Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Áp huyết

Kính chào thầy .

Con có người bạn gái khá to và mập, nhìn cô ấy không ai nghỉ cô hay bệnh "cô trắng trẻo ,mập da hồng hào ".Nhưng thật ra cô ấy rất là nhiều bệnh như :hở tim hay mệt và máu có mỡ .Gần đây cô ấy thấy ăn không ngon hay mệt mỏi ,khó thở,chóng mặt đi khám bác sĩ bảo "bị rối lọan thần kinh thực vật ".
Con xin thầy giúp cho con hướng điều trị .Con cảm ơn thầy thật nhiều
Con Lê Ngọc Thu (VN)

Trả lời :
Trước hết phải đo áp huyết ở 2 cánh tay để biết áp huyết cao hay thấp, và sự chênh lệch khác biệt giữa hai bên. Để ý đến những dấu hiệu dễ phân biệt để chẩn đoán bệnh như :

1-Trừ trường hợp hở van tim bẩm sinh, còn đa số nguyên nhân do uống thuốc giãn mạch trong thời gian dài để điều trị bệnh áp huyết cao sẽ làm cho hở van tim. Lúc này đo áp huyết sẽ thấp, nhưng mạch đập sẽ cao để thúc đẩy máu tuần hoàn về tim cho kịp một chu kỳ, nên bị mệt.

2-Trưòng hợp mỡ đóng quanh màng bao tim, làm hẹp ống mạch :
Trong trường hợp này áp huyết bất thường lúc cao lúc thấp, có người thử trong máu có mỡ, có người không, nhưng thật ra, trong máu có mỡ là nguy cơ đưa đến mỡ đóng quanh màng bao tim, sau này kiêng cữ không ăn chất béo nữa, nên trong máu không có mỡ, nhưng trước đó mỡ đã bám vào vách thành ống mạch làm hẹp đường đi của máu.

Để ý khi máy đang đo, thí dụ bình thường máy đo đã bơm đến 170 rồi hạ xuống đến 65, sau khi ngưng sẽ cho kết qủa 3 số : tâm thu (số trên), tâm trương (số giữa) và mạch đập (số dưới) là 125/80mmHg mạch đập 75.
Nhưng những người có mỡ đóng quanh màng bao tim, có dấu hiệu thỉnh thoảng nhói ở giữa ngực, thì khi đang đo, có lúc áp huyết thấp như trên, nhưng cũng có lúc, trên đường tuần hoàn của máu bị vấp phải cục mỡ ở màng bao tim chặn lại khiến máy không bắt được tín hiệu, nên máy phải tự động bơm lạI lần thứ hai mạnh hơn lên đến 220 rồi mới hạ xuống từ từ cho đến khi ngưng hẳn, lúc đó áp huyết sẽ cao đến 180/110mmHg mạch 100.

3-Trường hợp áp huyết thấp cả hai bên tay do uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết lâu dài, thay vì áp huyết xuống bình thường thì phải bớt liều lượng, nhưng đa số các bác sĩ vẫn khuyên phải uống thuốc suốt đời, nếu không áp huyết sẽ lên trở lại, đó là một sự sai lầm của tây y gây thiệt thòi cho bệnh nhân dần dần bị thiếu máu tuần hoàn, sẽ yếu sức, tay chân vô lực, đi đến thiếu máu não, tê liệt. Dấu hiệu báo trước là thỉnh thoảng đi hay bị té ngã, nằm ngủ đôi khi như bị hôn mê. Tôi đã nhiều lần được người nhà của những bệnh nhân này mời vào bệnh viện chữa những trường hợp này, tôi hỏi tại sao lại đưa cụ vào bệnh viện, họ nói không hiểu sao cụ ở nhà đi đứng cứ hay bị té ngã nên mới đem vào bệnh viện để tìm xem bệnh gì. Khi vào thăm bệnh nhân, thấy bệnh
nhân nằm trên giường, chỉ có chân tay không có sức cử động nhúc nhích, còn tỉnh táo, nói được, nhìn vào tờ theo dõi bệnh lý, áp huyết đo khi mới nhập viện là 100/70mmHg, hai tuần sau xuống dần còn 90/65mmHg, và nhìn vào các loại thuốc đã chữa, vẫn thấy cho uống thuốc điều trị áp huyết. Tôi bảo người nhà ra nói với bác sĩ không nên cho bà cụ uống thuốc trị áp huyết nữa, bác sĩ điều trị cho rằng bệnh tâm thần, không có liên quan gì đến thuốc trị áp huyết, sau 1 tuần nữa áp huyết xuống 80/60mmHg, bà cụ chán nản đòi chết, cụ nói rằng, tôi đâu có bệnh gì, sao bây giờ tự nhiên chân tay lại không cử động nhúc nhích được, mà
nằm bệnh viện mãi bác sĩ tìm không ra bệnh. Người nhà hỏi ý tôi, bây giờ phải làm sao. Tôi nói nếu bệnh viện tiếp tục cho uống thuốc trị áp huyết nữa thì sức khỏe cụ sẽ tệ hơn, nên xin cho cụ về nhà, cho cụ uống thuốc bổ máu và làm tăng áp huyết lên trở lại bình thường thì khỏi. Họ xin cho cụ xuất viện, làm theo lời hướng dẫn của tôi, sức khỏe của cụ phục hồi nhanh và đã đi về Việt Nam vui hưởng tuổi già với con cháu bên quê nhà.

4-Trường hợp áp huyết chênh lệch nhiều ở 2 tay, bên qúa thấp bên quá cao, thí dụ một bên là 110/90mmHg mạch 80 và 160/96mmHg mạch 95, sẽ có những dấu hiệu tổng quát theo tây y gọi là rối loạn thần kinh, nhìn bề ngoài thì khỏe mạnh nhưng thực ra trong cơ thể đang ẩn tàng những căn bệnh mà tây y chưa tìm ra. Nếu bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng sẽ
thử xem đi đứng có lảo đảo không, có bị chóng mặt không, rồi kết luận là bệnh rối loạn tiền đình hay bệnh virus trong tai, riêng bệnh nhân có cảm giác bị ù một bên tai do áp huyết thấp, hoặc nghe tiếng trong tai bên áp huyết cao. Có những bệnh nhân không có dấu hiệu rốI loạn tiền đình hay virus trong tai, nhưng có dấu hiệu đau nửa đầu, thiên đầu thống hay migrain, nửa sọ đầu, da đầu mỏng bám sát vào hộp sọ, lấy ngón tay cào vào da đầu không có cảm giác đau, mà chì có cảm giác như cào vào cục đá, còn nửa bên đầu kia, cào vào có cảm giác đau, đó là dấu hiệu không đủ máu lên đầu để nuôi não, khiến nửa khối não chết dần
tạo ra khối u sọ não hay cancer não.

5-Trường hợp áp huyết hai bên đều thấp dưới 100/70mmHg, bệnh nhân có dấu hiệu hay quên, tóc rụng, tay vai đau, mất ngủ… vì trong người không đủ máu để tuần hoàn. Nếu chữa thuốc giảm đau tay, thuốc ngủ, thuốc chống rụng tóc là chữa ngọn, bệnh không thuyên giảm mà càng ngày càng nặng. Khi áp huyết xuống dưới 90/60mmHg khiến rối loạn tâm thần, ngủ hay bị ác mộng, nhiều bệnh nhân bị uống thuốc chữa bệnh tâm thần, từ năm này sang năm khác, liều thuốc càng ngày càng tăng, thần kinh
suy nhược thành ngớ ngẩn, điên khùng thật. Những trường hợp này tôi không chữa tâm thần mà cho dùng thuốc bổi máu tăng cường máu não và làm tăng áp huyết trở lại bình thường, sau một tháng bệnh hoàn toàn bình phục, đi làm trở lại bình thường.

Tất cả cách chữa cho từng trường hợp đã được viết đưa lên mạng, xin vào forum sau đây để xem, ở những mục Trang Chính, Thảo Luận, Bài Viết :
http://www.google.com/url?sa=D&q=http://groups.google.ca/group/forumkhicongydao/web/danh-sch-bi-vit-trn-doducngoc-org&usg=AFQjCNEC6Zki6e8fDdxl_EPyNDi-fOibTg

Thân
doducngoc