Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Bài tập kiểm chứng những huyệt làm tăng giảm áp huyết

Bài tập kiểm chứng những huyệt làm tăng giảm áp huyết:

Cách thử nghiệm :
Dùng máy đo áp huyết đo cho một người có bệnh cao áp huyết ở hai vị thế nằm và ngồi :

1-Đo áp huyết tự nhiên cả hai tay trước khi bấm huyệt:
Ghi chú nhận xét.Tìm nguyên nhân và hậu qủa.của những trường hợp sau :
a-Có những bệnh nhân vẫn uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết mỗi ngày, nhưng tại sao khi đo áp huyết vẫn cao?
b-Có những bệnh nhân vẫn uống thuốc đều mỗi ngày, và đo áp huyết mỗi ngày bên cánh tay trái lúc nào cũng thấp dưới 120mmHg, nhưng tại sao khi đo áp huyết bên cánh tay mặt áp huyết vẫn cao hơn 140mmHg?
c-Có những bệnh nhân vẫn uống thuốc đều mỗi ngày nhưng không theo dõi áp huyết, khi đo áp huyết tay trái khoảng 110mmHg, nhưng tại sao khi đo áp huyết bên tay phải lại dưới 100mmHg.
d-Có những bệnh nhân vẫn uống thuốc chữa cao áp huyết gần như bệnh cao áp huyết không còn, khi đo cả hai tay đều ở khoảng 90-100mmHg mà tại sao tây y vẫn tiếp tục cho uống thuốc giảm áp.
e-Có những bệnh nhân vẫn uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết đều, sáng đo áp huyết cánh tay trái thấp dưới 130mmHg, nhưng cánh tay phải bị run, tây y chẩn đoán là bệnh Parkinson, nhưng thực ra đo áp huyết tay phải tăng cao trên 160mmHg.

2-Sau khi đo xong áp huyết 2 tay, rồi áp dụng các động tác Cào đầu, Day 10 đầu ngón tay chân . Rồi đo lại áp huyết 2 tay, ghi nhận những trường hợp trên có sự khác biệt gì ?

3-Nếu châm nặn máu 12 tĩnh huyệt hay Thập tuyên, rồi đo lại áp huyết 2 tay, ghi nhận những trường hợp trên có sự khác biệt gì ?

3- Đo lại áp huyết bên tay có số đo cao hơn. Vẫn để máy ở tay, học viên bấm kiểm chứng từng huyệt và đo lại trong lúc đang bấm huyệt.. Ghi nhận xem huyệt nào làm giảm áp huyết, và huyệt nào đã làm giảm áp huyết xuống nhiều nhất.:

Huyệt Hợp Cốc : (So sánh áp huyết xuống được bao nhiêu ? Thí dụ từ 160mmHg xuống còn 140mmHg…)
Huyệt Thái xung , Hành Gian, hoặc vuốt từ Thái xung xuống Hành Gian, Ế Phong, Khúc Trì, Trung Phủ, Chiên Trung, Trung Quản, Khí Hải, Tả Túc tam lý, Dũng Tuyền.

4-Đo lại áp huyết bên tay có số đo thấp hơn. Vẫn để máy đo ở tay, học viên bấm kiểm chứng từng huyệt và đo lại trong lúc đang bấm huyệt. Ghi nhận xem huyệt nào làn tăng áp huyết.

Huyệt Vân Môn, Nhĩ môn, Bách Hội, Đại lăng, Đại chùy, Bổ Túc tam lý, Trung đô, Vuốt từ Hành Gian lên Thái xung.

5-Không sử dụng bấm huyệt, chỉ bệnh nhân nhiều cách tập thở khác nhau, rồi đo lại áp huyết sau khi thở, ở mỗi vị trí tập trung khác nhau như Thở ở Bách Hội, Đan Điền Thần, Đan Điền Tinh, Dũng Tuyền, Mệnh môn. Lao Cung. So sánh huyêt nào làm tăng, huyệt nào làm giảm.

6-Sau khi quân bình áp huyết ở 2 tay bằng huyệt, bên cao bấm huyệt làm cho xuống thấp, bên thấp bấm huyệt làn cho tăng cao, cho đên khi 2 bên quân bình, đều nhau, Rồi so sánh với phương pháp không cần làm quân bình áp huyết hai tay, vẫn để bên cao bên thấp, chỉ tập luyện hơi thở, rồi đo lại áp huyết, có sự khác biệt gì ?