Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Những phương pháp chữa bệnh cao áp huyết theo y học cổ truyền Trung Quốc

Theo nguyên nhân bệnh lý học của y học cổ truyền, cao áp huyết là do mất quân bình hòa hợp âm dương:
Phân biệt thành 2 loại:
1-Cao áp huyết do can hỏa vượng làm đau đầu, mặt đỏ, sung huyết lên mắt, môi miệng khô, dễ cáu giận, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch căng mạnh.
2-Cao áp huyết do can thận suy làm chóng mặt choáng váng, ù tai, đau lưng dưới, chân đùi yếu, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi đỏ, mạch căng đập nhanh.
Trong mỗi trường hợp, có thể có thêm triệu chứng đàm ẩm, tức ngực, thở mệt, hồI hộp, tê đầu tay chân, có thể béo phì, lưỡi đỏ, mạch đi nhỏ căng.

A-Chữa bằng ăn uống :

1-Củ tỏi muối chua ngâm dấm đường :
Mỗi sáng ăn 1-2 tép tỏi trước khi ăn điểm tâm.
Công dụng : Hỗn hợp tỏi dấm đường này có tác dụng làm hạ áp huyết.

2-Cần tây 100g, 5 lá hành, 5 tép tỏi, 5 củ mã thầy, 1 quả cà chua :

Cho 5 thứ thái nhỏ bỏ vào nồi đổ 4 chén nước nấu nhỏ lửa cạn còn 1 chén thành nước canh, uống mỗi tối trước khi đi ngủ .
Công dụng : Làm hạ áp huyết nhanh, tỏi cũng làm giảm cholesterol và áp huyết.

B-Chữa bằng huyệt : (Xem hình huyệt trong link :http://www.megaupload.com/?d=E87RLQEV)

Theo nguyên nhân bệnh lý học của y học cổ truyền, cao áp huyết là do mất quân bình hòa hợp âm dương :

Phân biệt thành 2 loại :

1-Cao áp huyết do can hỏa vượng làm đau đầu, mặt đỏ, sung huyết lên mắt, môi miệng khô, dễ cáu giận, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch căng mạnh .

2-Cao áp huyết do can thận suy làm chóng mặt choáng váng, ù tai, đau lưng dưới, chân đùi yếu, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi đỏ, mạch căng đập nhanh.

Trong mỗi trường hợp, có thể có thêm triệu chứng đàm ẩm, tức ngực, thở mệt, hồI hộp, tê đầu tay chân, có thể béo phì, lưỡi đỏ, mạch đi nhỏ căng.

3-Cách điều trị châm hay day bấm huyệt :

Mục đích chính làm hạ can hỏa, hạ áp huyết, bổ thêm âm, bình dương, hai huyệt chính quân thần là Khúc Trì (ĐT.11) và Túc Tam Lý (V.26)
Bổ sung thêm tá sứ là các huyệt : làm hạ can hỏa Thái Xung (C.3) Làm mạnh Can thận âm hư bằng huyệt Thái Khê (Th.3)
Nếu có nhiều đàm, tả Phong Long (V.40)
Đau đầu chóng mặt : Bấm Phong Trì (Đ.20) Hợp Cốc (ĐT.4)
Mất ngủ : Day bổ Thần Môn (T.6) Tam Âm Giao (Tỳ.6)
Hồi hộp : Day Nội Quan (TB.6) Tâm Du (BQ.15) làm thoải mái thần kinh cơ tim điều hòa nhịp tim .

4-Thủy châm :

Các bác sĩ Trung Quốc Tây y áp dụng châm huyệt bằng thuốc gọi là thủy châm có kết qủa hơn châm cứu :

Áp dụng 3 nhóm huyệt thay đổi mỗi ngày, tiêm 0.5 – 1cc procaine hydrochloride 0,25 hoặc tiêm 0.1mg reseroine vào mỗi huyệt (2 huyệt mỗi ngày) . Chích liên tiếp 10 ngày là một liệu trình rồi nghỉ.

a-Túc Tam Lý (V.36) Nội Quan (TB.6)
b-Hợp Cốc (ĐT.4) Tam Âm Giao (Tỳ 6)
c-Thái Xung (C.3) Khúc Trì (ĐT.11)

Ghi chú :

1-Châm cứu bấm huyệt có kết qủa làm hạ áp huyết tốt hơn.
2-Ăn chay, nhiều rau qủa, bớt mặn và chất béo, tránh stress sẽ có lợI cho bệnh nhân cao áp huyết trong việc điều trị.
3-Nếu áp huyết cao hơn 200/120mmHg không được châm bấm kích thích huyệt mạnh .
4-Bệnh nhân cũng có thể tự day bấm hai huyệt sau đây mỗI ngày cũng làm hạ áp huyết :
Nhân nghênh (V.9) và Thạch môn (MN.5)

5-Vỗ hay gõ nhẹ 2 thăn lưng dưới bằng bàn tay hay bằng dụng cụ massage mai hoa châm mỗi ngày 2 lần cũng làm hạ áp huyết.