Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Lợi hại của ăn uống đối với bệnh tật

Chúng ta đôi khi thắc mắc không hiểu tại sao những người bị cùng một bệnh, uống cùng một loại thuốc giống nhau mà có người khỏi bệnh, có người lại bị bệnh nặng hơn. Đó là do tình trạng thể chất khác nhau, do điều kiện môi trường sống ,sự nghỉ ngơi và cách ăn uống khác nhau ,cho nên sự ăn uống cũng là một trong các điều kiện có ảnh hưởng lợi và hại đối với bệnh tật.

Mặt khác, trên nguyên tắc, cơ thể bị bệnh là do sức đề kháng của cơ thể suy yếu nên dễ bị bệnh hơn những người khác cùng chung một điều kiện sống làm việc và ăn uống giống nhau ,như vậy là do điều kiện hấp thụ và chuyển hoá thức ăn thành chất bổ nuôi cơ thể ở mỗi người mỗi khác ,tùy theo nhu cầu mà cơ thể cần.Thức ăn không hẳn cần thiết phải đầy đủ sinh tố ,giầu chất dinh dưõng ,bởi vì khi cơ thể dư thừa những chất bổ không cần thiết, sự tiêu hoá và đào thải không kịp nó trở thành độc tố làm hại cơ thể .

Một thí nghiệm đơn giản như chúng ta thử ăn một món ăn bổ , nhai kỹ nhả vào một túi nylon ,bọc nhiều lớp ,được khử trùng ,xem như một cái bao tử nhân tạo, rồi giữ ở nhiệt độ giống với nhiệt độ của cơ thể trong thời gian ba ngày kết qủa sẽ ra sao?  Khi mở ra, thức ăn bị chua thối có nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh cho con người . Thức ăn chứa trong bao tử con ngườI bị ứ đọng hai ba ngày chưa tiêu hóa được cũng sẽ trở thành độc tố như thế. 

Đối với con người ,sự hấp thụ và chuyển hoá thức ăn nhanh chậm, nhiều ít khác nhau tùy điều kiện hoạt động và nhu cầu của cơ thể mỗi người khác nhau . Thí dụ ai cũng biết cà rốt là bổ cần phải ăn mỗI ngày, đấy là tính theo tiêu chuẩn sinh tố, còn công dụng của cà rốt nó có mặt lợi mặt hại của nó đối với sự tiêu hoá . Nó có lợi là cầm được bệnh tiêu chảy khi chúng ta đang bị bệnh tiêu chảy ,nghĩa là nó có tính chất làm bón, ngược lại, nếu chúng ta bị bón kinh niên mà ăn cà rốt sẽ làm bón thêm, mặt khác lại phải dùng thuốc xổ suốt đời làm hỏng nhu động ruột sau sẽ sinh bệnh viêm hoặc ung thư ruột do thức ăn giữ lâu trong cơ thể biến thành độc tố làm ra nhiều bệnh . Vì thế, khi chúng ta bị bệnh, việc ăn uống rất quan trọng, các thức ăn thức uống tùy theo mỗi bệnh mỗi khác nhau, nó có thể giúp chúng ta mau lành bệnh hoặc làm kéo dài bệnh lâu khỏi hơn ,chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể đối với từng bệnh.

Điều quan trọng là chúng ta hãy xem việc ăn uống được hướng dẫn dưới đây chỉ để bổ sung cho các bữa ăn hàng ngày phù hợp với lúc cơ thể đang có bệnh, chỉ có lợi chứ không có hại , cùng lúc chúng ta vẫn có thể dùng thuốc tây hay thuốc ta để chữa bệnh. Nếu chúng ta muốn dùng thuốc ta chung với thuốc tây để giảm bớt ảnh hưởng do phản ứng phụ của thuốc tây gây ra, như hiện nay ở các bệnh viện Trung quốc vẫn áp dụng, thì hai loại thuốc dùng riêng rẽ cách nhau 4 tiếng đồng hồ để tránh sự công phạt của hai thứ thuốc.

A.Phương pháp ăn :

Phải biết loại thức ăn nào phù hợp với căn bệnh có thể giúp cho bệnh mau hồi phục, và loại thức ăn nào có hại làm cho bệnh trở nặng thêm, có những món ăn khi phân chất thành phần dinh dưỡng có vẻ có ích nhưng khi ăn vào cơ thể lại có phản ứng xấu, có những món ăn tưởng như không có gì là bổ nhưng khi ăn vào lại thấy khỏe ,như vậy chứng tỏ món ăn đi vào cơ thể không những bằng chất đạm, vitamines, chất đường ,chất béo và nhiệt lượng calorie ..,mà nó còn đi vào cơ thể bằng chất khí vô hình, nhìn không ra, tìm không thấy nhưng ăn vào cảm thấy khỏe .Cho nên đông y chú trọng đến khí ,tính và vị của món ăn, thuốc uống, cái nào hợp và cái nào gây bất lợi cho cơ thể lúc đang bị bệnh.

Khí, tính,vị ,của thực phẩm và cây trái, theo đông y ,nó dẫn các chất dinh dưỡng vào cơ thể để tạo ra sự trao đổi chất mà không quan tâm đến các thành phần nguyên tố có trong thực phẩm, vì nó đương nhiên có sẵn trong thực phẩm mới có được khí vị riêng biệt của mỗi loại, chẳng hạn như theo tây y thành phần dinh dưỡng trong cam, quýt, bưởi, đa số chứa vitamine C nhiều nhất ,rồi đến chất đường , các nguyên tố ,sinh tố và phần còn lại rất ít không biết rõ, được gọi là các họat chất khác, nhưng theo đông y, chính những hoạt chất này tạo ra khí ,tính và vị đặc biệt có tính chất trị bệnh, nó có thể làm lợi cho cơ thể hay làm hại cho cơ thể .

Nếu chúng ta làm một thí nghiệm ngược lại, chọn tất cả các thành phần hợp chất có trong cam, quýt để chế ra cam quýt nhân tạo thì không thể nào giống như tính-khí-vị thiên nhiên có khả năng chữa bệnh như cây trái được. Thí dụ những người bị bệnh suyễn do phổi, trong trị liệu của đông y phải khám xem là suyễn thuộc phổi hàn (xoang phổi ẩm ướt ) hoặc thuộc phổi nhiệt (xoang phổi khô nóng), nếu phổi hàn cần phải dùng Vitamine C thì nên ăn quýt, trong hoạt chất quýt có chất khí tạo ra nhiệt để dẫn vitamine C vào cơ thể , cũng giống như nước có thành phần H2O, khi ngườI bị bệnh rét lạnh thì thích uống nước nóng ,nếu uống nước lạnh làm cho người lạnh thêm, nhưng người đang bị sốt nóng, không thích uống nước nóng làm tăng sốt mà thích uống nước mát lạnh để giảm sốt, cho nên tạo khí nóng lạnh không làm thay đổi thành phần H2O của nước ,nhưng nhờ khí-tính-vị có trong thực phẩm cây trái sẽ đem thành phần thuốc vào cơ thể tạo ra phản ứng thuận hay nghịch.

Trường hợp suyễn nhiệt nên ăn cam sẽ tạo ra khí mát cho phổi.Trường hợp không phải bệnh suyễn, cơ thể suy nhược thiếu vitamine C, thiếu sức đề kháng chống bệnh tật mặc dù ăn nhiều, người béo, cholesterol trong máu cao, không bị hàn hay nhiệt, nên ăn bưởi, vì hoạt chất trong bưởi không tạo ra khí hàn, khí nhiệt mà tạo ra khí thanh làm tiêu bớt chất béo như mỡ, cholesterol ..cho nên kinh nghiệm nhân gian thường nói cam hàn, quýt nhiệt, bưởi thanh. Ngoài ra khí được dẫn vào cơ thể bằng vị cũng đã có sẵn trong những hoạt chất khác ấy, tuy hàm lượng rất nhỏ, có cái ăn được ,có cái không ăn được Tây y không để ý, nhưng đông y lại dùng để chữa bệnh ,như vỏ quýt được gọi là trần bì dùng để sắc uống làm hạ đàm ,vì khí của nó làm tan, tính của nó ấm (ôn) và vị của nó hơi cay vào phổi, hơi ngọt vào tỳ và bao tử, nên dẫn đàm đi xuống ; cuống của trái hồng sắc uống dùng để chữa bệnh nấc cục vì khí vị của nó đi xuống bao tử làm hạ hơi ngăn nghẹn ở cổ họng ; như ớt có vị cay vào phổi, tính nóng làm ấm cơ thể , khí của nó vừa thăng vừa xuất cho nên khi ăn vào làm sắc mặt đỏ ,ở vùng sơn lam chướng khí cần ăn nhiều ớt, khi bị sốt rét ăn bao nhiêu ớt cũng không thấy cay ,vì hàn khí thấm sâu vào cơ thể chưa xuất ra được, nhưng nếu một người không bị sốt rét mà ăn ớt nhiều nó sẽ tạo phản ứng đẩy nhiệt khí ra ngoài làm xuất mồ hôi....

Một cách tệ hại do thói quen chúng ta thường hay mắc phải là thấy có ai mách bảo ăn thứ này tốt ,bổ ,ăn thứ kia không tốt ,điều đó không hoàn toàn đúng ,mặc dù phân chất thành phần thức ăn có nhiều chất bổ dưỡng ,không chứa độc tố, nhưng nếu hợp khí-tính-vị với cơ thể đang cần mới thành thuốc bổ, còn ngược lại khí-tính-vị không hợp với cơ thể thì làm hại cơ thể, cũng vì thế ăn uống để chữa bệnh theo phương pháp macrobiotic cũng không đạt được kết qủa mong muốn ,vì nó không đáp ứng được nhu cầu khí-tính-vị mà cơ thể đang cần.

Đông y đã có những kinh nghiệm tìm tòi khí, tính và vị trong cây cỏ dùng để làm thuốc chữa bệnh, có những kinh nghiệm nghiên cứu sự vận chuyển của khí trong cơ thể đối với từng tạng phủ bằng những thử nghiệm trực tiếp trên cơ thể bệnh nhân qua bao nhiêu thời đại mới đúc kết thành quy luật khí hóa của âm dương ngũ hành cho đến ngày nay vẫn còn áp dụng có kết qủa. Quan niệm của đông y ,mọi bệnh tật xảy ra đều do sự biến đổi của khí trong hệ thống khí hóa của tinh-khí-thần.

KHÍ CỦA TINH có trong thực phẩm, cây trái, và các loại thuốc cây cỏ, được xét theo 3 tiêu chuẩn khí, tính và vị . Thành phần nguyên tố, các hợp chất và các hoạt chất khác có trong thực phẩm, cây, cỏ, hoa, lá, được phân chất theo tây y là thành phần chính của thuốc nhưng đông y còn phải biết đến khí của nó là gì, tính của nó là gì và vị của nó là gì mới có thể biết cách sử dụng trong việc chữa bệnh.

Khí của một loại cây cỏ phải có một trong tám đặc điểm như đi lên, xuống, vào, ra , hòa hợp, thu giữ, cho ói ra, cho đi đại tiện (gọi là khí thăng, giáng, liễm, xuất, hòa ,cố , thổ, hạ.).

Tính có thứ làm mát (hàn),làm nóng (nhiệt),làm ấm ( ôn ), làm khô ( táo ), làm chuyển động (phong), làm ẩm thấp (thấp) .

Vị để dẫn thuốc vào tạng phủ như vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng ,chất mặn đẫn thuốc vào thận, chất ngọt dẫn thuốc vào tỳ, chất chua dẫn thuốc vào gan, chất cay dẫn thuốc vào phổi ,chất đắng dẫn thuốc vào tim. Vị tạo ra 3 phản ứng khác nhau tùy ở nồng độ nhạt, vừa hay đậm. Vị nhạt thì phản ứng nhẹ, chậm, vị vừa phản ứng mạnh hơn thì bổ, nếu đậm qúa mà tạng phủ không chịu nổi thì cho phản ứng nghịch thành tả làm hại tạng phủ.

Tuy nhiên phản ứng thuận hay nghịch lệ thuộc vào khả năng hấp thụ của tạng phủ .Thí dụ người bị bệnh tiểu đường do chức năng vận hóa của Tỳ yếu không có thể hấp thụ 100 % chất ngọt có trong dưỡng trấp ,mà chỉ có khả năng hấp thụ 20 % .Trong trường hợp số lượng chất ngọt vào cơ thể 30 % , khả năng của Tỳ chỉ chuyển hóa được 20% để nuôi cơ nhục ,còn dư lại 10% nằm trong máu và nước tiểu ,cho nên khi thử máu và nước tiểu thấy có đường, trường hợp này vị nhạt vào tỳ sẽ có phản ứng thuận, nếu vị đậm sẽ hại tỳ, nên vị dẫn thuốc vào tạng phủ phải tùy thuộc vào khả năng hấp thụ và chuyển hóa của tạng phủ khi có bệnh. Theo cách chữa của đông y không phải kiêng ăn đường mà cần phải làm mạnh tỳ cho tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa được nhiều lượng đường hơn để tỳ có thể hấp thụ được 30 ,40, 50, 60 %..

Nhờ vào nguyên tắc này mà chúng ta có thể chế biến thực phẩm hoặc thuốc cho phù hợp bổ hay tả cho tạng phủ khi cần thiết. Thí dụ loại thuốc củ gấu ( hương phụ ) khí của nó làm thông khí, khai uất, tiêu tích ứ kết , tính của nó làm điều hòa ,vị của nó ngọt dẫn vào tỳ. Nếu chúng ta muốn sử dụng khí và tính của thuốc để chữa bệnh tích tụ uất kết làm đau trong gan thì cần phải sao chế đổi nó thành vị chua, nếu tích tụ làm đau ở thận ,phải đổi vị của nó thành mặn, và tùy khả năng hấp thụ và chuyển hóa mà điều chỉnh vị nhạt, vừa hay đậm cho phù hợp với nhu cầu mà tạng phủ đang có bệnh.

Đối với thuốc tây cũng vậy, như calcium ai cũng cho là bổ xương ,nhưng đói với đông y, nếu chế biến có vị mặn dẫn vào thận để bổ xương, có vị chua vào gan thì không cần thiết cho gan ,tính của thuốc nóng làm hại gan và tim mạch trong trường hợp bệnh nhân có bệnh cao huyết áp và thấp khớp, chất calcium theo máu theo ống mạch làm cứng mạch và thoái hóa các đốt xương . Nếu chế biến có vị cay thì vào phổi sẽ có lợi trong trường hợp phổi yếu lạnh hoặc cấn phải làm mau lành những vết loét trong phổi . Khi bao tử bị loét, cần tráng lên vách thành bao tử chất magnésium, nhưng nếu hãng bào chế có loại magnésium vị ngọt, thuốc sẽ dẫn vào bao tử, nếu có vị cay thì nó không chữa bao tử mà vào phổi, nếu có vị mặn nó vào thận mà không chữa bao tử .Khi bao tử đau ,uống Malox có hiệu nghiệm vì trong Malox chế bằng cam thảo có vị ngọt dẫn vào bao tử, khí của nó là hòa hợp, tính của nó là ôn (ấm). Cho nên phương pháp chế biến thuốc hay chế biến thức ăn đúng với nhu cầu của bệnh tật đều tạo ra khí để thành thuốc chữa bệnh nên cũng gọi là khí công chữa bệnh.

Trong cách chế biến thuốc của đông y, người ta có thể thay đổi phần nào khí, tính và vị của nó nếu cần phải dùng đến nó. Thí dụ một loại thuốc có khí thăng (đi lên, tính lạnh (hàn), nếu vị dẫn thuốc vào tim sẽ ra sao, vào phổi sẽ ra sao , vào tỳ sẽ ra sao, vào gan sẽ ra sao, vào thận sẽ ra sao. Nếu vào tim trong lúc tim bị nhiệt làm nóng sốt nhức đầu ,thì tính lạnh làm mát đưa lên đầu sẽ có lợi làm mát đầu, giảm sốt ,nhưng nếu sốt rét cơ thể lạnh ,nhức đầu lạnh ,tim đập yếu ,nếu dùng loại thuốc trên sẽ chết người ,mặc dù trong thuốc không có độc. Ngược lại nếu bắt buộc phải dùng chất thuốc có trong loại thuốc đó người ta phải cho vị nhạt đi để tạo phản ứng nhẹ không gây nguy hiểm, hoặc sao chế rang, tẩm thêm chất khác cho tính thuốc bớt lạnh, hoặc cho thêm thuốc khác để trung hòa hoá giải bớt khí thuốc và tính thuốc .

Trong thức ăn cũng chế biến cách này để hóa giải những chất làm hại cơ thể mà vẫn duy trì được chất bổ dưỡng .Chẳng hạn cholestérol trực tiếp hoặc gián tiếp vào cơ thể không những bằng các chất béo của dầu mỡ, mà có ngay cả trong thức ăn không có dầu mỡ. Theo đông y ,nếu cơ thể đủ nhiệt năng do vận động nhiều làm chảy mỡ như những người làm lao động nặng thì cơ thể ăn bao nhiêu chất béo cũng không có bệnh cholestérol ,nhưng cơ thể ít vận động, thân nhiệt lạnh, bao tử yếu tiêu hóa chậm ( do nhiệt độ trong bao tử thấp dướI 41 độ theo tiêu chuẩn ) thì tất cả các thức ăn vào cơ thể gọi là dưỡng trấp không đủ nhiệt năng chuyển hóa thành khí huyết bồi bổ cho cơ thể mà tất cả đều biến thành đàm, cho nên đàm là hậu qủa của tính hàn trong bộ tiêu hóa không chuyển hóa kịp thời, do sai lầm trong cách ăn uống, nó có thể tạo ra đàm từ cam, trái bơ, nước cốt dừa, sản phẩm bơ sữa, pho mát, đậu xanh, tinh bột...chứ không hẳn là chỉ dầu mỡ, trong động vật, cholestérol có nhiều trong da gà ,trong thịt có nhiều mỡ, trong hải sản như tôm, cua ốc...

Muốn loại trừ cholestérol ngay trong chế biến thức ăn ,thì mỗi loại cholestérol có cách hoá giải khác nhau và đã trở thành kinh nghiệm nhân gian ,như gà thơm ngon ở da ,nếu bỏ da còn gì là đặc tính của thịt gà, muốn loại bỏ cholestérol của da gà cần phải luộc chung với lá chanh và da gà chấm với muối tiêu chanh, theo đông y thịt gà bổ phổi ,muối vào thận, tiêu làm ấm thận ,chanh vào gan để làm mạnh bộ máy lọc loại bỏ những chất cơ thể không cần .Cholestérol trong thịt heo sẽ trực tiếp làm tắc hệ thống tim mạch nên phải loại trừ bằng hành lá có khí làm thông ,có tính nhiệt làn tan mỡ, có vị đắng vào tim ,nó sẽ làm tan cholestérol trong hệ thống tim mạch ,vì thế trong nhân gian mới có câu con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi .Các loại ốc có tính hàn, nếu người có bụng không tốt ăn vào sẽ bị tiêu chảy, để làm mất hàn phải chấm với nước mắm ớt gừng thật cay, nước mắm chất mặn vào thận, tính của nó làm ấm, gừng vừa cay vừa ngọt vào bao tử làm mạnh bao tử, ớt có vị cay vào phổi làm ấm phổi ,thông khí xuất hàn ra ngoài cơ thể bằng mồ hôi. Hột vịt lộn bổ thận, tăng dương nhiệt được hoá giải bằng rau răm có vị cay vào phổi ,có tính hàn và khí đi xuống làm khí trong cơ thể được quân bình , nhưng nó đã đem được thành phần thuốc có trong hột vịt để bồi bổ cơ thể.

Trong cách ăn uống có những món mua ở tiệm thực phẩm, có những món mua ở tiệm thuốc bắc, nhưng nó là loại cây cỏ thiên nhiên đã chế biến để bảo quản được lâu ,và khi chế thành món ăn thức uống nó không có phản ứng gì với thuốc tây hay ta mà bệnh nhân đang điều trị ,cũng giống như người Á đông ăn cơm với cá mắm, còn người tây phương ăn bánh mì với bơ sữa ,cũng đều có thể uống thuốc tây hay ta để trị bệnh như nhau được . 

Ngay cả các bệnh viện Trung quốc , bệnh nhân được điều trị vừa thuốc tây vừa thuốc ta được chế biến thành thuốc chích giống như thuốc tây đã từ lâu ,thuốc đó như là một loại tân dược ,ở Việt nam trước giải phóng cũng vậy,chẳng hạn như thuốc mã tiền là loại thuốc bắc được tây y chế thành thuốc chích strychnine .Cho nên khi cơ thể bị bệnh về thần kinh gân cơ ,tê liệt khi cần phải dùng vị thuốc này thì đông y cho mã tiền, còn tây y cho chích strychnine .nếu mình bị cảm ho cần phải có chất sát trùng, thông phổi, dễ thở ,long đàm, bớt ho thì đông y cho xông lá tràm (khuynh diệp) hoặc uống thuốc có lá khuynh diệp khô, còn tây y cho chích eucalyptine là loại khuynh diệp tinh chế , hàm lượng mạnh hơn tốt hơn ,chứ thật ra hai vị thuốc tây-ta như vậy đâu có kỵ nhau. 

Tuy nhiên chúng ta để ý thành phần cấu tạo được phân chất theo khoa học thường là chất a,b,c..mỗi thứ bao nhiêu phần trăm, nhưng cộng laị không đủ 100% , số phần trăm thiếu đó được gọi bằng một tên chung là :các hoạt chất khác x% còn lại mà khoa học chưa tìm ra được. Cho nên nếu một bệnh cần phải chữa bằng chất a , chúng ta sẽ tìm thuốc nào có chứa nhiều thành phần a nhất ,bệnh khác cần chất b, chúng ta tìm thuốc nào có chứa nhiều thành phần b nhất..các thành phần khác có trong thuốc không hợp với bệnh sẽ tạo ra phản ứng phụ ,nhưng cũng có loại bệnh không tìm ra loại thuốc mà tây y có thì đông y vẫn chữa được là bởi vì căn bệnh đó không cần phải tìm vị thuốc ở đâu cho xa mà nó có sẵn trong thành phần hoạt chất còn lại , vì thành phần này đối với đông y nó mới tạo ra khí cần thiết mà cơ thể đang thiếu ,cho nên đông y dùng nguyên cả cây thuốc để có đủ khí ,tính và vị thuốc mà không mất đi một thành phần nào.

Nếu biết cách áp dụng các hoạt chất còn lại không đáng kể này vào cách chữa theo tây y cũng sẽ có nhiều kết qủa kỳ diệu. Thí dụ như khi chúng ta bị sổ mũi, tây y cho thuốc Contact C uống hoài không hết, dùng liều mạnh thì cơ thể bị choáng váng ,ngật ngừ mà cũng không khỏi, nhưng nếu chúng ta uống một phần ba viên prométhazine lúc tối trước khi đi ngủ, sáng dạy trước khi đi làm uống một phần ba, trưa uống một phần ba thế là lỗ mũi chúng ta đã khô không chảy nước mũi nữa .Tại sao vậy, thuốc prométhazine là loại thuốc chống dị ứng thành phần chính làm ngủ để điều chỉnh thần kinh dùng chữa phong ngứa ,nhưng hoạt chất còn lại của nó không được liệt kê trong đó có chất atropine chỉ cần một phần ba chất atropine có trong một viên thuốc đủ làm khô niêm mạc mũi ,và với số lượng một phần ba chất chính làm êm dịu thần kinh gây ngủ không đủ sức làm mình buồn ngủ nên vẫn có thể tiếp tục đi làm việc như thường lệ .Cho nên cách dùng thuốc phải biết phân biệt nặng nhẹ có trong thành phần thuốc mà không nên áp dụng một cách máy móc.

Cũng vì lý do này mà phương pháp ăn uống bao gồm cả các vị thuốc bắc liều lượng rất ít nhưng các hoạt chất cần thiết để chữa bệnh có trong đó mà khoa học chưa tìm ra lại có hiệu qủa chữa bệnh cao không ai ngờ được.

KHÍ CỦA KHÍ
gồm hai loại là :khí ở ngoài cơ thể do thời tiết và môi trường (có khí phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt), khí trong cơ thể là khí của lục phủ ngũ tạng như tâm, can, tỳ, phế, thận( có khí hỏa, phong, thấp, táo, hàn ), Khí ở trong và ở ngoài cơ thể lúc nào cũng giữ được quân bình thì sức khỏe tốt, chẳng hạn như thời tiết bên ngoài lạnh thì cơ thể phải mặc ấm, trong nhà phải mở sưởi để giữ thân nhiệt quân bình, ngược lại thời tiết nóng nực, trong nhà cần phải mở máy lạnh, máy quạt và mặc quần áo mỏng . Về ăn uống cũng vậy, khi thời tiết nóng ,hoặc cơ thể nóng, cần phải ăn những thực phẩm và cây trái có khí lạnh ,ngược lại ,thời tiết hoặc thân nhiệt lạnh, cần phải ăn uống những thực phẩm cây trái có khí nóng để tăng thân nhiệt...

Điều may mắn là tạo hóa cũng đã ban ơn cho con người có được những thực phẩm và cây trái mùa nào thức nấy để giữ khí trong cơ thể được quân bình ,chẳng hạn như mùa hè có dưa hấu, củ đậu ăn cho mát để giải khát, mùa đông lạnh có soài, nhãn, sầu riêng, ăn cho tăng thân nhiệt ..

Ngày nay khoa học có thể tạo ra được những trái cây trái mùa hoặc sự giao thương buôn bán giữa nước này với nước khác dễ dàng chúng ta có đủ loại cây trái nên không còn biết loại nào thuận mùa loại nào trái mùa để phân biệt tính hàn, nhiệt, ôn, táo , phong ,thấp để dùng cho hợp với sức khỏe khi bị bệnh.

KHÍ CỦA THẦN
do biến đổi tâm lý làm thay đổi xáo trộn khí trong cơ thể, đông y gọi là thất tình ( 7 loại tình cảm thay đổi ) như vui ,lo ,buồn ,sợ, giận, thương, ghét , làm xáo trộn tuần hoàn khí huyết trong cơ thể . Khi vui qúa hóa dại có ảnh hưởng đến tim ,lo qúa ăn mất ngon hại tỳ ,buồn chán hay thở dài hại phổi, sợ qúa vãi đái hại thận, giận qúa bầm gan tím mật sẽ hại gan .
Cũng nhờ biết rõ sự khí hóa của cơ thể có liên quan đến tinh-khí-thần và khí, tính,vị ,trong thực phẩm, cây trái ,ở thời tiết, ở con người ,nên đông y biết cách điều chỉnh giữ cho sự khí hóa lúc nào cũng quân bình và hòa hợp để duy trì sức khỏe và tuổi thọ.

B.Phương pháp uống :

Các loại thức uống cũng có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, nếu biết cách chế biến thức uống cho phù hợp với tình trạng bệnh ,nó sẽ trở thành vị thuốc làm tăng thêm khí ,nếu uống những chất không hợp với cơ thể lúc cần thiết nó sẽ làm hại khí trở thành bế tắc đình trệ không lưu thông được khiến việc chữa bệnh khó khăn hơn.
Ngay trong loại nước uống ,nếu xét đến khí-tính-vị ,chúng ta để ý thấy có 3 loại nước có 3 tác dụng khác nhau.:

Loại nước không làm giảm cân
:
Khi chúng ta khát, uống vào một lít nước trong ngày thì đi tiểu ra cũng mất một lít ,trọng lượng không bị giảm. Trong trường hợp cơ thể đang bị bệnh sốt, có vi trùng cần uống nhiều nước loại này để lọc máu, giải nhiệt, loại bỏ vi trùng theo đường tiểu ,thông thường là nước lã. Nhưng nếu ta biết áp dụng tính hàn nhiệt của nước ,thì phải uống nước mát, lạnh ( hàn ),để quân bình thân nhiệt làm giảm bớt điều kiện phát triển của vi trùng ,nếu uống nước nóng làm tăng sốt thêm. Nếu biết thêm một vị thuốc nào có khí đi lên (thăng), và vị đắng dẫn vào tim, thì nước uống này đã trở thành thuốc chữa cho tim mát ,hạ nhiệt ,giúp cho tim không rối loạn, tâm thần bớt mê man.

Loại nước làm tăng cân :

Khi chúng ta khát, uống vào một lít một ngày nhưng chỉ đi tiêủ ra 80-90 % ,số lượng nước bị giữ lại tích lũy dần làm tăng cân. Có nhiều nước loại này như nước cam, sữa tươi ,nước cốt dừa, sữa đậu nành lạnh..nhưng tăng cân còn tùy vào khả năng thải lọc của thận mạnh hay yếu .

Loại nước làm giảm cân :

Khi chúng ta uống vào cơ thể một lít, đi tiểu ra hơn một lít, cứ vào ít, ra nhiều lâu dần thể trọng giảm. Chất làm giảm cân có nhiều trong các loại trà, càng chát càng có tính co bóp chắt lọc nước ra khỏi cơ thể. Có nhiều loại trà có công hiệu giảm cân, trà hạ áp huyết, trà chữa bệnh tiểu đường, trà chữa bệnh cholestérol, trà chữa bệnh táo bón, trà chữa bệnh tiêu chảy, trà tiêu hóa, trà an thần giúp ngủ ngon...Do đó người Trung hoa ăn rất nhiều chất béo sẽ làm tăng cân, nhưng họ co thói quen dùng nước trà đặc làm loại mỡ và nước dư thừa ra ngoài cơ thể theo luật quân bình khí hóa, nên ít bị bệnh.

Điều quan trọng của cách uống nước là không được uống số lượng nước qúa nhiều mỗI lần, vượt qúa sức chứa của thể tích trực trường làm nhu động ruột yếu sau sẽ bị bệnh sa ruột, thoát vị bẹn, liệt ruột làm bón giả lâu ngày thành ung thư trực trường.
Ngoài ra, chúng ta cũng còn có những loại nước uống khác để chữa khỏi những bệnh tật nan y thời đại mà không cần dùng đến thuốc, và các loại nước này nấu như nước trà uống hàng ngày :

Nước gạo lức rang chữa bệnh tiểu đường :

Lấy 2 nắm gạo lức vàng, rang nhỏ lửa cho vàng, bốc mùi thơm là được, không nên rang cháy. Sau đó đổ 2 lít nước nấu nhỏ lửa, lâu chừng 1 tiếng, cạn còn 1,5 lít. Đổ vào bình thủy dùng uống thay nước mỗi ngày. Có công hiệu thẩm thấu rút đường trong máu theo đường tiểu ra ngoài, làm hạ đường xuống mức an toàn. Nhóm Khí công Y Đạo chúng tôi đã từng thử nghiệm thành công. So sánh lượng đường cho các bệnh nhân có bệnh tiểu đường mà chưa muốn dùng tây dược thử áp dụng phương pháp này là 9.8-13.4mmol, sau khi uống được 3 tuần lễ, đo lượng đường xuống còn 4.5-6.0mmol , và uống tiếp tục mức đường lúc nào cũng ổn định an toàn, vẫn có thể ăn được ít chất ngọt trong ngày, và do đó có thể uống suốt đời hay tạm nghỉ cho đến khi thử thấy đường hơi lên do ăn uống thì uống lại cũng không bị nguy hiểm như dùng thuốc.

Nước Sơn Tra chữa bệnh cholestérol, cao áp huyết :

Ra tiệm thuốc Bắc hỏi mua 1 túi Sơn Tra, giống như trái thanh trà phơi khô, loại này dân gian cũng thường dùng để nấu canh chua. Lấy 5 miếng nấu với l lít nước cạn còn nửa lít, đổ vào bình thủy. Sau khi ăn cơm xong, lấy uống l ly như uống nước trà mỗi ngày, sơn tra làm tiêu mỡ trong cơ thể. Cho nên vẫn có thể ăn được chất béo bình thường. Sơn tra giúp tiêu hóa tốt. Ngược lại, nếu không ăn chất béo, uống sơn tra một thời gian lâu có thể làm người mập sẽ ốm lại.

(Qúy vị có thể tham khảo thêm trong các tài liệu : Câu chuyện đông y 1,2,3,4...trong website này)