Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Trả lời câu hỏi bệnh : 1-Ung thư bao tử di căn. 2-Sản phụ mập muốn ốm

Thư hỏi bệnh của Dung

Thầy Ngọc kính, Lời đầu thư, con thăm Thầy và gia đình Thầy mạnh khoẻ .Có 2 bệnh nhân như sau, con mạo muội hỏi Thầy, hy vọng có thể giúp họ phần nào.

Bệnh nhân thứ nhất:

Nam giới, tuổi tầm 50, nghề nghiệp công nhân, sống tại quận Tân Bình, Hồ Chí Minh, ung thư bao tử, di căn hạch ở bẹn và cổ và đã mổ. Đã điều trị hoá trị. Bị tái phát, Bác sĩ bó tay, chỉ định liều điều trị tiếp theo 10 triệu đồng Việt Nam / 1 liều thuốc x 6 lần nữa. Bệnh nhân không còn khả năng tài chính. Con xin hỏi Thầy bệnh nhân này còn hy vọng sống được bao lâu nữa, có thể điều trị như thế nào? Bệnh nhân vẫn còn khoẻ, ăn uống bình thường. Thể dục tĩnh công thiền...? Tập động công có làm bệnh năng hơn, hạch chạy nhiều hơn chăng?

Trả lời :

1-Bệnh nhân đang ở VN, muốn chữa bệnh bằng thuốc xin liên lạc với địa chỉ sau : http://www.www.thaythuoccuaban.com/ Phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn : 116B Đà nẵng Quận Ngô quyền - Hải phòng. Điện thoại: 84.031.3852577. GP : 197GCN HNY SYTHP

2-Chữa bằng khí công là chính, không bị phản ứng do thuốc, nên tập các bài sau trong 1 tháng rồi đi xét nghiệm lại sẽ có kết qủa tốt và ăn ngủ ngon, tiêu hóa tốt :

a-Cúi ngửa lưng 2 nhịp. (20 lần, ngày 4 lần trước và sau mỗi bữa ăn)

Kỹ thuật : Dang rộng hai chân, không hát, cuốn lưỡi ngậm miệng. Khi hít vào hai cánh tay thẳng song song đưa lên trời và cổ ngửa lên theo tay. Khi thở ra, cúi lưng đưa hai tay xuống theo, hai tay chạm đất, đầu gối thẳng.

Lợi ích : Khai mở thông khí huyết 2 mạch Nhâm-Đốc trong Kỳ kinh bát mạch, tăng cường hệ miễn nhiễm, đóng mở các khớp và đĩa đệm của cột sống làm mạnh lưng thận chữa đau lưng, đau xương cụt, thần kinh tọa khi hai tay chạm được đến đất, cúi ngửa làm thông máu não lên đầu chữa chóng mặt nhức đầu, hay quên.

b-Cúi ngửa lưng 4 nhịp (20 lần, ngày 4 lần trước và sau mỗi bữa ăn)

Kỹ thuật : Hai chân dang rộng bằng vai, nhịp thứ nhất hít vào, hai cánh tay đưa thẳng lên trời cổ ngửa theo. Nhịp thứ hai, nín thở hạ thấp đầu gối, cúi lưng thật thấp để 2 đùi ép vào bao tử và gan, cúi đầu xuống thấp hơn mông có thể nhìn ra sau qua hai chân, hai tay hạ xuống tiếp tục đưa ngược hai tay ra sau lưng chỉ thẳng lên trời. Nhịp thứ ba vẫn nín thở ngửa lưng, đứng thẳng kéo hai tay đưa thẳng lên đầu trở về vị trí cũ. Nhịp thứ tư thở ra bỏ hai tay xuống thư giãn.

Lợi ích : Khi nín thở và ép hai đùi vào bao tử và gan giúp bộ tiêu hóa chuyển hóa thức ăn, thay máu mới, thêm oxy cho gan và lá mía, giúp cho đường trong máu được hấp thụ và chuyển hóa để chữa bệnh ăn chậm tiêu, bệnh tiểu đường và bệnh béo phì.

c-Vặn mình 2 nhịp. (20 lần,ngày 4 lần, trước và sau mỗi bữa ăn)

Kỹ thuật : Chân và hai cánh tay dang rộng, cuốn lưỡi ngậm miệng, không hát. Bàn tay trái đặt vào cùi chỏ tay phải, khi hít vào, thân mình, tay và đầu quay sang phải nhìn ra sau lưng một góc 90 độ. Khi thở ra, hai tay mở ra, thân mình,và đầu trở về vị trí ban đầu, hai tay dang ngang như cũ. Tiếp tục hít vào, bàn tay phảI đặt vào cùi chỏ trái, cả thân mình và đầu cổ quay sang trái nhìn ra sau lưng một góc 90 độ, khi thở ra, quay trở về vị trí cũ, hai cánh tay dang ngang.

Lợi ích : Thông khí huyết Mạch Đới trong Kỳ kinh bát mạch, chữa cứng cổ gáy vai, đau hông sườn, kích thích chức năng tuần hoàn tim, lá mía, gan, bao tử, thận và chữa các đốt sống lưng bị thoái hóa .

d-Vặn mình 4 nhịp. (20 lần, ngày 4 lần, trước và sau mỗi bữa ăn)

Kỹ thuật : Hai chân dang rộng. Nhịp thứ nhất hít vào đưa hai cánh tay thẳng lên trời. Nhịp thứ hai, nín thở quay thân mình và đầu sang phải, cúi gập người xuống thấp, đầu gần đụng gối, hai tay tiếp tục đưa ngược ra sau lưng chỉ thẳng lên trời. Nhịp thứ ba, vẫn nín thở, hai tay đầu và thân mình đứng thẳng lên quay về phía trước như cũ. Nhịp thứ tư, thở ra thư giãn, đứng thẳng, hạ hai tay xuống xuôi theo thân mình. Tiếp tục lập lại từ nhịp thứ nhất đến nhịp thứ tư như trên nhưng quay người sang bên trái.

Lợi ích : Nín thở để ép hai bên sườn kích thích làm mạnh chức năng gan, lá mía, thận, để tự điều chỉnh insuline chữa bệnh tiểu đường, làm mạnh cột sống chữa đau lưng.

e-Vuốt trên Mạch Nhâm :

Dùng ngón tay cái đè vuốt từ mỏm xương ức xuống rốn 30 lần, khi vuốt xuống thở ra bằng miệng, bụng thư giãn cho mền.

f-Bài Nạp khí trung tiêu : ( 5 lần, mỗi lần lâu 1-2 phút, sau 5 lần nghỉ thư giãn, rồi Kéo đầu gối 30 lần, ngày4 lần trước và sau bữa ăn)

Nằm ngửa, hai bàn tay chồng lên nhau, nam tay trái ở dưới, tay phải ở trên, nữ làm ngược lại) đặt dưới xương ức (Đan điền thần) , dơ hai chân thẳng đưa lên cao khỏi mặt giường 45 độ, lâu 1 phút, cuốn lưỡi ngậm miệng hít thở tự nhiên bằng mũi trong suốt thời gian tập .Hết 1 phút, đặt chân xuống, vẫn cuốn lưỡi ngậm miệng, tay vẫn để đan điền thần, nằm thư giãn theo dõi hơi thở đang nhồi lên nhồi xuống ở bụng do mình mới vừa nạp khí, chờ nó nhồi hết (như sóng biển đang đập vào bờ để lôi kéo rác trên bờ ra biển cả giúp cho bờ biển sạch) khi nó nhồi là nó đang chuyển khí vào khắp nơi trong bụng, đưa oxy thêm vào cho các tạng, kích thích đụng vào các tạng cho nó chuyển động nhồi bóp đẩy độc tố, đẩy nước độc ứ lâu ngày trong bao tử, gan, tỳ, ruột, tan mỡ và nước tích lũy trong màng mỡ tam tiêu trước bụng, làm co bóp nhu động ruột, thận, bàng quang chữa được bệnh đi tiểu đêm và bệnh tuyến tiền liệt, đau tử cung dây chằng , cho nên ở thì nghỉ ngơi nghe khí nhồi chúng ta nghe được nước và những bướu khí tích tụ chảy xuống dưới bụng dưới . Tập bài Nạp khí trung tiêu 5 lần liên tiếp mất 10 phút .Sau khi tập xong hai qủa thận và thăn lưng bị ép cứng lại , nên phải tập thêm bài Kéo đầu gối .

Bài tập kéo đầu gối :

Đan hai bàn tay nắm một đầu gối, khi hít vào thì kéo đầu gối trái vào sát cánh tay, cho đùi đụng vào bao tử hay đụng vào gan, khi thở ra bỏ tay duỗi chân ra, rồi khi hít vào nắm đầu gối phải kéo vào, khi thở ra duỗi chân ra. Cứ kéo bên này bên kia theo hơi thở vào thở ra liên tục đều đều 30 lần, công dụng bài này vừa chữa đau lưng, sạn thận, vẹo cột sống lưng, thần kinh tọa, vừa nhồi bóp đường ruột, gan bao tử . Theo lý luận âm dương .Bụng là mặt âm, kéo chân vào và hít vào là dương tức là đang dùng dương chữa âm mà cũng là dùng dương chữa dương ở lưng

g-Tập Tĩnh công Thiền : (30-60 phút , ngày 3 lần sau 2 bữa ăn và trước khi đi ngủ)
Nằm ngửa, hai tay đặt tại Đan điền thần như trên, cuốn lưỡi đụng hàm trên sâu vào trong cổ họng, ngậm miệng , nhắm mắt, thở tự nhiên bằng mũi, chỉ theo dõi hơi thở vào thở ra bằng cách chú ý bụng đang phồng lên đang xẹp xuống (nhà thiền gọi là quán tức), sau khi quán tức được rồi thì qua phần đếm hơi thở (nhà thiền gọi là sổ tức), có nghĩa là khi bụng nó phồng-xẹp xong 1 lần, mình ghi nhận trong đầu là 1, phồng-xẹp lần nữa mình ghi nhận là 2, rồi 3,4,5,6,7,8,9,10, tiếp tục trở lại 1,2,3,4,5,6,7,8,9 nhưng mình đếm dồn lên là 20, rồi lại 1,2,3,4,5,6,7,8,9 rồi lại đếm dồn lên là 30, rồi lại 1,2,3,4,5,6,7,.8,9, 40 . Tập cho đến khi nghe bụng nóng, hai bàn tay nóng, sôi bụng, tiếng nước từ gan, bao tử, màng ngực chạy xuống bụng dưới . Nếu tập vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ đi vào hôn trầm rơi vào giấc ngủ sâu không mộng mị, nhưng nếu tập trong tình trạng tỉnh thức thì 1 giờ thiền tương đương với 2 giờ ngủ, cơ thể cũng không mệt mỏi khi thức dậy đi làm.
Khi tập thở lúc còn tỉnh thức là thời kỳ Sinh Hóa kiểm soát lại chức năng hoạt động của tạng phủ để chế biến lại thức ăn mà mình đã ăn giống như trâu bò đang nhai lại cỏ mà nó đã ăn. Khi ở thể thật tĩnh ngủ sâu, lúc đó cơ thể đang ở thời kỳ Chuyển Hóa biến chất bổ thành vinh vệ khí, biến đổi ra vinh khí để thành máu đi nuôi cơ thể da thịt xương cốt…biến đổi thành vệ khí là chất vô hình đi vào hệ miễn nhiễm phòng chống bệnh tật .
Bài tập tịnh công có 3 cách đặt tay :

Cách thứ nhất :
Quân bình âm dương, bàn tay duơng đặt trên Đan điền thần dưới xương ức, bàn tay âm đặt dưới rốn huyệt Khí Hải . Tay dương của Nam là tay trái, nữ là tay phải . Đan điền Thần là địện dương nối với tay dương. Đan điền tinh là điện âm nối với tay âm, đó là cách nối mạch truyền khí và tích lũy khí vào tạng phủ để điều hòa âm dương theo nguyên tắc bảo toàn năng lượng .

Cách thứ hai :
Hai tay để vào Đan điền Thần để hoàn toàn tăng dương tăng Sinh Hóa, chữa bệnh âm, ăn không tiêu, tiêu chảy, thiếu máu, áp huyết thấp, người lạnh, sốt rét….Tay trái nam để dưới xương ức, tay phải chồng lên trên , nữ đặt tay ngược lại..

Cách thứ ba :
Hai tay để vào Đan điền Tinh ở huyệt Khí hải, nam tay phải để dưới, tay trái chồng lên trên ,nữ đặt tay ngược lại ,để tăng âm, tăng Chuyển Hóa, chữa bệnh dương,chữa các bệnh táo bón, người nóng, khát uống nước nhiều, áp huyết cao, sốt nóng…

Khi tỉnh thức tập thở là đang ở thời kỳ Sinh hóa trong chu kỳ chuyển hóa, khi đi vào giấc ngủ sâu, tất cả biến thành chuyển hóa, chuyển chất bổ đã biến thành máu chuyển thành tinh khí, tập một thời gian liên tục thì lại chuyển tinh hóa khí giai đoạn hai diệt dục để hoàn tinh bổ não biến khí hóa thần, tập bài này suốt đời không có hại để chuyên thần hoàn hư có nghiã là thay đổi tế bào não, cải lão hoàn đồng, tăng cường trí nhớ trí thông minh.
--------------------------------------------------------------------------

Bệnh nhân thứ hai:

Phụ nữ, tuổi gần 30, mới sinh con hơn 1 tuổi, cao khoảng 1m50, cân nặng 95kg, háu ăn. Người chồng hoảng quá đã ly dị. Hiện cô ây sống với Mẹ ruột tại huyện Cần Giờ, Hồ Chí Minh, gia đình neo đơn. Có thể day bấm huyệt, tập thể dục hay ăn uống thế nào để có thể giảm cân mà vẫn có sữa cho con bú... Con mạo muội có đôi dòng xin hỏi Thầy. Kính, dungnt

Trả lời :

1-Tập khí công :

a-Đứng tấn ngũ hành lâu 10 phút trở lên, một ngày 4 lần.

b-Nạp khí trung tiêu sau bữa ăn (5 lần, mỗi lần lâu 2 phút)

2-Ăn uống :

Bớt ăn thịt, chất béo và ăn ít cơm

Chỉ ăn và uống nhiều nước rau khoai lang, râu bắp, bắp cải, rau muống, uống nước cơm hay nước cháo, những thứ này làm cho người mẹ ốm, không lên cân nhưng đủ chất bổ, khoáng chất và vitamine cho đứa trẻ bú.