1-Về bệnh chứng mà con tấu trình (bệnh sa ruột bên bẹn phải) là do khí huyết không thông, nên hàn khí đọng lạI dưới tim, và cũng phát sinh từ tâm.
Khí lạnh đó lâu ngày kết tụ chuyển dần xuống tỳ vị làm bao tử giãn nở và nhu động ruột yếu sức nên khí kết đó tích tụ và có trọng lực chìm xuống gây ra chứng sa xệ ruột.Trị sa ruột có nhiều cách, mỗI cách mỗi huyệt như Thái Xung, Thái Bạch, Âm Lăng Tuyền, Bỉ Căn, Tứ Mãn, cũng đóng một vai trò quqn trọng trong việc phá tan vật ứ kết trong bụng, tức trong ruột, cả Thượng-Hạ uyển, nhưng ở đây Thầy thấy nên dùng Nhật -Nguyệt.
Ngoài ra đã có những đường kinh bệnh trầm kha trong chứng sa ruột là Kinh Tâm, Vị, Tỳ,TYhận, dĩ nhiên phảI có cả Kinh ĐạI trường rồi. Bệnh này muốn dứt phảI trị liệu luôn những đường kinh đó và cũng đòi hỏi thời gian lâu mau đó là do tài năng của người thầy trị bệnh.
2-Trường hợp của một bệnh nhân sau khi mổ cườm, mắt trái không nhìn thấy gì, mắt phải thị lực còn 30%
Mạch Âm-Dương Kiều ở huyệt Chiếu Hải, Thân Mạch, cùng hội tụ ngay tại mắt, bổ bên trái cơ thể bệnh nhân trong 10 ngày liên tiếp, nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục xen kẽ của các huyệt ở giai đoạn một 1 ngày dùng huyệt Mệnh Môn, bổ Nhiên Cốc, Hành Gian bên trái, giai đoạn hai một ngày kế dùng Mệnh Môn, Nhiên Cốc trái, Hành Gian trái, thêm Liệt Khuyết phải, Công Tôn phải. Và giai đoạn ba huyệt Chiếu Hải trái, Thân Mạch trái, một ngày kết tiếp theo sau đó, cứ bổ luân lưu như thế trong vòng 30 ngày rồi nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục tuần tự như cũ cho đến giai đoạn nào ngưng thì do tài của người thầy trị bệnh hay do yêu cầu của bệnh nhân.