Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Thói quen uống nước nhiều: LỢI hay HẠI

Nước đã chiếm một tỷ lệ ít nhất 70% trọng lượng của cơ thể con người. Nó được bão hòa nằm trong máu, xương, da, thịt như một chất dẫn điện giải để cơ thể điều hòa thân nhiệt, nhận chất dinh dưỡng và thải lọc độc tố giúp cho sự hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và sinh dục hoạt động tốt.

Ở mỗi người tỷ lệ nước được bão hòa khác nhau do hệ thần kinh điều phối theo nhu cầu của cơ thể, thí dụ một người bình thường ít hoạt động, mỗi ngày uống một lít nước, cân nặng 50 kg, nếu hôm nào uống đến 2 lít tự nhiên đi tiểu nhiều hơn và trọng lượng cơ thể vẫn 50 kg không thay đổi ,ngược lại, nếu vận động nhiều như tập thể dục thể thao, thân nhiệt tăng, đổ mồ hôi, mất nước, cổ họng khô khát, cơ thể tự động đòi hỏi uống nước để tái lập tỷ lệ nước, trọng lượng vẫn không thay đổi. Trọng lượng cơ thể không tăng do uống nước nhiều mà chỉ tăng khi có bộ tiêu hóa tốt,(loại nước H2O bình thường, không phải nước súp hoặc nước cốt trái cây..) và khi tỷ lệ nước bão hòa này bất ổn định là cơ thể đã bị bệnh.

Nước bão hòa ở cơ thể có nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt và thải độc tố, giải nhiệt và độc tố trong máu qua trung gian hệ mạch để qua thận, nên trung bình mỗi giờ thận phải lọc khoảng 6 lít, cho nên khi chúng ta uống nước mầu trắng, phải đi tiểu ra mầu hơi vàng, đó là chức năng lọc của thận tốt, khi chúng ta bị bệnh, nước tiểu sẽ vàng sậm. Ngược lại, khi thận hư, chức năng lọc nước của thận yếu, có hai dấu hiệu dễ thấy là hay đi tiểu đêm, và sáng thức dậy đi tiểu ra nước trong chứ không vàng. Nước còn thoát ra ngoài cơ thể bằng đường mồ hôi và theo đường hệ tiêu hóa sang bài tiết, thí dụ khi ta uống 1 ly nước vào bao tử, nước theo hệ tiêu hóa xuống ruột non, thấm qua màng ruột non theo dưỡng trấp vào máu, phần cặn bã đồ ăn và nước tiếp tục xuống ruột già co bóp thành phân, qúa trình co bóp, nước ở ruột già thấm qua màng ruột nằm trong màng bọc tam tiêu ở hạ tiêu thấm vào bàng quang để xuất ra bằng đường tiểu chung với hệ thận niệu.

Những điểm lợi:

Khi cơ thể bị bệnh nhiễm trùng, đương nhiên xét nghiệm máu, phân và nước tiểu đều có vi trùng.

Sức phòng chống bệnh tự động của cơ thể có hữu hiệu hay không còn tùy thuộc vào hệ thần kinh của mỗi người. Đầu tiên phải thải độc ra càng sớm càng tốt bằng cách xuất mồ hôi, tiểu nhiều mầu vàng sậm, nước bị mất, vi trùng hoành hành làm thân nhiệt tăng, khô cổ họng, cơ thể tự động thấy khát đòi uống nước bù vào số lượng nước đã thải ra để thải lọc độc tố, vi trùng, và duy trì điều hòa thân nhiệt trở lại bình thường.

Như vậy, uống nước nhiều là nhu cầu cần thiết khi cơ thể bị bệnh sốt nhiệt, nhiễm trùng. Để lợi dụng ưu điểm này của cơ thể, đã có một vị bác sĩ Việt nam từng tu nghiệp ở Mỹ 2 lần ( đi cải tạo về ) đã chữa khỏi nhiều em bé bị bệnh sốt xuất huyết bằng cách uống nhiều nước mà không cần thuốc. Trường hợp điển hình, có một bé gái 12 tuổi bị sốt, đi 3 lần 3 bác sĩ khác nhau, lần đầu dùng 3 viên Tétracycline 150 mg uống mỗi ngày trong 3 ngày, mỗi lần uống vào, cơn sốt hạ rồi lại tăng sốt như cũ, sau ba ngày đổi bác sĩ khác, cho dùng Pénicilline, cũng làm cho sốt hạ rồi tăng như cũ, sau ba ngày đổi bác sĩ khác cho dùng Moxine cũng không có kết qủa, sau 9 ngày sốt càng nặng hơn, nóng mê man, môi khô tím tái, vỡ tiểu cầu, vị bác sĩ thứ tư biết bé gái bị bệnh sốt xuất huyết ,thay vì phải đưa bé gái đi bệnh viện cấp cứu, vị bác sĩ ‘ nước lạnh ‘ trên dặn người nhà em bé, cứ mỗi nửa giờ uống một ly nước lọc khoảng 150 cc, một ngày khoảng 3-4 lít. Uống được nửa ngày, cơn sốt dịu lại, đến chiều người tỉnh dần và đi tiểu nhiều hơn, bệnh thuyên giảm thấy rõ, không cho ăn, và em bé cũng không muốn ăn chỉ nằm ngủ, sang ngày thứ hai cho ăn cháo loãng và tiếp tục uống nước, ngày thứ ba khỏi bệnh, nhưng sợ loại siêu vi còn sót lại trong cơ thể sẽ tái phát nên uống đủ năm ngày, bé ăn uống và khỏe mạnh như bình thường, sau 5 ngày đi học lại ,trong khi các bạn đồng lớp bị dịch sốt xuất huyết phải nằm bệnh viện và nghỉ học để phục hồi lại sức khỏe mất cả tháng.

Chúng ta thử tìm hiểu tại sao ?
Theo thường lệ trước khi thử máu, bệnh nhân phải nhịn ăn uống, vì sợ máu loãng, kết qủa xét nghiệm sẽ không chính xác, khi tìm ra được loại vi trùng gì, và số lượng có trong máu là bao nhiêu, độ lắng máu và tỷ lệ bạch cầu, hồng cầu đếm được bao nhiêu. Thời gian chờ đợi kết qủa, rồi chờ đợi chọn loại thuốc thích hợp đúng bệnh, thì vi trùng cứ phát triển, tăng nhiệt, mất nước, nước càng mất, nhiệt càng tăng. Nếu may mắn loại thuốc diệt vi trùng đúng loại, số vi trùng chết trong cơ thể cũng không đủ nước để loại ra ngoài, số còn lại vẫn phát triển sinh sôi nẩy nở, đó là lý do tại sao thời gian dùng trụ sinh phải lâu đến 10 ngày cho một lần điều trị. Ngược lại, khoa học xét nghiệm phát triển đến trình độ cao, thấy trong máu và nước tiểu vừa có vi trùng vừa có cả thành phần hóa chất của thuốc diệt trùng cùng làm bạn với nhau song song bơi lội theo đường máu đi khắp cơ thể mà không tiêu diệt nhau, vậy đâu là bãi chiến trường, thuốc không diệt vi trùng làm sao mà khỏi bệnh ? Thật ra, cơ thể bị bệnh hay chống đỡ được bệnh do hệ thần kinh điều khiển.

Mầm bệnh là vi trùng theo máu tác động lên thần kinh làm mất thăng bằng thân nhiệt, các tuyến hạch phòng chống bệnh của cơ thể phản ứng lại khiến cho bộ thần kinh điều khiển chương trình chống bệnh hoạt động tối đa, làm cho đau nóng cổ họng để cơ thể phải đòi uống nước nhiều giúp cho nó đủ nước điều hòa thân nhiệt và thải độc tố, vi trùng và theo luật quân bình năng lượng tự nhiên của cơ thể. Không may, khi con người vô tình tìm ra một loại thuốc mạnh nhưng không đúng với bệnh đang cần thì thuốc đó trở thành kẻ thù làm hại sức chống bệnh của cơ thể làm cho thần kinh mê sảng luôn.

Thí dụ, bệnh sưng đau cổ họng là triệu chứng cơ thể có vi trùng, đòi uống nước để giải nhiệt và loại độc tố, thay vì dùng thuốc chữa bệnh đau cổ họng, chúng ta dùng 2 muổng canh dấm táo ( vinaigre de cidre de pomme ) và 2 muổng canh mật ong, hòa với một ly nước nóng, mỗi lần hớp một ngụm ngậm trong cổ họng, nằm ngửa cho thấm vào cổ họng được dễ hơn trong năm phút rồi nhả ra, tiếp tục lập lại nhiều lần cho đến khi hết ly nước dấm táo mật ong là hết bệnh mà không cần dùng thuốc, nếu đau cổ họng có kèm theo cảm cúm, sốt thì sau khi ngậm xong để chữa bệnh đau cổ họng ,nên uống vào cho thuốc ngấm vào máu để chỉnh thần kinh điều hòa thân nhiệt ,ngày uống 2-3 ly, trong hai ngày sẽ hết bệnh, nó tương đương với thuốc bột Néo-Citran nhưng hay hơn và không hại bao tử..

Chúng ta cũng nên thắc mắc, bất cứ loại bệnh có vi trùng, khi thử máu và nước tiểu đều có vi trùng, nhưng tại sao vi trùng lao phổi chỉ ăn lủng phổi, trong khi máu dẫn nó đi qua óc, tim, gan, ruột, bao tử, lá lách mà nó lại không hại các cơ quan này, hay ngược lại siêu vi gan chỉ hại gan mà không phá bể tim, phổi.. Vậy có phải khi người ta chết vì một bệnh nào đó, là do thiếu nước để điều hòa thân nhiệt, lúc có bệnh nóng sốt qúa, lúc lạnh qúa,độc tố trong máu do vi trùng phát triển theo cấp số nhân, thần kinh chỉ huy phòng chống bệnh đã yếu, bị các độc tố làm hại, lại bị thêm thuốc chữa bệnh không đúng làm hại thần kinh, vô tình phá vỡ tỷ lệ nước bão hòa, tỷ lệ tụt dốc đến độ thấp nhất, uống nước vào thì ói ra, ăn canh vào cũng không xong làm tinh thần suy sụp mất sức đề kháng. Tinh thần rất quan trọng, tinh thần có thể vực dậy một quốc gia trong cơn nguy biến, như đời Nhà Trần, quân Nguyên sang xâm lấn nước ta, thái sư Trần thủ Độ tâu với vua Trần : Đầu thần chưa rơi xuống đất thì bệ hạ đừng lo, ngược lại, ngày 30 tháng tư năm 1975, dân chưa thấy mặt mũi cộng sản ra sao mà người tượng trưng cho cái thần của một nước đã bỏ chạy, khiến cho nước mất nhà tan. Cơ thể chúng ta cũng vậy, vi trùng gì cũng mặc, thần luôn luôn vững, cứ mỗi ngày uống nước nửa giờ 1 ly 100-150 cc, rồi tập thể dục thể thao, tâm bình thản, thần không hoảng hốt, thì bệnh nặng hóa nhẹ và thuyên giảm từ từ, đúng theo tinh thần Phật giáo ‘ Vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp do tâm diệt ‘, có nghĩa là bệnh do tâm làm ra bởi ‘ sở tri kiến chấp’ , bệnh này là vi trùng này, bệnh kia là vi trùng kia, vi trùng này đã có thuốc chữa, vi trùng kia khoa học chưa tìm ra thuốc, chưa chữa được, mình tự hù dọa mình làm tinh thần không an tịnh, lúc nào cũng sống trong lo lắng sợ sệt đến mất thần là mất sức đề kháng của cơ thể.

Nếu trong máu có vi trùng, có độc tố, có siêu vi, có cholestérol, có đường trong máu cao, áp huyết cao, đều có thể áp dụng cách uống nước, cứ nửa giờ uống 1 ly, sau 9 giờ tối ngưng uống nước tránh đi tiểu đêm làm mất ngủ. Tuy nhiên thay vì uống nước lọc, bệnh cholestérol nên uống nước bưởi,trung bình ngày uống 1 lít, bệnh cao áp huyết nên uống nước trái táo ngày 1 lít, hoặc trà hoa cúc trân châu, hoặc trà hoa đại, mỗi ngày một gói sau bữa cơm, bệnh tiêu chảy nên uống nước gừng ấm hay trà gừng sau bữa cơm, bệnh tiểu đường nên uống trà cỏ ngọt hay trà địa cốt bì mỗi ngày hai gói..

Những điểm hại :
Đối với bệnh tật, đông và tây y tìm ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau, phạm vi bài này giới hạn không thể đi vào chi tiết từng bệnh, nhưng chúng ta chỉ phân biệt bệnh nào uống nước nhiều được, bệnh nào không được :

1-Đối với bệnh tim :
Khi cơ thể lạnh, tứ chi lạnh là tâm mất hỏa khí nên sợ lạnh thì chính thần kinh không thích uống nước lạnh ,nếu có, chỉ thích uống nước nóng ấm mới cảm thấy dễ chịu khi nước qua cửa miệng, nhưng số lượng nước nếu uống nhiều sẽ dư thừa đông y gọi là thủy khắc hỏa khiến thần kinh suy yếu thêm, không đủ khả năng loại bỏ số nước dư ra ngoài theo đường tiểu, làm cơ thể lạnh thêm.
Chỉ có trường hợp bệnh tim mạch, cao áp huyết, cơ thể lúc nào cũng nóng do dùng thuốc hóa chất không hợp, tăng độc tố trong máu, phát sinh nhiệt, lúc đó mới cần uống nước nhiều để giải nhiệt và loại độc tố ra khỏi cơ thể.

2-Đối với bệnh thận suy:

Làm sao biết thận suy ? Mỗi khi uống nước vào là phải đi tiểu ngay, ban đêm phải đi tiểu nhiều lần, buổi sáng dậy đi tiểu, thay vì nước tiểu phải hơi vàng khi thận làm nhiệm vụ lọc tốt, nhưng nước tiểu mầu trắng là thận không lọc, uống nước mầu gì ra mầu nấy, đó là dấu hiệu dễ thấy để biết thận suy. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đau lưng, vùng lưng nơi thận sưng, chân cẳng lạnh hoặc phù nề. Những người có triệu chứng này không thể uống nước nhiều làm hư tạng thận.

3-Đối với bệnh đường ruột :
Làm sao biết có bệnh đường ruột ? Có hai loại bệnh đường ruột, một loại uống nước nhiều được, một loại không được uống nhiều.

Loại bệnh đường ruột bị táo bón đi cầu ra phân cứng, khô, phân từng cục, do nhiệt kết ở đường ruột, hoặc bị kiết lỵ, cần phải uống nước nhiều để giải nhiệt độc do thức ăn chứa lâu trong ruột, nếu không độc tố truyền vào máu hại da mặt bị nổi mụn trứng cá, nặn mụn ngửi có mùi thối, đừng lầm với bệnh táo bón giả của người già, hai ba ngày mới đi cầu, mỗi lần đi ít một, phân không khô mà nhão, do không đủ khí lực để đẩy phân ra ngoài, nếu tưởng lầm là bón mà dùng thuốc xổ hoặc uống nước nhiều sẽ liệt cơ co bóp làm xệ ruột xuống háng thành bệnh sa ruột ( hernie ).Khi ruột bị xệ đè nặng ép động mạch háng làm tắc khí huyết lưu thông xuống chân, tạo ra chứng bệnh khác như chân tê phù, mất cảm giác, đầu gối có nước..

Loại bệnh đường ruột hay bị tiêu chảy có dấu hiệu hễ ăn thức ăn nguội lạnh, ăn rau nhiều, ăn đồ biển hoặc uống nước lạnh là cảm thấy đau bụng tiêu chảy. Bệnh mãn tính có dấu hiệu quanh vành môi mầu da hơi trắng xanh khác với da chỗ khác trên mặt, loại bệnh này không được uống nước nhiều, nếu uống nước nhiều sẽ bị liệt nhu động ruột do trong ruột phình to, chứa nặng phân không ra được, một thời gian lâu dẫn đến thối khúc ruột đó làm thành bệnh ung thư ruột phải cắt bỏ. Tại sao vậy ? Chúng ta hãy tưởng tượng khúc ruột như một qủa bong bóng dài, khi thổi hơi vào, nó căng ra, khi tháo hơi ra nó co vào như cũ, ngược lại, nếu đổ nước vào đầy, hai ba ngày mới đổ nước ra thì bong bóng đã bị dãn không co vào như cũ được. Ruột chứa nhiều nước do thói quen uống nhiều cũng như thế, và sự thẩm thấu qua vách thành ruột đến một mức bão hòa, trong ruột già và màng bụng óc ách nước, vừa làm thoát vị bẹn, vừa chèn ép vào động mạch háng làm liệt chân, cho nên bệnh này bắt buộc phải giải phẫu oan uổng.

4-Bệnh mất ngủ kinh niên :

Nhiều khi thuốc ngủ đúng liều, có kết qủa ức chế thần kinh làm cơn buồn ngủ đến ngay, nhưng vì uống nhiều nước một lần trước khi đi ngủ khiến cho đêm bị thức giấc để đi tiểu cũng sẽ không ngủ lại được, chính do cách uống nước và dùng thuốc ngủ đã mâu thuẫn nhau đi đến tình trạng mất ngủ kinh niên.

5-Bệnh buồn chán thở dài :

Có thể nói là đầu mối của nhiều loại bệnh. Người ta cần hít thở để trao đổi oxy trong máu, cho máu đen ( oxyde sắt nhị Fe2O2 ) nhận thêm oxy để trở thành máu đỏ ( oxyde sắt tam Fe2O3 ).Khi buồn, chỉ thở ra đem theo oxy bị đốt cháy thành CO2 ra khỏi cơ thể nhiều hơn hít oxy vào làm cho hồng cầu giảm, không đủ oxy nuôi tế bào não làm thần kinh càng suy nhược, oxy dự trữ trong máu bị đốt thành CO2 làm mất thân nhiệt, thần kinh uể oải, đờ đẫn, khí lực không đủ sức co bóp bao tử và ruột để giúp tiêu hóa tốt, phổi không nở mà teo lại làm tim mạch đập thất thường, tinh thần đã loạn càng thêm loạn, lúc đó uống nước nhiều sẽ làm trở ngại hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết..dĩ nhiên đưa đến nhiều loại bệnh kỳ quái khác nhau, nếu chữa bằng thuốc chỉ là chữa ngọn, điều cần nhất là phải vận động, hít thở, thể dục thể thao, cơ thể sẽ tự điều hòa lại mà không cần dùng thuốc.

6-Bệnh phong thấp đau nhức kinh niên :

Nguyên nhân do khí huyết tuần hoàn không đi được khắp nơi trong cơ thể, nhất là chỗ khớp nối, bệnh này có thể uống nước nhiều cho máu loãng ra để đủ số lượng máu lưu thông, nhưng phải uống nước nóng ấm pha ít gừng và phải tập cử động cùng xoa nắn nơi đau nhức cho khai thông, nhưng không được uống nhiều nước lạnh, mát, uống một lần với số lượng nhiều hoặc loại nước có tính hàn như nước cam ,nước chanh, nước dừa, hàn khí sẽ kết lại nơi các khớp tạo thành các điểm cứng đau.

7-Bệnh máu loãng :

Bệnh máu loãng hay chảy máu không được uống nhiều nước làm cho máu bị loãng thêm dễ bị chảy máu làm mất hồng cầu và bạch cầu. Ngược lại bệnh thiếu máu, và bệnh máu có bọt, nên uống nước nóng ấm nhiều làm cho lượng máu lưu thông trong các ống mạch đầy đủ, mặc dù máu pha loãng đã làm giảm số lượng hồng cầu, nhưng không làm hại tim phải co bóp đập mạnh để đẩy máu đi và hút máu về làm cho nhịp tim bớt rối loạn, ngoài ra phải năng tập vận động hai tay và buồng phổi để kích thích tim phổi hoạt động mạnh hơn, bệnh sẽ từ từ được cải thiện.

8-Bệnh sạn thận :

Người mắc bệnh sạn thận cũng không được uống nhiều nước, thận cần thở, tức là co bóp để tống sạn ra hoặc co bóp làm vỡ sạn khi sạn chưa thành hình to, chứ không phải uống nước nhiều làm trôi sạn. Theo đông y sạn thận do thận hàn, nếu nước trong thận ấm, chất vôi không đóng cục được, chất vôi chỉ kết tủa ở nhiệt độ hàn hoặc sức co bóp của thận yếu, nhẹ, không đủ sức đẩy chất bột cặn trong thận ra ngoài, lâu dần, ít thành nhiều kết tủa to dần không ra được.

Chúng ta cần phải giúp thận co bóp mạnh, và mặt khác giúp thận làm tan chất cặn vôi. Đông y có hai vị thuốc để làm nhiệm vụ này, một chất là qủa dứa làm mềm sạn, một chất là phèn chua làm tan chất vôi thành bụi .

Cách làm như sau : Dùng một nửa qủa dứa to loại không chua lắm không ngọt lắm,gọt vỏ ngoài, khoét một lỗ ở đầu, đổ vào một muổng cà phê bột phèn chua ( thứ phèn chua ở Việt nam hay dùng để lọc nước uống ),bỏ vào khay nướng trong lò nướng 350 độ C, khoảng 1 giờ, hơi vàng đậm, lấy ra vắt tất cả ra nước được chừng 150-200 cc. Chia 2 lần uống, tối trước khi đi ngủ uống một nửa để đêm sạn mềm ra, sáng dậy uống một nửa còn lại khi còn nằm ở giường để thận co bóp làm vỡ sạn thành bột trước khi đi tiểu , khi tiểu để ý thấy nước tiểu đục như cặn vôi hoặc lợn cợn, và cảm thấy đi tiểu nhiều hơn và thông hơn mấy ngày trước. Triệu chứng của sạn thận làm đau bụng dưới lan ra sau lưng, rồi đau từ lưng ngấm ngẩm đau lan ra phiá bụng, thở khó, nói cười to không được, tiểu dắt, tức bọng đái, rát lỗ đường tiểu, mầu da mặt tối nám đen như bột viết chì ,sau khi uống một nửa trái dứa và đi tiểu xong tự nhiên hết mệt, có thể cười nói ha hả tự nhiên , bệnh bớt 70 phần trăm, còn nửa trái làm nốt cho ngày hôm sau không hại gì mà có kết qủa thấy rõ.

Nếu ngại không muốn uống chất phèn chua, đông y có bán loại thuốc thành phẩm, chất chính trong thuốc là kim tiền thảo, tên thương mại là Thạch lâm thông ( làm thông sạn đường tiểu )khiến cho thận co bóp mạnh và đi tiểu nhiều tống được sạn ra ngoài.

9-Bệnh tiêu khát, tiểu đường :

Khi mắc bệnh tiểu đường có 4 triệu chứng ba nhiều một ít, một uống nhiều do khát, hai tiểu nhiều, uống vào 1 lít tiểu ra hơn 1 lít, ba ăn nhiều, bốn là ốm mất trọng lượng.Bệnh này bắt cơ thể uống nhiều suốt ngày, làm hư thận, áp huyết tăng, thân nhiệt tăng, cổ họng lúc nào cũng khô khát đòi uống. Trường hợp này không được uống nước nhiều mà phải tìm nguyên nhân, nó có nhiều nguyên nhân sẽ được đề cập đến trong một đề tài chuyên môn, ở đây chỉ nói đến hai nguyên nhân vô tình tự mình chuốc lấy bệnh, một là do lạm dụng thuốc lợi tiểu Lasix để giảm cân, hai là do thói quen uống nước nhiều mà không bỏ được, thuộc loại tâm bệnh thần kinh, đa số chúng ta gặp phải trường hợp này.

Thói quen tai hại nhất là uống nước với số lượng nhiều một lần, như sáng uống một hơi 1 lít, trưa một hơi uống 1 lít, chiều uống một hơi 1 lít, sẽ không chữa được bệnh gì, mà hậu qủa về sau sẽ tai hại. Chúng ta nhớ rằng chỉ uống nước nhiều khi cần thiết để bù số nước bị mất do đổ mồ hôi như các lực sĩ , hoặc khi bị mất nước do tiêu chảy kéo dài, vì trường hợp này nếu để mất nước sẽ bị vọp bẻ, hoặc kiệt sức.

Chúng ta đã biết một giờ thận lọc 6 lít nước bão hòa trong cơ thể, chưa kể nước ở ngoài uống vào thêm. Với nhịp độ bình thường, công suất của máy lọc tạo ra nhịp sinh học đều đặn trong cơ thể, bỗng dưng buổi sáng thận nhận thêm 1 lít nước, nó cũng phải hòa tan vào bao tử làm bao tử lớn ra, xuống ruột làm nhu động ruột dãn ra, nó thẩm thấu qua ruột sang màng bụng thấm vào bàng quang làm đầy căng vô tình làm tắc đường dẫn nước của thận lọc từ máu ra khiến bể thận nở to không còn khả năng lọc, thận bị mở cửa tự do dĩ nhiên nước uống vào qua thận đã mở sẵn không lọc nên khi tiểu ra không thấy mầu nước tiểu hơi vàng như trước nữa, sau sinh bệnh thận hư, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm.

Người Hoa không có thói quen uống nước nhiều, bù lại họ uống nước canh bổ nhiều hơn các dân tộc khác, sau bữa cơm họ chỉ uống 1 chung trà, nó có lợi là tiêu mỡ và chất béo có trong bữa ăn, trà uống vào ít mà đi tiểu ra nhiều có lợi cho tiêu hóa tốt, thải độc tố, và làm nhẹ bao tử.
Nếu chúng ta bị nhiễm độc, thân nhiệt tăng, có vi trùng trong cơ thể, cần phải uống nước nhiều ,nên chia nhiều lần trong ngày 20-30 lần, mỗi lần 50-100 cc, là cách an toàn nhất để mau khỏi bệnh mà không làm xáo trộn thần kinh phát sinh biến chứng thành bệnh khác.

ĐẶT VẤN ĐỀ UỐNG NƯỚC NHIỀU : ĐÚNG HAY SAI ?
Nhiều người đã đọc bài viết UỐNG NƯỚC NHIỀU LỢI HAY HẠI lấy làm thắc mắc vì nó trái với khoa học. Khoa học đòi hỏi rõ ràng một là đúng hai là sai.

Quả thật, 70-80% trọng lượng cơ thể là nước, nên theo tây y, cơ thể bắt buộc phải cần nhiều nước trung bình từ 2 đến 3 lít mỗi ngày để giúp cơ thể lọc máu loại độc tố , duy trì chất điện giải và điều hòa thân nhiệt, nếu không đủ nước cơ thể sẽ sinh bệnh.. Muốn cho cơ thể được khỏe mạnh, mọi người trong chúng ta dù theo đông y hay tây y cũng đều phải có đủ số lượng nước như thế.

Đó là một lý thuyết, một định luật tuyệt đối đúng trong quy luật bảo toàn năng lượng.

Nhưng tại sao từ lý thuyết đến áp dụng trong chữa bệnh lại có sự mâu thuẫn giữa đông tây y ? Muốn hiểu rõ vấn đề này, trước hết chúng ta phải biết nguyên tắc chữa bệnh của đông y là tái lập lại sự quân bình cho cơ thể bị bệnh do mất quân bình.

Một thí dụ dễ hiểu trong cấu trúc sức bền vật liệu của một vật hay một công trình được tạo ra, có 3 giai đoạn :

1-Giai đoạn nghiên cứu sáng tạo, giống như một kỹ sư công chánh trong phòng thí nghiệm muốn tính làm một con đường với độ bền của bê tông đã được thử nghiệm phải cần 7-8 % nước trong một hỗn hợp đá, cát, ciment để có sức chịu nén của bêtông là 2500psi (pound per square inch) và thời gian bảo đảm của độ bền 20 năm chẳng hạn, trên lý thuyết.

2-Giai đoạn thực hiện, kỹ sư ngoài công trường, cho trộn mỗi mẻ bêtông là 100kg, sau khi cho 92 kg đá, cát, ciment vào thùng trộn bêtông, người thợ sẽ phải bắt buộc đổ vào 8 lít nước .

3-Giai đoạn kiểm nghiệm, kỹ sư kiểm tra chất lượng bêtông có đạt được đúng tiêu chuẩn 2500psi, và vẽ biểu đồ theo dõi thời gian xem độ bền có kéo dài được 20 năm hay không.
Nếu công trình này được thực hiện giống nhau cùng một lúc ở 2 nơi , một ở bên Tây , một ở bên Ta, và muốn có kết qủa giống nhau, thì vấn đề thay đổi tỷ lệ nước vào bêtông ở công trường sẽ khác nhau tùy vào môi trường thời tiết như mưa nắng làm cát, đá bị thấm nước, kỹ sư công trường phải tính toán để giảm số lượng nước mỗi ngày mỗi khác. Nếu người không ở trong nghề thấy khác giữa công trường bên Tây và bên Ta. Bên Tây, lượng nước vẫn 8 lít một mẻ hồ, vì cát, đá hoàn toàn không bị ảnh hưởng mưa thay đổi mỗi ngày như ở bên Ta. Nếu không điều chỉnh lượng nước ít đi, công trình sẽ không đúng tiêu chuẩn sức bền vật liệu đã đề ra. Nếu khi trời mưa lớn, cát bị thấm nước nhiều vượt hơn 8%, mẻ hồ phải cho thêm cát, thêm ciment và không cho nước, để tỷ lệ các thành phần trong hỗn hợp giữ đúng tiêu chuẩn để bảo đảm sức bền vật liệu 2500psi. Đó cũng là lý do có nhiều công trình xây cất ở VN bây giờ bị hư hại, xập cầu khi tỷ lệ thành phần cấu trúc không được điều chỉnh đúng mỗi ngày hoặc mỗi lúc khi trời mưa hay nắng…

Đối với Thầy thuốc đông y cũng vậy, khi ứng xử lâm sàng là xét đến tỷ lệ thành phần chức năng và cơ sở của lục phủ ngũ tạng khi hoạt động bất bình thường , do dư thừa hay do thiếu những chất như : hỏa, thổ, kim, thủy, mộc, sinh bệnh thực chứng hay hư chứng, làm mất sức bền vật liệu , thì Thầy thuốc phải biết điều chỉnh lại tỷ lệ của các thành phần trở lại trạng thái quân bình để giữ vững độ bền vật liệu , tức là đời sống thọ, khỏe mạnh không bệnh tật. Như vậy uống nước nhiều hay ít không có cái nào đúng hay sai tuyệt đối, mà phải tùy lúc điều chỉnh để chữa ngọn trong thời gian ngắn hạn, còn giữ đúng tiêu chuẩn sức bền vật liệu được dài lâu là chữa gốc để con người không bệnh tật.

Bây giờ chúng ta quan sát cách ăn uống của Tây và Ta. Thí dụ Ta vào nhà hàng, trước khi ăn phở (chứa ¾ lít nước) chúng ta uống nước trà 1-2 ly trong khi chờ đợi phở, sau khi ăn, phải uống nước tráng miệng 1-2 ly, hoặc ăn cơm ở nhà, tính lượng nước canh mà chúng ta ăn, như vậy số lượng nước một ngày đã đủ. Còn Tây vào nhà hàng ăn fastfood, ít ăn soupe, nên sau khi ăn xong phải kè kè một chai nuớc để uống cho đủ 2 lít một ngày, nếu không đủ 2 lít, cơ thể thiếu nước sẽ bị bệnh. Bây gìờ Ta ăn kiểu Ta, cộng thêm 2 lít nước theo kiểu Tây sẽ bị thừa nước, tự mình phá vỡ sức bền vật liệu của cơ thể mình. Cũng vì lý do uống nhiều nước khi cơ thể không khát, không cần, đã gây ra nhiều bệnh sa đường ruột, ứ nước trong đầu gối, bụng dưới to nặng chèn ép động mạch háng và trì kéo thần kinh giữa các đốt sống lưng làm đau lưng hư cột sống, và quan trọng nhất là tổn thương chức năng lọc của thận.

Thận được ví như một bóng đèn, trên nguyên tắc bóng đèn khi sản xuất có ghi sức bền vật liệu là 1000 giờ chẳng hạn với điều kiện đúng tiêu chuẩn bật đèn một lần, cho dòng điện chạy qua được điều chỉnh tự động đúng 110volts, hết 1000 giờ thì bóng mới hỏng. Trên thực tế, chỉ cần điện thế tăng bất thường, hoặc tắt mở nhiều lần liên tục, bóng đèn sẽ đứt. Thận cũng vậy, chức năng lọc máu và nước của thận là 6 lít mỗi giờ, nếu mọi thành phần tỷ lệ cấu kết đúng tiêu chuẩn thì sức bền vật liệu không thay đổi, chúng ta sẽ khỏe và tuổi thọ được dài lâu, bây giờ tăng công suất, bằng cách uống thêm nước 2 lít mỗi ngày ngoài số nước trong cơ thể sẵn có, thận sẽ phải lọc hơn 6 lít một giờ, sức bền vật liệu bị giảm, trong thời gian dài thận sẽ bị ứ nước dẫn đến ngộ độc nước trở thành thận chết, phải đi lọc thận hoặc thay thận khác, và kéo theo những chức của tạng phủ khác tạo ra nhiều biến chứng khác.

Đối với những người theo trường phái Oshawa uống ít nước mà vẫn khỏe không bệnh tật, như vậy có đúng với lý thuyết Tây y không ? Cũng đúng ! Thật ra trong người họ cũng đủ tỷ lệ nước cần thiết như mọi người. Trong thí dụ thành phần tỷ lệ bêtông, khi trời mưa, cát thấm nhiều nước đủ 8%, nên trong mẻ hồ không cần đổ thêm nước. Trong cách nấu cơm gạo lức cũng thế, cần phải nhiều nước để cho hạt cơm mềm, khi nhai cơm gạo lức tan ra hoàn toàn là nước.

Vậy chữa bệnh theo đông y chỉ là điều chỉnh lại tỷ lệ của ngũ hành trong cơ thể trở lại hoạt động lúc nào cũng đúng tiêu chuẩn sức bền vật liệu, tùy vào những yếu tố đã làm mất quân bình mà gây ra bệnh.

Cho nên uống nước 2 lít một ngày cộng thêm với nước sẵn có trong khi ăn uống là dư thừa, đông y gọi là bệnh thực, phải bớt nước. Ngược lại, cơ thể suy nhược không ăn uống được bao nhiêu, mà không uống đủ 2 lít nước cho cơ thể hoạt động, đông y gọi là bệnh hư, phải thêm nước .

Đã có một bạn gửi email cho tôi một bài viết sau đây và hỏi những chỉ dẫn như vậy đúng hay sai. :

Kính thưa thầy Đỗ Đức Ngọc.
Tình cờ đoc được bài viết ở Việt Báo bài "Thói quen uống nước nhiều, lợi hay hại?" giải thích về những lợi và hại khi uống nước lạnh. Có một câu hỏi xin thầy làm ơn giải thích, trước đây tôi có áp dụng phương pháp uống nước lạnh (đã và đang uống đươc hơn 3 tháng ) mới đi bác sỹ thử máu, thận, gan đều tốt cả. Xin thầy đoc bài đính kèm và xin cho biết bài viết này có giá trị không? Vì theo bài viết của thầy đăng trên VietBao thì buổi sáng uống nhiều nước như vậy sẽ hại (bài viết kèm theo nói uống 600ml khi vừa thức dậy ) làm tôi không biết áp dụng như vậy có đúng không. Xin thầy làm ơn bỏ chút thì giờ trả lời dùm. Kính chúc thầy và thân nhân sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc trong mùa giáng sinh sắp đến.
Đính kèm bài viết


DRINK WATER ON EMPTY STOMACH
It is popular in Japan today to drink water immediately after waking up every morning. Furthermore, scientific tests have proven its valuẹ We publish below a description of use of water for our readers. For old and serious diseases as well as modern illnesses the water treatment had been found successful by a Japanese medical society as a 100% cure for the following diseases:
Headache, body ache, heart system, arthritis, fast heart beat, epilepsy, excess fatness, bronchitis asthma, TB, meningitis, kidney and urine diseases, vomiting, gastritis, diarrhea, piles, diabetes, constipation, all eye diseases, womb, cancer and menstrual disorders, ear nose and throat diseases.

METHOD OF TREATMENT
1. As you wake up in the morning before brushing teeth, drink 4 x 160ml glasses of water.
2. Brush and clean the mouth but do not eat or drink anything for 45 minutes.
3. After 45 minutes you may eat and drink as normal.
4. After 15 minutes of breakfast, lunch and dinner do not eat or drink anything for 2 hours
5. Those who are old or sick and are unable to drink 4 glasses of water at the beginning may commence by taking little water and gradually increase it to 4 glasses per daỵ
6. The above method of treatment will cure diseases of the sick and others can enjoy a healthy lifẹ
The following list gives the number of days of treatment required to cure/control/reduce main diseases:
1. High Blood Pressure - 30 days
2. Gastric - 10 days
3. Diabetes - 30 days
4. Constipation - 10 days
5. Cancer - 180 days
6. TB - 90 days
7. Arthritis patients should follow the above treatment only for 3 days in the 1st week, and from 2nd week onwards - dailỵ
This treatment method has no side effects, however at the commencement of treatment you may have to urinate a few times.
It is better if we continue this and make this procedure as a routine work in our lifẹ
Drink Water and Stay healthy and Activẹ
This makes sense ... the Chinese and Japanese drink hot tea with their meals ..not cold water. maybe it is time we adopt their drinking habit while eating!!! Nothing to lose, everything to gain...
For those who like to drink cold water, this article is applicable to yoụ
It is nice to have a cup of cold drink after a meal. However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion.
Once this "sludge" reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestinẹ

Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.
A serious note about heart attacks: Women should know that not every heart attack symptom is going to be the left arm hurting.
Be aware of intense pain in the jaw linẹ
You may never have the first chest pain during the course of a heart attack.
Nausea and intense sweating are also common symptoms.
60% of people who have a heart attack while they are asleep do not wake up.
Pain in the jaw can wake you from a sound sleep. Let's be careful and be awarẹ The more we know, the better chance we could survive...
A cardiologist says if everyone who gets this mail sends it to everyone they know, you can be sure that wéll save at least one life.
Kính
Duy Nguyen

Tiện đây tôi xin giải thích theo đông y :
Uống nước theo phương pháp này với số lượng nước nhiều nhất vào buổi sáng 640cc sau 45 phút thì thận đã lọc và đi tiểu ra ngoài, nước tiểu hơi vàng thì không có hại.

Nhưng hãy để ý khi uống vào mà đi tiểu ngay ra nước tiểu trắng hoặc trong ngày không thấy đi tiểu là thận mất chức năng lọc, nếu uống tiếp sẽ hại đường ruột thuôc kim và hại thận thuộc thủy, theo quan hệ ngũ hành mẹ-con.

Chỉ dùng phương pháp này để chữa những bệnh kể trên, khi mình có bệnh, đó là cách điều chỉnh lại cho cơ thể hết bệnh để trở lại sự quân bình khí hóa của tổng thể ngũ hành. Còn không có bệnh, thì không nên bắt chước.

Tùy theo nhu cầu cần nước của cơ thể thì uống ít một, hoặc ăn cơm có canh hay soupe, số lượng nước cũng tương đương 640cc, nhưng cách chuyển hóa lượng nước trong thức ăn chậm và an toàn hơn, chứ không chuyển thẳng 640cc để rửa bao tử rồi chảy xuống ruột, giống như khi chúng ta du lịch, qua hải quan ở phi trường được hỏi có đem gì trong hành lý để khai thuế không. Nếu không đem gì sẽ được qua nhanh hơn. Còn nếu có hàng khai thuế, dù ít dù nhiều, cũng phải xếp hàng chờ đợi quan thuế xét đến phiên mình. Cho nên sự chuyển hóa trong cơ thể về nước uống khác với nước canh.

Cách này tốt cho bệnh táo bón, bệnh thuộc nhiệt chứng. Nhưng không tốt cho bệnh tiêu chảy mãn tính, viêm màng phổi có nước, bệnh phù tim, thận, sưng lá mía, sưng thận, sưng đầu gối có nước, bệnh áp huyết thấp, bệnh chóng mặt, hay quên và tất cả các bệnh thuộc chứng hàn của đông y. Nếu những người nào có những bệnh này mà áp dụng phương pháp kể trên, đông y gọi là hư làm thêm hư, bệnh nặng thêm.

Ghi chú :

Bệnh tiêu chảy mãn tính (đi phân loãng nhão hay chỉ ra nước mà không ra phân, không đau bụng) do cơ thể dư nước không chuyển hóa vì chức năng tỳ hư, khác với bệnh tiêu chảy cấp tính làm mất nước điện giải cần phải uống dung dịch nước muối đường để bù số nước bị mất và cầm tiêu chảy. Dung dịch muối đường có kết qủa cầm tiêu chảy cấp tính cũng hợp lý với nguyên tắc lý luận ngũ hành của đông y :

Muối mặn có công dụng giữ nước nhưng sẽ làm tăng áp huyết do thận thủy dư khiến tâm hỏa tăng để giữ quân bình thủy hỏa, chất đường ngọt vào tỳ thổ để khắc chế thủy cầm tiêu chảy, nuôi dưỡng và phục hồi làm mạnh cơ bắp, chống mệt mỏi.

Dưới đây là một trường hợp tiêu biểu về bệnh tiêu chảy mãn tính ở người lớn tuổi, không nên uống nhiều nước :

Bệnh tiêu chảy ở người lớn tuổi

Câu hỏi :

Kính thầy Đỗ Đức Ngọc,

Ông thân sinh của cháu 63 tuổi, bị đau bụng tiêu chảy ra toàn là nước, không có phân, một ngày đi cả hơn 10 lần, làm thế nào để ngưng lại? Có thể ăn cháo Ý dỉ dể lành bệnh được không? Và sau khi lành bệnh thì bằng cách nào để sức khoẻ phục hồi?

Xin cảm ơn thầy,

Ngọc Hoa

Trả lời :

Thân gửi Cháu Ngoc Hoa,

Trường hợp đi tiêu chảy của ba cháu thuộc 1 trong 2 chứng bệnh của đông y là chứng thấp hay thấp hàn, có những dấu hiệu bệnh riêng biệt và cách chữa hơi khác nhau. Bác gửi cho cháu 2 trường hợp này để cháu có thể áp dụng chữa cho ba cháu.

CHỨNG THẤP : Dấu hiệu lâm sàng : Đi phân ra như nước chảy, không thối, ít đau bụng, nước tiểu ít, trong. Rêu lưỡi trắng bẩn, sắc lưỡi đỏ nhạt, mạch hoãn. Đối chứng trị liệu : Phải hóa thấp lợi tiểu .

a-Chữa bằng ăn uống:
Nấu Ý dĩ, Phục linh thành cháo, mỗi thứ 10g.
Phục linh :
Tên khoa học Poria cocos Wolf, vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm an thần, chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư, bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaram có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidine, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogene.

Ý dĩ :
Tên khoa học Coix lacryma-jobi L.,vị ngọt, nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ phế thận để bổ phế kiện tỳ, thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả, bài mủ, chữa rối loạn tiêu hóa, phù thủng, bí tiểu, ung thư ruột, phong thấp lâu ngày không khỏi, gân co quắp khó cử động. Chứa tinh bột 50-79%, protein 16-19%, chất sắt, dầu béo coixennolid, lipid, glycolipid, phospholipid, sterol, thiamine, acid amine, adenosin, chất vô cơ, lá và rễ chứa henzoxazolon, lignan và syringyl glycerol có tác dụng đối với đầu cơ vân và đầu cuối dây thần kinh vận động, đối với hệ thần kinh trung ương làm giảm đau, kéo dài thời gian gây ngủ, dễ thở, đối với hệ tim mạch làm hạ áp huyết, ức chế biên độ co bóp tim mạch, chống ung thư do hoạt chất coixenolid, hạ đường huyết nhẹ.

b-Chữa bằng huyệt :

Thổ tả ( tiêu chảy) :
o Âm cốc (Th.10)
o Túc tam lý (V.36) o Quan nguyên (MN.4)
o Thiên xu (V.25) o Cưu vĩ (MN.13)

( Chú thích : Dấu o đứng trước huyệt là bổ bằng hơ cứu ấm trên huyệt, xem vị trí huyệt theo hình vẽ trong bài Đồ hình huyệt 14 đường kinh mach. Sau mỗi tên huyệt có chữ viết tắt tên đường kinh, như Kinh Thận (Th), kinh Vị (V), Mạch Nhâm (MN), số đi kèm là số thứ tự huyệt của mỗi đường kinh )

CHỨNG HÀN THẤP
:

Dấu hiệu lâm sàng :
Đau sôi bụng, đi phân loãng nhiều nước, miệng nhạt, không khát, ít nước tiểu, rêu trắng bẩn, lưỡi đỏ nhạt, mạch khẩn hoặc phù. Do ăn thức ăn sống nguội lạnh. Nếu nhiễm thêm hàn tà thì có thêm dấu hiệu sốt lạnh đau đầu không ra mồ hôi.
Đối chứng trị liệu : Phải tán hàn, hóa thấp.

a-Chữa bằng ăn uống :
Nấu cháo gạo tẻ với Phục linh, Trần bì (vỏ quýt), gừng, mỗi thứ 10g

b-Chữa bằng huyệt :

Chữa sôi, sình bụng, phù, điều hòa vinh vệ, ôn dương cố biểu.
o Hợp cốc (ĐT.4) o Phục lưu (Th. 7)

Kính bác Đỗ đức Ngọc,

Trước hết xin cám ơn bác đã có lòng quan tâm, cho cháu địa chỉ email để gửi thư nhờ giải đáp thắc mắc của cháu gửi đến bác. Cháu vui mừng báo tin bác rõ. Ba cháu đã lành bệnh tiêu chảy sau khi vừa uống thuốc vừa ăn cháo Ý dĩ Phục linh theo hướng dẫn của bác.

Hiện nay ba cháu cũng còn đang bị bệnh thấp khớp ở đầu gối hành hạ, chân đi cà nhắc. Tết vừa rồi cháu có đưa ba cháu về VN để châm cứu. Sau 5 ngày, chân ba cháu gần như bình phục hoàn toàn. Nhưng đến nay, trở lại Mỹ được khoảng 1 tuần thì chân ba cháu lại đau như cũ, có khi còn tệ hơn trước khi châm cứu nữa.
Ngoài bệnh này ra, cách nay gần 10 năm. Ba cháu đã trải qua một lần mổ tim vì bị nghẹt 4 động mạch (by pass) và hiện nay vẫn phải tiếp tục uống thuốc tây mỗi ngày.

Cháu xin hỏi bác, trường hợp ba cháu bị thấp khớp như vậy có ảnh hưởng tới tim không, và có cách gì chữa trị không, thưa bác ?

Cháu một lần nữa xin cám ơn bác đã giành cho cháu đặc ân được email trực tiếp đến bác. Cầu chúc bác sức khỏe an khang để có điều kiện tiếp tục giúp người và cứu người. Kính thư,

Ngoc Hoa

Trả lời :

Chúc mừng ba cháu đã khỏi bệnh tiêu chảy. Bệnh tim mạch và bệnh thấp khớp có ảnh hưởng với nhau, và cách dùng thuốc của tây dược chưa có thuốc nào chữa khỏi được 2 bệnh cùng một lúc. Người ta thường nói, tây y chữa ngọn, đông y chữa gốc. Chúng ta hãy để ý theo dõi kết qủa của những bệnh nhân thuộc loại bệnh này mà chúng ta quen biết thì thấy rõ bệnh của họ càng ngày nặng thêm. Tại sao lại như vậy ? Con người là một tổng thể hòa hợp âm dương, không thể chữa âm riêng, không thể chữa dương riêng. Tính theo cách chữa từng bệnh của 2 bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ chuyên khoa thấp khớp thì không sai . Nhưng thuốc uống của 2 bác sĩ vào người thì phản tác dụng .

Theo đông y ,bệnh tim mạch thực chứng thuộc dương và dư dương, thân nhiệt nóng, cao áp huyết, táo bón, tim đập nhanh, đối chứng trị liệu phải dùng thuốc âm để giảm dương làm thân nhiệt mát, hạ áp huyết, hết táo bón, lợi tiểu . Khi dùng thuốc bệnh tim được ổn định, người mát, áp huyết bình thường. Tiếp tục dùng nữa trong thời gian dài , áp huyết thấp, đi tiểu nhiều, tiêu chảy, ăn không tiêu, tim đập chậm, người lạnh , sự tuần hoàn khí huyết không lưu thông đi khắp chỗ, nhất là các khớp tay chân . Như vậy khí lưu thông trong người yếu giảm dần. Nếu vẽ theo một biểu đồ thì bệnh trước kia thuộc dương, uống thuốc làm dương giảm xuống 0 là hết bệnh, uống tiếp bệnh xuống dưới 0 thuộc bệnh âm, hàn, lạnh, sưng phù, tiêu chảy, tiểu đêm, tiểu nhiều…

Thêm vào môi trường thời tiết lạnh thuộc âm, ăn thức ăn nhiều âm, kém hoạt động là không sinh dương … đó là những nguyên nhân gây ra bệnh đau nhức phong thấp.

Thầy thuốc phong thấp sẽ cho dùng những thuốc tăng dương sinh nhiệt, thông hoạt huyết cho chạy mạnh, nhịp tim tăng, người ấm, hết những bệnh tiêu chảy, tiểu đêm, tiểu nhiều … uống đến khi hết bệnh đau nhức phong thấp, từ âm lên 0, uống tiếp tục từ 0 lên dương càng ngày càng tăng, bệnh cao áp huyết, nóng nảy, táo bón lại phát sinh.

Ở trên là thí dụ hai bệnh cùng một lúc chữa theo thời gian riêng rẽ tạo thành chu kỳ luẩn quẩn, hết bệnh này xong trở lại bệnh kia, tái đi tái lại mỗi năm, và bác sĩ thấy không kết qủa, cả 2 sẽ cho tăng liều, cơ thể không hấp thụ chuyển hoá kịp sẽ sinh biến chứng sang bệnh mới khác.

Thầy thuốc đông y không chữa riêng rẽ, mà chữa vào tổng thể, điều chỉnh khí huyết vừa lưu thông mạnh làm giảm đau nhức phong thấp, vừa dùng thuốc có tinh-khí-vị làm hạ áp lực khí huyết xung tâm, điều chỗ dư bù chỗ thiếu, và chỉ cho bệnh nhân cách ăn uống tập luyện cho khí huyết trong người lúc nào cũng giữ được quân bình âm duơng.

Riêng bệnh đau sưng đầu gối bên trái đôi khi do nguyên nhân uống nhiều nước một lần ½ lít cũng có triệu chứng này, và biến chứng làm nhu động ruột mất lực co bóp để đẩy phân ra ngoài tạo ra tình trạng bón giả, nếu không biết lại lạm dùng thuốc xổ một thời gian dài làm hỏng ruột sẽ sinh ra ung thư ruột phải cắt bỏ oan uổng.

Chúc ba cháu tập luyện thể dục khí công có kết quả tiêu hết mọi bệnh tật.

Thân,

doducngoc

Muốn tập thể dục khí công, xin vui lòng download video khí công trên youtube, đánh chữ khicongydaovn, click search, nó sẽ hiện ra nhiều clip bài tập thể dục khí công tự chữa bệnh để mọi người tập theo.

Còn nếu theo tây y thì nên ưu tiên chữa 1 bệnh nào quan trọng trước như bệnh tim mạch và áp huyết. Và để đề phòng khi tim mạch và áp huyết làm mất dương xuống âm nhiều qúa sẽ bắt đầu có bệnh đau nhức phong thấp thì chữa bằng phương pháp ăn uống, như Ý dĩ phục linh chữa phong thấp rất hay, một tuần ăn 3 lần, tâp luyện thể dục thể thao hay tập thể dục khí công đều đặn mỗi ngày sẽ không bao giờ bị bệnh đau nhức phong thấp cả, nếu siêng năng tập đủ 40 bài tập thể dục khí công, thì các bệnh tật được tiêu trừ mà không cần dùng thuốc. Bệnh đau đầu gối chú trọng đến bài tập dậm chân hát one,two, three... và bài dịch cân kinh 4 nhịp.