Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Cách chữa Bệnh rối loạn cao áp huyết

Hãy cẩn thận một trường hợp khó chẩn đoán Bệnh rối loạn áp huyết lúc cao lúc thấp, vừa chóng mặt vừa nhức nặng đầu dễ dẫn đến sai lầm trong điều trị. Xin mời các bạn có bệnh cao áp huyết nghe câu chuyện kể sau đây để biết cách phòng ngừa :

Một bệnh nhân nam người ngoại quốc bước vào phòng mạch, khai bệnh một nửa đầu phía sau bên trái đau nhức nặng như đá , vừa hoa mắt chóng mặt, vừa nhức đầu mất ngủ, ông cho biết vẫn dùng thuốc trị áp huyết đều đặn .

Theo lý thuyết đông y khí công, đau nhức đầu thuộc thực chứng, hoa mắt chóng mặt thuộc hư chứng, như vậy bệnh thuộc vừa hư vừa thực. Tôi đo áp huyết cho ông ở hai vị thế ngồi và nằm ở cả hai cánh tay có kết qủa khác biệt như sau :
Ở vị thế ngồi : Tay phải 150/91mmHg mạch 67, tay trái 164/93mmHg mạch 67
Ở vị thế nằm : Tay phải 134/78mmHg mạch 57, tay trái 125/79mmHg mạch 62

Căn cứ vào số liệu đo được, đông y khí công chẩn đoán những động mạch sau cổ gáy bị tắc nghẽn ở thế đứng, phía bên trái nghẽn nhiều hơn, khiến cho máu dồn lên đầu mà không xuống được, mặc dù có uống thuốc, trong trường hợp này bệnh nhân dễ bị bể mạch máu sau não khi áp huyết càng tăng cao, hoặc bất chợt bị hoa mắt chóng mặt té ngã hôn mê bất tỉnh.

Ở vị thế nằm, hệ thống ống mạch nằm ngang, mạch máu được thư giãn sau cổ gáy, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn, nên áp huyết trở lại mức an toàn dưới 140/90mmHg, tuy nhiên , các bác sĩ điều trị dễ bị đánh lừa khi đo áp huyết bên tay trái được 125/79mmHg mạch 62 là con số lý tưởng, nhưng theo kinh nghiệm chữa bệnh cao áp huyết bằng khí công, khi bên tay trái xuống thì bên tay phải lên cao, do đó áp huyết đo được bên tay phảI là 134/78mmHg mạch 57.

Bệnh nhân đa số ỷ lại vào thuốc mà không chịu khó tập luyện thể dục để làm thông mạch máu, trường hợp này, bệnh nhân đã được hướng dẫn tập khí công 7 bài đầu trong cuốn băng DVD khí công đã phổ biến trên mạng video yahoo (các bạn đánh chữ: khicongydaoddn vào khung Search, sẽ hiện ra những video clip khí công), hoặc các bạn có thể sử dụng những link này :

DVD Bài Tập Động Công 1-11
http://video.yahoo.com/watch/2356426/7372625
DVD Bài Tập Động Công 12-19
http://video.yahoo.com/watch/2357488/7374684
DVD Bài tập Khí công 20-31
http://video.yahoo.com/watch/2357669/7375053
Tập Động công trong lớp
http://video.yahoo.com/watch/1783884/5909532
Luyện tập hít thở
http://video.yahoo.com/watch/1778828/5895766
Tập Tĩnh công trong lớp
http://video.yahoo.com/watch/1779129/5896685
Bài tập Tĩnh công
http://video.yahoo.com/watch/1789255/5922260
Thở Thận
http://video.yahoo.com/watch/1876237/6160576

Sau khi bệnh nhân tập Cào đầu, vuốt cổ gáy, chà gáy, chà tai, xoa mặt…theo 7 bài đầu của khí công, rồi đo lại áp huyết :
Ở thế ngồi : Tay phải đo được 128/90mmHg mạch 67, tay trái 135/91mmHg mạch 68
Ở thế nằm : Tay phải đo được 127/72mmHg mạch 59, tay trái 144/75mmHg mạch 58

So sánh sự thay đổi áp huyết chênh lệch ở cả 2 tay ở vị thế nằm và ngồi vẫn có những bất bình thường chưa ổn định, trong trường hợp này đông y khí công dùng bài tập thở thận Ý tập trung ở huyệt Mệnh môn sẽ làm cho áp huyết toàn cơ thể được ổn định cả ở 2 tay lẫn 2 chân. Sau khi tập thở Mệnh môn được 10 phút rồi đo lại áp huyết ở thế ngồi bình thường mà các bác sĩ thường đo :
Tay trái đo được : 123/80mmHg mạch 61, tay phải 123/79mmHg mạch 62

Đó là con số lý tưởng và an toàn nhờ vào cách tập luyện hít thở khí công. Mong rằng các bạn nên đo áp huyết thường xuyên mỗi ngày ít nhất 2 lần sau mỗi bữa ăn là lúc áp huyết tăng cao nhất, sau đó nằm tập thở Mệnh môn 15 phút, vừa giúp hạ áp huyết, vừa giúp sinh hóa chuyển hóa thức ăn nhanh hơn, sẽ làm hạ cholesterol, hạ đường, xuống mức bình thường, nhưng vẫn cứ tiếp tục dùng thuốc như thường lệ, và sẽ báo cho bác sĩ điều trị thay đổi liều lượng thuốc khi áp huyết xuống thấp.

Mời các bạn tham khảo bài viết : Những dấu hiệu của bệnh Cao áp huyết :

Bệnh cao áp huyết là bệnh thuộc tim mạch, có hai nguyên nhân :
Nguyên nhân nguyên phát gây ra bệnh cao áp huyết thường xuyên và nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh cao áp huyết bởi ảnh hưởng của một bệnh khác .

Thầy thuốc có thể nghi nguyên nhân do các loại thuốc khác gây ra bệnh cao áp huyết thứ phát như :
Thuốc ngừa thai, thuốc có chất cam thảo như Malox trị bệnh bao tử, thuốc xịt mũi làm co mạch để chữa bệnh nghẹt mũi, thuốc trị co giật trong bệnh Parkinson, thuốc trị phong thấp khớp, thuốc calcium trị bệnh xương, loại thuốc chữa bệnh trầm cảm I.M.A.O ( Inhibiteurs de Mono-Aminee-Oxydase ), thuốc ức chế enzyme monoamineoxydaza, các loại thuốc chữa dépression, thuốc suyễn, Histamine, Sulpirid, lạm dụng Vitamine D bị ngộ độc, lạm dụng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận trường, thuốc adrenalin, corticoid, dùng thức ăn có chất men tyramine như rượu, fromage, men bia, nấm, gan gà, khô mực, các trái cây như nhãn, xoài, sầu riêng, chôm chôm..hoặc do thói quen uống nhiều nước làm suy phù thận..

Thầy thuốc phải khám tim, động mạch, đáy mắt, chức năng thận, bàng quang và gửi đi xét nghiệm những gì cần thiết có liên quan đến chẩn đoán để so sánh kết qủa với những điều mình nghi ngờ khi chẩn đoán xem có đúng không, rồi mới quyết định cách chữa.

Phòng xét nghiệm thường xét nghiệm máu và nước tiểu để biết uré-huyết, glucoza-huyết, acid-uric-huyết, aldostérone-huyết, kali-huyết, lipid-huyết, calci-huyết, natri-huyết, phosphate-huyết, créatinine, ion đồ máu và nước tiểu, protein-niệu, cặn Addis, vi khuẩn trong nước tiểu, natri-niệu, kali-niệu, định lượng VMA (Vanillyl Mandelic Acide ) trong nước tiểu..

Chụp X-quang ngực xem động mạch, tĩnh mạch bị phình hay hẹp, X-quang đường niệu để tìm ra sự chậm bài tiết, vết tổn thương đường niệu, chụp thận, bàng quang tìm xem thận bị ứ nước hay ứ mủ hay teo thận, sỏi thận, đau nang, phình động mạch thận (khi nghe có tiếng thổi cạnh rốn ), xét điện tâm đồ, điện não đồ xem có tổn thương não, viêm não, áp lực sọ não hoặc do nguyên nhân tâm lý lo âu xung động mãnh liệt (raptus anxieux )đã làm cho biểu đồ dao động bất bình thường. Chụp đầu tìm khối u như u nguyên bào thần kinh giao cảm, u hạch thần kinh, u nguyên bào thận, u mạch tế bào quanh mao mạch thận hoặc do nội tiết tăng năng tuyến giáp, tăng năng vỏ thượng thận, hay suy thận, hay tắc mạch máu não...

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc khám phá và tìm bệnh, tìm nguyên nhân của một căn bệnh càng ngày càng nhanh chóng và dễ dàng hơn xưa, và với kinh nghiệm của thầy thuốc dựa vào kết qủa xét nghiệm, chúng ta có thể phân biệt được thế nào là cao áp huyết mãn tính, cao áp huyết do thuốc, cao áp huyết cấp tính kịch phát, cao áp huyết tâm thu, cao áp huyết tâm trương, cao áp huyết khi mang thai, cao áp huyết với giảm kali-huyết, cao áp huyết do dư calci trong máu, cao áp huyết do dư đường trong máu, cao áp huyết do thiếu máu nghiêm trọng hémoglobine dưới 7g/100ml, cao áp huyết do xáo trộn nội tiết dư hoặc thiếu hormone nhất là trong thời kỳ tiền mãn kinh, cao áp huyết bởi tăng tuyến hạch, hay bởi bệnh cường giáp do dư thừa calci không hấp thụ và chuyển hóa mặc dù uống calci nhiều mà vẫn xốp loãng xương, cao áp huyết do tim mạch như hở lỗ động mạch chủ, rò động mạch, tĩnh mạch, xơ gan, tổn thương thận..

Như vậy do xét nghiệm chúng ta thấy có hàng chục loại bệnh cao áp huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không truy tìm nguyên nhân, chỉ dùng máy đo áp huyết, thấy lúc nào cũng cao hơn tiêu chuẩn bình thường ( trên 140mmHg/90mmHg ) và có những dấu hiệu đau đầu ở phía gáy, ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, cảm giác ruồi bay trước mắt, chảy máu cam, tim đập bất bình thường.. ai cũng biết đó là bệnh cao áp huyết.

Bệnh cao áp huyết theo tây y không đơn giản dừng lại ở đây mà nó cứ phát triển mãi càng ngày càng nặng, phải uống thuốc suốt đời để thuốc giữ áp huyết được ổn định, nếu ngưng bỏ không uống thuốc bệnh sẽ tiến triển càng ngày càng nặng, Tây y chia ra làm 4 giai đoạn :

a-Giai đoạn một :
Đo áp huyết thấy cao thường xuyên, mà xét nghiệm không thấy có tổn thương thực thể ở tim, gan, thận, mạch, chỉ thấy có cholestérol hoặc, calci, hoặc Chlor, hoặc Natri trong máu cao, trong nước tiểu tăng.. cho nên người bệnh cần phải cữ ăn chất béo, chất mặn. Vì chất béo làm tăng cholestérol trong máu sẽ làm nghẽn hẹp ống mạch bao quanh tim, ăn mặn làm số lượng muối ClNa vào cơ thể không chuyển hóa và đào thải kịp sẽ bị kết tủa chất béo, làm tăng Chlor và Natri trong máu và trong nước tiểu. Có dư Natri-huyết dễ làm kết tủa cholestérol tập trung nơi ống mạch máu về tim làm tắc nghẽn những ống mạch quanh tim sẽ dẫn đến bệnh sang giai đoạn hai.

b-Giai đoạn hai :
Nếu cơ thể khỏe mạnh, phản ứng tự nhiên là ‘’ khi ăn mặn, phải khát nước’ ’tức là phản ứng tự động của cơ thể đòi tiếp tế thêm nước để chuyển hóa Cl và Na dư thừa ra đường tiểu để bảo vệ máu không dư Natri, nếu không Natri sẽ kết tủa chất béo làm tổn thương thực thể như tim bị dầy tâm thất bên trái, hẹp động mạch võng mạc, có protein-niệu hoặc créatinine-huyết tương tăng nhẹ.

c-Giai đoạn ba :
Dầy thất trái dẫn đến suy thất trái khiến qủa tim co bóp tuần hoàn lưu lượng máu không đều, xuất huyết não thành biến chứng tê liệt, nhẹ thì liệt mặt méo miệng do liệt thần kinh ngoại biên, nặng thì thêm bệnh Parkinson co giật đầu và tay chân, nặng nữa thì bán thân bất toại. Nếu không tổn thương não thì tổn thuơng đáy mắt làm xuất huyết võng mạc, sụp mí mắt, phù gai thị, nếu không tổn thương não hoặc tổn thương mắt thì bị cơn đau thắt ngưc ( angine ) làm nhồi máu cơ tim ( crise cardiaque ), nếu qủa tim còn khỏe sẽ có tổn thương thận như suy thận..

d-Giai đoạn bốn :
Cao áp huyết ác tính thuộc giai đoạn bốn thường gặp ở những người đã có bệnh ở các giai đoạn trên dù bệnh còn nhẹ hay vừa, nhưng chữa không đúng nguyên nhân, chỉ chữa cầm chừng ngăn ngừa không cho áp huyết tăng lên chứ không làn áp huyết hạ xuống mức bình thường, có khi không phải thuốc mà do sai lầm ăn uống, biến đổi tâm lý thần kinh, tự nhiên đau đầu dữ dội, đáy mắt xuất huyết độ 3 hoặc phù gai thị độ 4, huyết áp lên cao cả tâm thu lẫn tâm trương ( cả số đo trước, số đo sau ),khát nước nhiều, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, bệnh tiến nhanh làm tai biến mạch máu não hoặc tai biến ở tim ( stroke ) dẫn đến tử vong.

e-Biến chứng tai biến mạch máu não :
Biến chứng cuối cùng của bệnh cao áp huyết là tai biến mạch máu não do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân dùng thuốc trong điều trị không hợp lý làm rối loạn thần kinh não, tăng giảm áp lực sọ não bất thường bởi các chất Cl, Na, Kali, Calci, Glucoza, Uric tăng hoặc giảm trong máu, trong nước tiểu. Làm mạch máu khi căng khi giãn, bất ngờ làm đau nhức đầu kịch liệt kéo dài 24 giờ, không kịp tìm nguyên nhân qua xét nghiệm để biết chính xác do hóa chất nào trong cơ thể làm biến đổi sự căng mạch thái qúa, hay bất cập, mà chỉ tạm thời cho dùng thuốc an thần giảm đau cũng không thể nào ngăn chặn kịp thời tai biến mạch máu não.

Cũng có trường hợp mạch máu não thiếu máu, áp huyết đã xuống thấp, nhưng vì lo sợ không uống thuốc chữa áp huyết đều mỗi ngày, áp huyết sẽ tăng vọt lên cao trở lại, cho nên dùng thuốc qúa liều lượng không kiểm soát áp huyết mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp khiến áp huyết xuống dưới 100mmHg mà không hay biết, cũng gây biến chứng tê liệt chân tay xuội lơ vô lực mềm nhũn.

Ngược lại khi mạch máu não căng cứng do áp huyết tăng đột ngột trên 240mmHg sẽ đứt mạch, nếu đứt mạch nhỏ ngoại vi gây tê liệt méo miệng mắt, nếu đứt mạch gây tụ huyết trong não sẽ gây tai biến mạch mão não.

Các thể bệnh thường gặp trong tai biến mạch máu não như : Xuất huyết não, khối máu tụ trong não, nhũn não.

1-Xuất huyết não :
Dấu hiệu lâm sàng :
Nhức nửa đầu nhất là về đêm, kèm theo chóng mặt ù tai, đó là bên sẽ bị xuất huyết, có thể chảy máu cam, xuất huyết võng mạc. Bệnh tiến triển nhanh qua hai giai đoạn :
Giai đoạn mới phát :
Đột ngột té ngã hôn mê, hoặc bắt đầu bằng nhức đầu dữ dội, ý thức giảm dần, ngủ mê 1-2 giờ sau không chữa kịp sẽ tiến triển sang giai đoạn hai .
Giai đoạn hai nặng hơn, gồm ba hội chứng :
Hôn mê sâu : Rối loạn chức năng tiếp ngoại và chức năng thực vật ( coma ), mặt tái nhợt, thở như ngáy, rối loạn nước và các chất điện giải, rối loạn cơ vòng, toàn thân bất động, mất phản xạ giác mạc và đồng tử.
Liệt nửa người : Bên liệt giảm trương lực cơ, liệt mặt thể trung ương, liệt tay chân cùng một bên.
Rối loạn chức năng thực vật : Làm tăng tiết phế quản gây ứ nghẹt, khó thở, loạn nhịp thở, nhịp tim, tăng nhiệt, tăng áp huyết cao, mặt xanh hoặc đỏ, rối loạn dinh dưỡng, phù nề, đổ mồ hôi bên liệt, đa số 2/3 trường hợp tử vong trong vòng 10 ngày. Nếu qua khỏi, vẫn còn nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, dinh dưỡng, nước và điện giải.

2-Khối máu tụ trong não :
Khi xuất huyết não, máu chảy ra không xâm nhập vào nhu mô não mà ứ đọng tại chỗ tạo thành một khối u do mạch qúa căng hoặc dị dạng mạch. Ở người trẻ còn khỏe mạnh, có triệu chứng liệt nửa người hoặc hôn mê ngắt quãng lúc tỉnh lúc mê, để lâu không chữa đúng và kịp lúc bệnh nặng hơn làm tăng áp lực sọ não, cần phẫu thuật thần kinh kịp thời tránh được tai biến mạch máu não.

3-Nhũn não :
Khi mô thần kinh thiếu máu nuôi dưỡng do các mạch máu bị tắc nghẽn, co thắt hay hẹp, tùy theo vị trí tắc nghẽn sẽ có những dấu hiệu lâm sàng để phân biệt như sau :
Rối loạn lời nói : Do thiếu máu nơi bán cầu não.
Rối loạn cảm giác : Do khu vực cảm giác thần kinh hư.
Hôn mê liệt nửa người : Do tắc mạch máu não, nhũn não xẩy đến từ từ, nếu không chữa kịp thời.
Qua giai đoạn cấp tính trong thời gian 10 ngày thoát khỏi tử thần, bệnh hồi phục dần, còn lại di chứng liệt cứng hoặc liệt mềm tay chân vô lực.