khí khiến não thiếu oxy dễ bị bệnh nhũn não gây stroke, hoa mắt chóng mặt, té ngã hôn mê bất tỉnh rồi chết. Trong những trường hợp này khí công dùng huyệt Nhân trung để cải thiện hô hấp trong cấp cứu tăng cường oxy cho não trong bệnh hôn mê bất tỉnh (coma). Dùng ngón tay day vào huyệt Nhân trung là huyệt vừa có khả năng cải thiện hô hấp, điều hòa âm dương ngăn ngừa tê liệt mặt, méo miệng và vừa tăng cường đưa oxy vào não giúp phục hồi làm sống lại chức năng thần kinh hô hấp, một ngón tay khác có thể cùng lúc bấm huyệt Nội quan bên cổ tay trái giúp duy trì tim mạch và áp huyết được ổn định.

Tim thiếu oxy khiến tim đập bất bình thường trong bệnh hở van tim, có triệu chứng môi dưới tím nhạt, sưng dầy và xệ, mầu sắc trên móng tay thâm xanh đen giống như các đầu ngón tay nhúng chàm, khí công dùng huyệt Hạ quan tăng cường oxy cho tim để phòng và chữa bệnh hở van tim.

Phổi thiếu oxy chỉ thở hắt ra mà không hít vào được nhiều trong bệnh suyễn, dùng huyệt Vân môn, Trung phủ để tăng cường oxy cho phổi.

Máu thiếu oxy làm hồng cầu giảm, không cân bằng phản ứng hóa học với chất sắt để biến máu đen thành máu đỏ mà ngược lại làm máu đỏ ít đi, máu đen nhiều lên, máu đen là oxyde sắt nhị ( Fe2O2) khi hít vào thêm oxy sẽ biến thành máu đỏ oxyde sắt tam ( Fe2O3 ), nếu oxy không vào đủ thì máu đỏ lại trở thành máu đen không trung hòa được phản ứng hóa học sẽ làm dư thừa chất sắt, bấm vào huyệt Chiên trung giúp cho bệnh nhân thở sâu được xuống bụng dưới giúp tăng cường oxy cho hệ dinh dưỡng và hệ miễn nhiễm để điều chỉnh và phòng chống bệnh tật.

Bao tử thiếu oxy khiến bao tử teo không co bóp làm trở ngại hấp thụ và chuyển hóa khiến thức ăn không biến thành máu mà thành mỡ và đờm, dùng huyệt Trung quản tăng cường oxy cho bao tử để giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa biến thức ăn thành máu và năng lượng.

Thận không đủ oxy nên chức năng lọc của thận giảm, dùng huyệt Khí hải tăng cường khí oxy biến thành nhiệt lượng giữ cơ thể ấm và chuyển hóa chất bổ thành khí lực và dùng huyệt Tam tiêu du tăng cường oxy cho thận âm chuyển hóa thành thận dương để lọc thận điều chỉnh quân bình tỷ lệ đường, vôi, muối, mỡ, nước trong cơ thể tránh nguy cơ gây nên bệnh cao áp huyết, tiểu đường, cholesterol, xốp xương, vôi hóa..

Tập thở theo phương pháp khí công chữa bệnh có nhiều cách thở khác nhau như thở bằng ngực gọi là đan điền khí, thở bằng bụng và cơ hoành ( bụng trên) gọi là đan điền thần, thở bằng bụng dưới gọi là đan điền tinh, thở bằng thận ở huyệt Mệnh môn để chuyển hóa khí hóa thần.. mỗi cách thở khác nhau cơ thể tạo ra thuốc khác nhau, thuốc được sản xuất ra từ tuyến giáp trạng, tuyến tùng, tuyến yên, tuyến thượng thận.. tất cả các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể để tự điều chỉnh sự mất quân bình khí hóa, sinh hóa và chuyển hóa của cơ thể, đông y gọi là hệ nội dược ( système endocrine).

Vì thế mà chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi chúng ta chữa bệnh theo đông y khí công là phải đối chứng lâm sàng, nghĩa là phải đứng trước mặt bệnh nhân trên giường bệnh để quan sát tìm nguyên nhân mới có phương pháp ứng xử hợp lý vào ngay lúc đó, cho nên tôi mới chế ra cách bảo bà cụ gọi Hà ơi.. Hà.., Hà ơi.. Hà.. cũng là một phương pháp đang tập thở với hơi thở có kiểm soát chậm, nhẹ, sâu , lâu đều, bình thường làm cho tần số thở đều và chậm lại, sẽ làm thư giãn gân cơ, ống mạch, làm thần kinh bớt căng thẳng co thắt, giúp tăng lượng oxy và áp lực cho sự tuần hoàn khí huyết trong cơ thể, tăng nồng độ CO2 vừa phải, giúp cơ thể ấm áp da dẻ hồng hào. Do đó bà cụ tự thở được dễ dàng và cảm thấy khỏe, đã được ra khỏi khu bệnh urgence sang khu dưỡng bệnh hồi sức, mặc dù đã qua khỏi cơn hiểm nghèo, cụ vẫn tiếp tục được các anh chị thiện nguyện viên của Phân hội khí công Toronto săn sóc sức khoẻ mỗi ngày một khá hơn. Hiện nay cụ đã được xuất viện về nhà.Chuyện này xảy ra cách đây đã 3 năm, bây giờ cụ vẫn khoẻ mạnh ở nhà trông nom con cháu .