Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Những bệnh nhân bị bệnh do thói quen uống nhiều nước

Những người có thói quen uống với số lượng nước lớn từ 500cc trở lên mỗi lần, trong ngày uống nhiều lần hay dù chỉ ngày 1 lần, cũng đã làm giãn cơ ruột mất trương lực, lâu dần làm liệt cơ ruột, khúc ruột trương phình, phân chứa 2-3 ngày hay 1 tuần mới đầy khúc ruột trực trường mà không ra được nên bệnh nhân tưởng bị bón, phải uống thuốc xổ mới ra, đông y gọi là bón giả, thực ra phân ra vẫn nhão chứ không khô cứng, thuốc xổ làm kích thích co bóp cơ ruột trực trường, nếu lạm dụng thuốc xổ sẽ làm cơ ruột yếu dần, từ đó, số phân chứa lâu ngày không ra được làm nặng bụng, sa xệ ruột chèn ép động mạch háng, dẫn đến những bệnh đau sưng đầu gối, khớp háng, kéo theo thần kinh lưng, làm đau lưng, chén ép đĩa đệm các đốt sống lưng L4,L5,S1 gây ra bệnh gai đốt sống, mòn đĩa đệm, nhiều khi phải bị mổ oan uổng vì một thời gian sau khi mổ những cái đau trước khi mổ lại xuất hiện như cũ...

Ở vị thế đứng, bụng to giống như phụ nữ có thai gần ngày sinh, chèn ép đường tiểu, sưng phù tuyến tiền liệt ở đàn ông, sưng đau đầu gối, mòn khớp gối, đầu gối có nước, sưng phù mắt cá, tê mất cảm giác vì gan bàn chân dầy, bênh còn nhẹ chỉ bị một bên chân, đùi, háng bên trái phần bên trực trường, bệnh lâu ngày trở thành nặng lan sang hai bên chân, cuối cùng chức năng thận không chuyển hóa lọc nước được làm xáo trộn áp huyết. Thông thường áp huyết ở hai tay tăng cao trên 140/90mmHg, ngược lại, áp lực tuần hoàn ở hai chân yếu đi, đo áp lực huyết ở hai chân dưới 140/90mmHg . Theo tiêu chuẩn khí công, áp lực khí huyết trung bình của người khỏe mạnh, ở tay từ 120-130/80-90mmHg, ở chân 140-150/80-90mmHg.

Dưới đây là những trường hợp điển hình của những bệnh nhân khai đã có thói quen uống nhiều nước, đã bị những bệnh kể trên, đã từng chữa physiotherapy, chiropratique, châm cứu, uống thuốc đông y, và từng uống thuốc giảm sưng đau của tây y hoặc chích cortison cũng không có kết qủa. Họ đến xin học khí công để tự chữa bệnh.

Trường hợp 1 :

Một nữ bệnh nhân, đi đứng nặng nề khó khăn, bụng to đầy nước, đầu gối, chân và mắt cá bị sưng.

clip_image002

Huyệt Xung Dương bị đau

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image010

clip_image012

1-Đo áp huyết tay trái đo được 167/86mmHg mạch 79, tay phải 145/84mmHg mạch 77.

2-Được hướng dẫn tập thở để làm hạ áp huyết, giảm sưng đau, bằng cách thổi chong chóng theo nguyên tắc : không được hít vào bằng mũi, không được nâng ngực nâng vai, chỉ thở ra bằng cách thổi hơi ra. Có 3 thì :

Thì thứ nhất : Phình bụng từ từ lâu 5 giây.

Thì thứ hai : Há miệng thổi hơi ra dài, lâu 7 giây, làm cho chong chóng để cách xa miệng 1-2 gang tay quay được.Khi thổi ra phải để ý bụng cũng xẹp từ từ xuống, bụng từ từ mềm, không được gồng nén cứng gân bụng.

Thì thứ ba : Hơi há miệng buông lỏng cơ thể nghỉ , chờ bụng đầy hơi để tiếp tục trở lại thì thứ nhất.

clip_image014

clip_image016

clip_image018

3-Bà tập thổi chừng 10 hơi, bấm máy đo lại tay trái xuống còn 146/79mmHg mạch 75, tập thổi lần thứ hai 10 hơi rồi đo lại, áp huyết xuống còn 139/89mmHg mạch 84, xuống thấp nhất được 116/78mmHg mạch 70.

4-Khi bà biết cách thổi đúng, không cần đến chong chóng, nguyên tắc tập thở của khí công là : chậm, nhẹ, sâu,lâu, đều, bình thường (tự nhiên, không gò ép, không mệt mỏi, không thở dốc sau khi tập ) tập đến trình độ hơi thở thành thói quen tự nhiên trước khi tập và sau khi tập cũng không bị hụt hơi. Bà tự tập không cần hướng dẫn, đo lại áp huyết tay trái xuống còn 131/77mmHg mạch 72. Nếu vừa tập thở vừa bấm huyệt Hợp Cốc, áp huyết tay trái xuống còn 129/77mmHg mạch 69, tay phải xuống còn 125/72mmHg mạch 68.

clip_image020

clip_image022

clip_image024

5-Bà khai vẫn uống thuốc trị cao áp huyết đều, nhưng không ngờ áp huyết hai tay lại khác nhau, và bà cũng không hiểu tại sao sau khi uống thuốc buổi sáng đo áp huyết ổn định, tại sao bây giờ lại cao. Tôi hỏi sau khi đo áp huyết bà có uống nhiếu nước không ? Bà trả lời : Có, vì uống nhiều loại thuốc nên phải uống nhiều nước.

Đó chính là lý do làm xáo trộn áp huyết mà ít có ai ngờ tới, nếu phải uống thuốc suốt đời thì con đường cuối cùng vẫn bị Stroke ít ai tránh khỏi .

Trường hợp muốn giảm mập, hạ mỡ trong máu, hạ áp huyết, tiêu bớt nước, đông y thường dùng trà Sơn Tra uống sau bữa ăn. (xin xem bài công dụng của Sơn Tra)

------------------------------------------------------------------------------------

Trường hợp 2 :
Một nữ bệnh nhân chân yếu không đi được, khai bệnh cao áp huyết, mệt tim, chóng mặt nhức đầu, uống rất nhiều thuốc tây dược trị cao áp, tiểu đường, cholesterol, xốp xương, thuốc loãng máu, tim mạch, an thần, thuốc ngủ, táo bón.. do đó phải uống nhiều nước, bị đi tiểu đêm mất ngủ…

Đo áp huyết tay trái 199/104mmHg mạch 85, tay phải 236/96mmHg mạch 81
Bệnh nhân này không tập thổi được, chỉ hướng dẫn nằm tập thiền, để hai bàn tay chồng lên nhau tại Đan điền Thần, hoàn toàn thư giãn, chỉ nghĩ đến huyệt Mệnh Môn ở sau lưng mỗi khi thở ra, khi nào cảm thấy lưng nóng ấm thì áp huyết sẽ hạ và sẽ đi vào giấc ngủ dễ dàng. Bệnh nhân sau khi tập 15 phút, đang nằm ngủ.

clip_image026

clip_image028

clip_image030

clip_image032

clip_image034

clip_image036

-----------------------------------------------------------------

Trường hợp 3 :
Nam bênh nhân khai cao áp huyết nhưng vẫn uống thuốc trị cao áp huyết đều vì thế áp huyết đã ổn định, chỉ đau lưng, gối, sưng chân, tiểu đêm, ung thư tuyến tiền liệt.

1-Khi đo áp huyết bên tay phải cao đến 172/108mmHg mạch 78, ông rất ngạc nhiên. Theo kinh nghiệm của khí công, tây y không bao giờ đo áp huyết bên tay phải, và cũng ít có bệnh nhân nào ngờ rằng hai bên tay áp huyết lại chênh lệch nhau nhiều đến thế, nếu tay phải thường xuyên đau khó cử động, bàn tay không nắm chặt đồ vật được, chính là nguyên nhân áp huyết cao bên tay phải, thần kinh ngoại biên bị co rút làm các gân cơ vai, khuỷu tay, cổ tay bàn tay co rút đau, nhiều bệnh nhân còn bị mổ cổ tay cườm tay một cách oan uổng. Khi làm hạ áp huyết tay phải xuống thì thần kinh ngoại biên được thả lỏng, máu sẽ lưu thông trở lại, tay sẽ hết tê đau. Nhưng muốn nắm chặt bàn tay có sức lực bình thường như bàn tay trái thì cần phải chích lể 5 đầu ngón tay để lấy ra những huyết ứ đặc đỏ bầm, rồi tập khí công cử động bàn tay, lúc đó bàn tay sẽ linh hoạt như cũ.

clip_image038

clip_image040

2-Hình dưới bệnh nhân được hướng dẫn cách làm hạ áp huyết bằng cách tự bấm huyệt Hợp Cốc và đo lại hai tay, áp huyết tay phải xuống còn 130/98mmHg mạch 75, tay trái 128/81mmHg mạch 75.

clip_image042

clip_image044

3-Bệnh nhân được hướng dẫn tập động công, tĩnh công, Nạp Khí Trung Tiêu để tự chữa những bệnh tuyến tiền liệt, tiểu đêm, sưng đau đầu gối, chân...

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Trường hợp 4 :
Nam bệnh nhân khai có bệnh tim mạch, khó thở, mất ngủ.

Bệnh nhân cho biết trước kia uống nước nhiều, đầu gối sưng, đã phải mổ cả hai bên đầu gối, nay đầu gối bị cứng không co vào được, bệnh nhân đến xin tập thở thiền để chữa bệnh khó thở và mất ngủ. Đo áp huyết bình thường.

clip_image046

-------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường hợp 5 :
Nam bệnh nhân khai bệnh đau lưng, đang uống thuốc trị cao áp đã được ổn định.

1-Đo áp huyết tay trái 130/91mmHg mạch 81, đó là áp huyết bình thường, lý tưởng của những người bệnh cao áp huyết mà tây y thấy là đã ổn định.

clip_image048

2-Khí công đo áp huyết cả hai tay để tìm nguyên nhân hư thực của khí và huyết, vì theo lý thuyết khí công, bất cứ một loại bệnh nào mà cơ thể có đều làm xáo trộng khí huyết trở thành hư hay thực, và chính máy đo áp huyết sẽ kiểm chứng được lý thuyết của đông y khi công là đúng hay sai.
Sau khi đo áp huyết tay phải, bệnh nhân đã ngạc nhiên không ngờ áp huyết lại cao đến 170/115mmHg mà mạch 81vẫn đều như tay trái.

clip_image050

Như vậy có nghĩa là không hẳn loại thuốc trị cao áp huyết nào cũng làm giảm đều áp huyết ở cả hai tay. Theo kinh nghiện khí công, đa số những bệnh nhân được gọi lá áp huyết ổn định vì được theo dõi kiểm soát áp huyết bên tay trái mỗi ngày, bỗng nhiên bị stroke gây tai biến mạch máu não làm liệt nửa người mà không ai hiểu vì sao ?

3-Đối với khí công áp huyết là khí lực tuần hoàn khắp mọi nơi mọi chỗ trong cơ thể, nếu bị tắc nghẽn ở một nơi nào đó mà khí huyết không tuần hoàn đến được, gây ra đau tê nhức sẽ làm tăng áo lực khí ở nơi khác hay áp lực khí sẽ dồn máu về tim mạch…
Nguyên nhân của tai biến mạch máu não theo lý thuyết đông y khí công đều do tinh-khí-thần bị xáo trộn bất bình thường :
Tinh : Là do thức ăn uống, thuốc men đúng hay sai. Khí là hơi thở, điều kiện môi trường sống, và khí vị của thức ăn uống phù hợp hay không phù hợp với cơ thể. Thần là do tình cảm tâm lý bất bình thường tác động lên hệ giao cảm và đối giao cảm trên hệ thần kinh trung ương, tạo ra những xung động tốt hay xấu…Tất cả được quy về âm hay dương.( thức ăn thuốc uống có âm dương, khí có âm dương, tinh thần có âm dương) Khi âm dương quân bình, cơ thể được khỏe mạnh không bệnh tật, khi âm dương mất quân bình, nhiều âm quá, nhiều dương qúa gọi là bệnh thực chứng, thiếu dương qúa, thiếu âm qúa gọi là bệnh hư chứng, bệnh nặng hơn khó chữa hơn là dư âm thiếu dương, dư dương thiếu âm. Đông y khí công dựa vào tiêu chuẩn âm dương để tái lập lại quân bình theo tinh, theo khí, theo thần .
Do đó, máy đo áp huyết của tây y đã giúp cho đông y khí công rất nhiều trong việc xác định âm dương, hư thực của bệnh, và cũng nhờ vào máy đo áp huyết mà biết cách điều chỉnh lại khí huyết bằng hơi thở hay bằng cách điều chỉnh khí huyết bằng các huyệt đạo trên kinh mạch, để thấy rằng lý thuyết kinh mạch của đông y từ ngàn xưa đến nay hoàn toàn đúng sự thật.

4-Sau khi hướng dẫn bệnh nhân tập thở, và đo lại áp huyết tay phải đã xuống còn 120/59mmHg mạch 65

clip_image052

5-Hướng dẫn bệnh nhân nằm tập động công Bài Kéo Đầu Gối để thông khí huyềt sau lưng và tập Bài Cúi Ngửa 4 Nhịp để về nhà tự tập mỗi ngày 2 lần, mỗ lần 15 phút cho khỏi bệnh đau lưng.

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Trường hợp 6 :
Nam bệnh nhân khai bệnh sưng tuyến tiền liệt, sưng đau đầu gối, đau lưng, áp huyết cao. Nhìn bụng bệnh nhân phình to chèn động mạch hang cả ở vị thế nằm và đứng, lưng có vết mổ đốt sống lưng.

clip_image054

clip_image056

clip_image057

clip_image059

1-Đo áp huyết tay trái 147/107mmHg mạch 66, bên phải 166/81mmHg mạch 67 , chân trái 184/94mmHg mạch 65, chân phải 196/95mmHg mạch 57.

clip_image061

clip_image063

clip_image065

clip_image067

2-Sau khi hướng dẫn tập thở hạ áp huyết xuống mức trung bình cả tay và chân theo tiêu chuẩn khí công, bệnh nhân tập động công Cúi Ngửa 4 Nhịp, Dậm chân hát one, two, three, Nằm ngửa Kéo Đầu Gối, tất cả những triệu chứng đau đều giảm, bệnh nhân tiếp tục tập ở nhà mỗi ngày để cho khí huyết được lưu thông khắp cơ thể.

------------------------------------------------------------------------------------------

Trường hợp 7 :

Nữ bệnh nhân do uống nước nhiều bị sưng mắt cá chân, bàn chân nặng, bàn chân chạm đất không có cảm giác.

1-Đo áp huyết tay trái 96/62mmHg mạch 60 bệnh thuộc tâm hư thận âm thực.
2-Nằm tập thở làm tăng áp huyết, lên được 128/83mmHg mạch 95
3-Thận thực phải tả con là mộc để thận mất thực, thận âm bệnh lấy mộc dương là Kinh Đởm chữa, nhưng tâm âm hỏa hư phải bổ mẹ là mộc dương cũng là kinh Đởm. Thay vì Kinh Đởm mộc vừa tả vừa bổ, thì không cần tả bổ, chỉ cần kích thích bình bổ bình tả day bấm vừa đủ đau đầu ngón chân thứ tư hai bên và thông huyệt Khâu khư hai chân là sẽ bớt sưng.
4-Tập nằm Kéo đầu gối, Dịch Cân Kinh 4 Nhịp, Dậm chân hát one, twơ, three….

clip_image069

clip_image071

clip_image073

clip_image075

clip_image077

clip_image079

--------------------------------------------------------------------------

Trường hợp 8 :

Bệnh nhân chân yếu, sưng gối đau đi không được do uống nhiều nước.

1-Đo áp huyết tay trái 123/80mmHg mạch 63, tay phải 130/70mmHg mạch 61, chân trái 170/90mmHg mạch 69, chân phải 178/82mmHg mạch 64. chứng tỏ mạch tay ổn định, mạch chân bị tắc ở 2 háng, ấn đè vào huyệt Xung môn bị đau.

clip_image081

clip_image083

clip_image085

clip_image087

clip_image088

clip_image090

2-Nhìn trên ngực có vết mổ ngực ghép động mạch tim, cắt ống mạch ở chân trái, làm cứng khớp gối trái.
3-Giải huyệt, tập ép chân gối vào mông từng bên theo hơi thở ra để giảm đau, chích lể kinh Tỳ, Can đầu ngón chân cái làm thông khí huyết, đo lại áp huyết chân bên trái xuống còn 157/70mmHg mạch 63, bệnh nhân hết đau đầu gối.

clip_image092

Ống mạch chân trái bị cắt

clip_image094

clip_image096

4-Tập động công bài Cúi Ngửa thông khớp háng và làm nhỏ bụng.