Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

CCĐY 3 – NHỮNG DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC CỦA BỆNH CAO ÁP HUYẾT

Có những lúc bạn cảm thấy cơ thể bạn có gì trục trặc không ổn, sức khỏe mỗi ngày một biến đổi đáng lo ngại, cần phải đi khám tổng quát xem có bệnh hay không. Đôi khi kết qủa khám tổng quát là tốt nhưng bạn vẫn cảm thấy những biến đổi đang âm thầm đe dọa đến sức khỏe của bạn mà tây y chưa tìm ra dấu hiệu cụ thể. Đối với đông y những biến đổi đó có để lại những dấu hiệu rõ ràng, nhờ đó bạn có thể biết để phòng ngừa được một số bệnh tật. Chẳng hạn như một người nghiện cà phê hay thuốc lá, khi số lượng caféine hoặc nicotine tích lũy vượt qúa sức chịu đựng của cơ thể làm cho mất ngủ, suy nhược thần kinh, hay ho, táo bón, đau xót bao tử..thì đó là dấu hiệu báo cho bạn biết để dừng lại, nhưng một số người chủ quan cho rằng đi chụp phổi, khám bao tử vẫn tốt nên vẫn ngoan cố tiếp tục tái phạm. Do đó, bệnh cao áp huyết cũng không phải tự nhiên mà có, nó chỉ là hậu qủa tất yếu do nhiều nguyên nhân tích lũy đã tiềm ẩn trong cơ thể bởi ăn uống sai lầm, bởi điều kiện khí hậu, môi trường sống và làm việc, bởi ít vận động chân tay và bởi xáo trộn tâm lý, thay đổi tính tình.. đông y quy về ba yếu tố chính là tinh-khí-thần.

Theo đông y TINH có được là do tinh chất của thức ăn tạo ra dưỡng trấp thành huyết, sinh tinh hóa tủy để nuôi dưỡng cơ thể.

KHÍ là do hơi thở, là một trong những chức năng làm biến đổi đồ ăn chuyển hóa thành năng lượng, làm lưu thông khí huyết đi khắp nơi để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể, khí trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và lệ thuộc vào môi trường không khí ,thời tiết bên ngoài tạo điều kiện cho sự khí hóa của cơ thể tốt hay xấu.

THẦN là hệ thần kinh, bộ não, tình cảm tâm lý, tinh thần, tính nết do di truyền và do học hỏi ở mỗi người mỗi khác.

Đối với đông y, bộ ba tinh-khí-thần phải hòa hợp thuận với sự khí hóa ngũ hành của cơ thể thì con người mới khỏe mạnh, nếu không hòa hợp, làm mất quân bình sự khí hóa của cơ thể sẽ sinh bệnh.

1- Sự khí hóa ngũ hành là gì ?

Đông y mượn 5 yếu tố mộc (m), hỏa (h), thổ (t), kim (k), và thủy (th) gọi là ngũ hành, dùng làm quy ước để lý giải mọi hiện tượng biến đổi của vũ trụ, thiên nhiên và con người theo thuyết thiên nhân đồng nhất thể. Quy ước này giống như một định đề toán học, nó chi phối bởi 3 luật tương sinh, tương khắc, và chế hóa.

Ngũ hành tương sinh :

Mộc sinh hỏa ( ví như củi sinh ra lửa )

Hỏa sinh thổ ( lửa cháy thành tro đất )

Thổ sinh kim (trong đất sinh quặng mỏ, kim loại )

Kim sinh thủy ( kim chảy lỏng ra nước )

Thủy sinh mộc ( nước làm cho cây mọc )

Ngũ hành tương khắc :

Mộc khắc thổ ( cây cọc làm cừ chặn đất lở )

Thổ khắc thủy ( đất làm đê đập chặn nước )

Thủy khắc hỏa ( nước dập tắt lửa )

Hỏa khắc kim ( lửa làm chảy kim loại )

Kim khắc mộc ( dao chặt được cây )

Luật chế hóa ngũ hành :

Trên lý thuyết, ngũ hành không sinh không khắc tuyệt đối, nếu chỉ sinh hoặc chỉ khắc sẽ làm mất quân bình sự tuần hoàn tự nhiên .Để giữ được quân bình và hòa hợp sự khí hóa chung của tổng thể ngũ hành tạng phủ vì mục đích sinh tồn và bảo toàn năng lượng nên ngũ hành tự động hòa hợp để bảo vệ cho nhau mà không tiêu diệt nhau.

clip_image002

Mỗi một hành đều có hai nhiệm vụ chính , một nhiệm vụ nuôi dưỡng theo vòng tương sinh ( thuận theo vòng tròn ) là hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa. Một nhiệm vụ khác là bảo vệ theo vòng tương khắc ( thuận theo chiều ngôi sao ), không để cho một hành phát triển sự hoạt động thái qúa thí dụ như hỏa hoạt động mạnh qúa do mộc sinh ra hỏa nhiều qúa, lúc đó thay vì thủy đáng lẽ sinh thêm mộc, nhưng mộc đã dư thừa mới làm cho hỏa mạnh, thì thủy tự động không sang mộc mà cần phải sang hỏa để khắc bớt hỏa cho yếu đi.

Sự hoạt động tự động theo luật chế hóa ngũ hành, được vẽ tượng trưng bằng một vòng tròn ngoài và một ngôi sao nội tiếp gọi là vòng chế hóa ngũ hành.

2- Định đề liên kết Tinh-Khí-Thần theo ngũ hành:

Cơ sở lý luận bệnh chứng của đông y dựa trên định đề liên kết tinh-khí-thần quy về ngũ hành tạng phủ để truy tìm nguyên nhân bệnh, và cũng nhờ ngũ hành mới tìm ra cách chữa bệnh có hiệu qủa.

A- Ngũ hành với cơ thể :

Ngũ hành

Mộc

(m)

Hỏa

(h)

Thổ

(t)

Kim

(k)

Thủy

(th)

Tạng--âm

Phủ +

dương

Thông với

Tạo ra

Dịch chất

Can

Đởm (Mật )

Mắt

Gân,

móng,

Nước

mắt,

máu

Tâm

Tiểu trường

Lưỡi

Mạch

Mồ hôi

Tỳ

Vị

(baotử)

Miệng

Thịt

Nước bọt

Phế

Đại trường

Mũi

Da, lông

Nước mũi

Thận

Bàng

quang

Tai

Xương

râutóc

Nước

dãi,tinh

B- Ngũ hành hợp với Tinh ( Tính khí, mùi, vị của thức ăn uống ):

Tính khí

Phong

Nhiệt

Thấp

Táo

Hàn

Mùi

Khai

Khét

Thơm

Tanh

Thối

Vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay

Mặn

C-Ngũ hành hợp với khí hậu,thời tiết :

Thời tiết

Xuân

Hạ

Trường hạ

Thu

Đông

Thời khí

Phong

Thử

Thấp

Táo

Hàn

Phương vị

Đông

Nam

Trung ương

Tây

Bắc

Khí hóa

Sinh

Trưởng

Hóa

Thâu

Tàng

D-Ngũ hành hợp với thần ( Tâm tánh ) :

Tâm

Lành

Tham

Xao loan

Dữ

Si,dâm

Tánh

Giận

Vui mừng

Lo nghĩ

Buồn

Sợ

Tâm linh

Hồn

Thần

Ý

Phách

Chí

Âm thanh

La hét

Cười

Ca hát

Khóc

Rên

Mầu sắc

Xanh

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Theo bảng định đề liên kết trên cho thấy ngũ hành liên quan đến hai yếu tố chính là âm và dương mới tạo ra khí hóa của cơ thể và sự tuần hoàn của trời đất.

Tuần hoàn của trời-đất dựa vào hỏa khí của mặt trời ( dương hỏa ), tác động với thủy khí của nước biển ở qủa đất (âm thủy) tạo ra mưa thuận gió hòa, do tỷ lệ tác động khác nhau tạo ra thời tiết của một ngày đêm như sáng có gío mát (phong), trưa oi bức (thử ), sau trưa ẩm thấp ( thấp ), chiều tối khô khan ( táo ), đêm lạnh lẽo ( hàn ), và của các mùa trong năm,( xuân sinh phong khí thuộc mộc, hạ sinh nhiệt khí thuộc hỏa, trường hạ sinh thấp khí thuộc thổ, thu sinh táo khí thuộc kim, đông sinh hàn khí thuộc thủy) cứ tái diễn đều đặn liên tục. Nếu sự tuần hoàn trục trặc thất thường, con người sẽ bị mất mùa, đói khát, bệnh hoạn, tai ương.

Tuần hoàn ở con người gọi là sự khí hóa phải nhờ đến hơi thở dẫn khí nóng của qủa tim ( dương hỏa ) xuống đến thận (âm thủy) để tạo ra khí của ngũ tạng, phong khí thuộc gan, hỏa khí thuộc tim, thấp khí thuộc tỳ, táo khí thuộc phổi, hàn khí thuộc thận. Mỗi loại khí có nhiệm vụ riêng của nó. Thí dụ vị cay vào phổi, tính chất cay là nóng thuộc hỏa vào phế giúp cho phế không bị hơi nước ẩm ướt làm khó thở, nó rút khí ẩm thành khô ( táo ), vì thế phế khí cần táo khí, nhưng nếu ăn cay qúa sinh nhiều hỏa lại hại phế xuất hết chất nước ra ngoài làm chảy nước mắt, chảy mồ hôi khiến phổi qúa khô sinh ho. Chức năng phế và đại trường ( ruột già ) cần táo khí làm khô rút nước của cặn bã đồ ăn thành phân giống như mùa thu đất rút hết nước thành khô, co rút các tạp chất trong lòng đất thành quặng mỏ kim khí, vì vậy phế và đại trường là táo khí thuộc kim trong ngũ hành.

Hơi thở là khí nối hoả khí của tâm và thủy khí của thận tạo ra ngũ tạng khí của lục phủ ngũ tạng, gọi chung là KHÍ được dẫn truyền bởi màng lưới tam tiêu là những lớp màng mỡ,gân mỏng ,dây thần kinh, mao mạch, li ti huyết quản bao bọc quanh xương, gân, sớ thịt, màng óc, màng tim, màng phổi, màng bụng, màng gan, màng ruột, màng thận, các màng bao quanh các cơ quan tạng phủ và khắp cơ thể không thiếu sót chỗ nào. Cơ sở vật chất của các màng liên kết ấy dùng để chuyển khí huyết nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể, chúng ta có thể thấy được gọi là hệ tâm bào. Chức năng đặc biệt của màng tam tiêu chuyển các dịch chất như huyết, nước, mỡ..để nuôi cơ thể gọi là tam tiêu âm ,còn chức năng chuyển huyết thành khí để bảo vệ cơ thể thì chúng ta chưa có máy móc để nhìn thấy được sự chuyển hóa mà chỉ cảm nhận được qua khí sắc hồng hào khỏe mạnh, gọi là tam tiêu dương.

Tam tiêu âm-dương hoạt động được liên tục, bền bỉ, giữ được quân bình sự khí hóa cho khí huyết vừa đúng và đủ, không dư khí thiếu huyết, không dư huyết thiếu khí là phải nhờ đến bộ não và các dây thần kinh dẫn truyền. Như vậy thần kinh cũng có âm dương, âm để chuyển tín hiệu giao cảm, dương để chuyển tín hiệu phản xạ và có một trung khu thần kinh trung ương để điều hòa âm dương, cho nên đông y rất xem trọng đến màng tam tiêu và xếp thành một cặp tạng phủ riêng biệt, tạng là hệ thống tâm bào, phủ là chức năng hoạt động của màng tam tiêu chia làm ba vùng hoạt động, vùng thượng tiêu từ hoành cách mô, tim phổi, đầu và hai tay, vùng trung tiêu từ hoành cách mô xuống rốn bao gồm những hoạt động của gan mật, tỳ vị, ruột non, vùng hạ tiêu từ rốn xuống dưới đến hai chân bao gồn hoạt động của ruột gìa thận, bàng quang, sinh dục. Tâm bào thuộc tim mang hành hỏa âm, thì tam tiêu mang hành hỏa dương, cho nên lục phủ là tam tiêu, tiểu trường ( hỏa), Vị (thổ), Đại trường (kim), Bàng quang (thủy), Đởm (mộc) tạo ra khí, gọi là ngũ hành dương ,còn ngũ tạng là Tâm và tâm bào (hỏa), Tỳ (thổ), Phế (kim), Thận (thủy), Can (mộc) tạo ra huyết gọi là ngũ hành âm.

3- Lý luận bệnh theo ngũ hành :

Khi chúng ta bị bệnh, theo xét nghiệm của tây y , phải thấy được rõ ràng qua cân đong đo đếm cụ thể và có bị tổn thương thực thể mới thấy được. Đối với đông y thì sự khám phá như thế qúa muộn màng. Đông y nhờ vào học thuyết ngũ hành có thể biết trước được sự xáo trộn chức năng khí hóa do ảnh hưởng của tinh-khí-thần đã làm hỏng chức năng chế hóa ngũ hành.

Thí dụ, ai cũng biết nếu hút thuốc lá liên tục 3000 điếu trong ba tháng sẽ dẫn đến bệnh phổi, nhưng khi chụp phổi đâu có thể nào biết được nó đã hút độc tố vào phổi là bao nhiêu điếu, có khi hút đến 1000 điếu chụp hình phổi vẫn thấy tốt, nhưng đông y thấy được cả một qúa trình khí hóa đã bị xáo trộn ở phần khí lẫn phần huyết trước khi gan và phổi bị tổn thương thực thể. Chất cay của thuốc vào phổi làm phổi càng khô táo, độc tố nicotine vào phổi làm gan phải tăng cường chức năng lọc thải độc nên hành mộc phải tăng mộc làm mạnh chức năng hoạt động của mình, mộc sinh từ thận thủy bị hao kiệt, mặt khác mộc tăng sinh hỏa tăng, đốt phế kim càng khô, chức năng của phế kim nuôi dưỡng thận thủy không có, vòng chế hóa ngũ hành mất quân bình dẫn đến dấu hiệu thủy kiệt không nuôi mộc giúp gan lọc thải độc, không khắc chế được hỏa để hỏa tự do hại phế kim dần dần phổi bị tổn thương thực thể khi bị ho tạo thành vết nứt rách các xoang phổi thành bệnh phổi.

Khi phổi bệnh do tâm hỏa đốt khiến độ ẩm của phổi bốc hơi sinh đổ mồ hôi, mất nước ,táo khí âm của phổi càng khô khiến táo khí dương của đại trường cũng khô sinh táo bón, phản ứng tự nhiên của cơ thể cần uống nước nhiều để giúp phổi đỡ khô khát, bù thêm nước cho thận thủy, nhưng táo khí trong phổi qúa khô, tim qúa nhiệt, số nước vào biến thành mồ hôi, và chức năng thận suy yếu không cầm giữ lại được nước trong cơ thể lâu, nên uống nước vào bị đẩy ra đường tiểu ngay.

Khi chức năng phổi suy khiến hô hấp kém làm tim mạch đập không đều, máu thiếu oxy làm giảm hồng cầu ( khi máu đen oxyde sắt nhị O2Fe3 nhận được oxy nhiều khi thở vào sẽ biến máu đen thành máu đỏ oxyde sắt tam O3Fe3 ). Nhiệm vụ của phế kim phải khắc chế gan mộc để mộc đừng sinh hỏa hại kim, nhưng chức năng gan mộc hư, phế kim hư, thận thủy hư, tâm hỏa hư ,tâm hỏa phải sinh thổ để nuôi dưỡng tỳ thổ cũng hư nên ăn uống kém không chuyển hóa tốt. Gan tàng huyết ( chứa máu theo định đề liên kết) nên gan có độc tố nicotine thì huyết cũng bị nhiễm độc, khi thử máu, tỷ lệ thành phần máu biến đổi càng ngày càng tệ, khi chức năng lọc độc của gan hư yếu thì độc tố trong phổi không được lọc sẽ từ từ bám vào phổi thành vết nám, bắt đầu thành hình tổn thương thực thể lúc đó chụp hình mới thấy được.

Nhờ vào học thuyết ngũ hành để lý luận bệnh chứng qua sự xáo trộn khí hóa của vòng chế hóa ngũ hành tạng phủ, tạo ra những dấu hiệu mất quân bình. Trước khi bị bệnh rõ ràng, nó để lại rất nhiều dấu hiệu từ đơn giản đến phức tạp để thầy thuốc tìm ra nguyên nhân, trước hết là mất quân bình về chức năng thì tây y chưa khám phá được, khi mất quân bình về cơ sở nhưng chưa có tổn thương thực thể, tây y cũng chưa thấy được, nhưng thầy thuốc đông y thấy được những dấu hiệu thay đổi đó một cách rõ ràng của mỗi giai đoạn biến đổi tốt xấu khác nhau từng giờ từng ngày bằng phương pháp khám theo tứ chẩn vọng ,văn, vấn, thiết. (nhìn hình, khí, thần, sắc, nghe tiếng nói hơi thở, hỏi những điều chẩn đoán còn nghi ngờ, bắt mạch đập, sờ nắn, khám huyệt để tìm nguyên nhân do khí hay huyết, do tạng phủ nào bệnh, tạng phủ nào không bệnh.).

4- Những dấu hiệu dẫn đến bệnh cao áp huyết :

A- Vọng ( Quan sát ) : Xem hình tướng và khí sắc :

a- HÌNH TƯỚNG:

1-Bạn không thể quay cổ ra phía sau tối đa sang trái, sang phải dễ dàng như trước kia vì khi quay làm đau hai bên gân cổ, vì chóng mặt, vì cứng cổ gáy, vì khối thịt to dầy nổi lên như cái gò sau cổ gáy lầm tưởng là mập. Khi đứng thẳng tập thế vặn mình ra sau 90 độ không được bị tức đau hai hông sườn trên.

2-Cái gò này làm tắc khí huyết ở đầu. Khí huyết lên được mà tắc không xuống được làm nhức đầu sau gáy, mỏi cổ gáy nơi chân tóc, hai bên gáy. Nếu nhức đầu sau gáy rồi nhức lan lên đến đỉnh đầu, da đỉnh đầu lùng bùng chạm vào đau là đã có bệnh cao áp huyết. Nếu khí huyết xuống được mà không lên được sinh chóng mặt là thiếu máu lên đầu, nếu máu không lên đầu ở một bên đầu cũng làm cho đau nhức đầu bên trong khi lấy tay sờ vào đầu không đau ( migraine ) để lâu không chữa cho máu lưu thông được sẽ thành khối u sọ não.

3-Bạn đứng dang chân rộng, tập thế vỗ tay hai nhịp, hai tay dang thẳng vỗ mạnh hai bàn tay ra phía sau lưng, hai bàn tay không chạm được với nhau.

4-Bạn không thể tập thế điều hòa âm dương, nhón gót ,lưng thẳng và ngồi xuống cho mông chạm gót chân, vì lý do cứng gân đùi, đau căng đầu gối, ngồi mất thăng bằng hay bị té ngã.

5.Tập đứng hạc tấn mở mắt, hai cánh tay dang ngang bằng vai như cánh chim, co một chân cao ngang hông, đứng một chân như con chim hạc. Bạn không thể đứng lâu qúa 30 giây, và mỗi khi đứng đổi chân, thời gian đứng mỗi bên chân có sự khác biệt. Người không có bệnh cao áp huyết đứng mỗi bên được lâu hơn 60 giây, người có triệu chứng áp huyết hơi cao nhưng Tây y chưa cần phải cho uống thuốc sẽ đứng được 30 giây trở lại, áp huyết càng cao càng không đứng được lâu, chỉ mới co chân lên đếm 1,2,3 là đã mất thăng bằng muốn ngã. Nếu có sự chênh lệch thời gian giữa hai bên chân trái phải qúa nhiều, chứng tỏ sự tuần hoàn khí huyết nửa bên đầu bị tắc sau sẽ dẫn đến hậu quả tê liệt bên tắc bị đứt mạch máu não.

6- Khi đi hơi nghiêng về một bên hoặc hay bị nhủi đầu về phía trước dễ bị vấp té, vì cảm thấy một bên chân yếu, hoặc lên xuống cầu thang cảm thấy mệt, hoặc không thể chạy nhanh trên 100 mét. Khi bị cao áp huyết thực sự, tướng đi sẽ chậm chap lù đù không nhanh nhẹn như trước.

7-Nếu nằm úp thấy khó thở, khi nằm úp người khác giúp mình xếp gập đầu gối cho gót chân chạm mông sẽ thấy có một chân yếu khi gập vào mềm nhũn vô lực, chân kia gập vào bị cứng đau.

8-Thỉnh thoảng đổ mồ hôi nhẹ, hoặc ở trán, hoặc ở quanh tai, hoặc sau gáy.

9-Bạn soi gương có nhìn thấy bộ mặt bị biến dạng như có khối thịt to hai bên mang tai như cái nọng heo trong khi cơ thể không có vẻ gì là mập, hoặc có sự khác biệt 2 bên má hình dạng không đều, bên lõm vào là van tim bên đó bị hẹp, bên phình ra là van tim bên đó bị hở.

10-Nếu người có bệnh hở van tim nặng thì môi dưới nở to ngả mầu hơi đen và xệ xuống, khi nói hai môi không khép kín được, các đầu ngón tay đen như nhuộm chàm..

b- KHÍ SẮC :

1-Da mặt mầu sắc không tươi sáng mà hơi xạm đen đều khắp mặt.

2-Hoặc da mặt đỏ hơn người khác mà sờ trán nóng.

3-Hoặc chỉ đỏ ở đầu mũi, hoặc vừa đầu mũi vừa trên trán đỏ, các chỗ khác trên mặt không đỏ.

4- Thỉnh thoảng mặt đỏ như lên cơn sốt nhưng không phải sốt, chỉ thoáng qua rồi hết.

5- Đầu lưỡi đỏ hơn giữa lưỡi, giữa lưỡi khô, dầy, hai cạnh lưỡi không bằng phẳng mà có hình như răng cưa.

6- Hai mắt đỏ nhưng còn thần, nếu hai mắt đỏ lờ đờ kém nhanh nhẹn là đã có bệnh.

7-Nếu người có bệnh hở van tim nặng có mầu sắc của môi như tụ máu bầm và đầu các ngón tay như bị nhuộm mực đen mà chưa rửa sạch.

B- Văn (Nghe ) :

Nghe hơi thở và tiếng nói có gì khác biệt so với người bình thường :

1-Làm việc gì hơi qúa sức một tí thì mệt thở hổn hển vã mồ hôi.

2-Bình thường hơi thở ngắn, nhanh, gấp. Nhịp thở người khỏe mạnh 18 hơi vào-ra trong một phút, người nào thở nhiều hơn 18 hơi một phút là có bệnh.

3-Hơi thở to, không êm nhẹ.

4-Khi nói âm thanh hơi bị rè, đứt đoạn, hoặc hay gắt gỏng, gằn tiếng.

5-Khi áp huyết cao mới phát, tiếng nói to, áp huyết cao mãn tính, cơ thê suy nhược, tiếng nói nhỏ không ra hơi, nhưng thở gấp.

C- Vấn (Hỏi ) :

Bình thường thầy thuốc hỏi những điểm còn nghi ngờ sau khi đã qua giai đoạn vọng văn. Nhưng tự mình có thể đoán bệnh cho mình bằng cách theo dõi vấn đề ăn uống, tiêu hóa, tiêu tiểu, ngủ nghỉ, nóng lạnh bằng những câu hỏi sau :

1- Bạn có thường hay bị táo bón mặc dù có uống nước nhiều hay không ?

2- Hay buồn ngủ ban ngày, mất ngủ ban đêm không?

3- Hay chóng mặt nhức đầu hoa mắt, mắt như có gì vướng cản tầm nhìn hoặc như có hình ruồi, lăng quăng vờn quanh mắt không ?

4- Có hay đi tiểu đêm hoặc khi uống nước vào phải đi tiểu ngay ?

5- Có đau mỏi tê ngón tay, bàn tay, lạnh chân, đầu nặng chân nhẹ, đau mỏi lưng đùi không ?

6- Có bị tê đường gân từ cùi chỏ đến ngón tay út không, da thịt có chỗ tê, ngắt nhéo không có cảm giác hay không ?

7- Thỉnh thoảng có dấu hiệu giựt gân trên mặt ?

8- Khi ngủ hơi thở có đều hay thỉnh thoảng hơi thở bất bình thường như bị ngắt đoạn, thở dài hơn, ngắn hơn, kèm theo tiếng kêu, tiếng mớ, tiếng rên. ?

9- Có hay ăn chất béo, chất cay, chất mặn nhiều không ?

10- Có bị đổ mồ hôi vô cớ không ?

11- Có đàm nhớt vướng cổ làm thở khò khè không ?

12- Sáng ngủ dậy có choáng váng lảo đảo không ?

13- Ăn có tiêu hóa tốt hay chậm tiêu hay ợ hơi, tức ngực, khó thở ?

14-Có thường bị chảy máu cam khi trời nóng hay khi trời lạnh hay khi ăn nhiều chất cay nóng hay ăn chocolat, uống cà phê, các trái cây nóng như nhãn, xoài, sầu riêng, chôm chôm,..?

D- Thiết : Là phương pháp sờ nắn, bắt mạch, khám huyệt :

1-Bạn tự rờ xem nhiệt độ trên trán và dưới cổ chân có thấy sự khác biệt như đầu nóng chân lạnh không ?

2-Dùng tay nhéo nhẹ hai bên má có nhận thấy nửa mặt bị tê, một bên có cảm giác đau một bên mất cảm giác ?

3-Dùng ngón tay gõ trên đầu có nhận thấy bị tê nửa đầu hoặc có cảm giác chỗ tê chỗ đau khác biệt ?

4-Chụm 5 ngón tay gõ vào hai bên mang tai cảm thấy đau nhói không bình thường hoặc bên đau bên không đau.

5-Dùng ngón tay cái đè vào phía trước tai 5-6cm ở hai bên má có cảm giác một bên đau một bên không đau ( khi há miệng có hở chỗ lõm, khi ngậm miệng chỗ lõm bị khớp hàm trên đóng lại, đó là huyệt Hạ Quan ).

6-Dùng ngón tay cái vuốt qua huyệt Chiên Trung nằm trên đường giữa ngực, giao điểm với đường ngang giữa hai núm vú, cảm thấy đau nhói một chỗ, còn chỗ khác không đau.

7-Dùng tay nắn tìm điểm đau bên hông sườn trái có một chỗ đau nhói ( ở nơi huyệt Chương Môn ).

8-Dùng ngón tay cái bấm vào giữa lòng bàn tay trái ( huyệt Lao Cung ) và giữa cổ tay trái ( huyệt Đại Lăng ), cảm thấy rất đau, tùy theo mức độ đau nhiều hay đau ít để biết áp huyết cao nhiều hay ít.

9-Nếu khám cho người khác hoặc nhờ người nhà khám cho mình bằng cách vuốt mạnh nhanh dọc theo cột sống từ trên cổ gáy xuống xương cùng, nhiều lần, xem có đoạn nào bị đau nhói hay không, nếu có bệnh cao áp huyết hoặc bệnh tim mạch sẽ nhận ra được vùng sau tim và ngang thắt lưng bị đau, như vậy có nghĩa là khí huyết bị tắc không thông .

10-Dùng tay này bẻ gấp các khớp đầu ngón của bàn tay kia cảm thấy có ngón đau có ngón không đau.

11-Nếu đau nhiều ở khớp ngón tay giữa bên trái hơn các ngón khác là bạn đã có nhiều cholestérol trong động mạch tim, nếu đau nhiều ở ngón tay giữa bên phải là có mỡ đóng ở quanh màng bao tim.

12-Nếu hai ngón tay giữa cứng, khi bẻ vào không vuông góc mà không cảm thấy đau, chỉ có cảm giác dai và cứng là không có cholestérol trong máu trong tình trạng hiện thời, có hai lý do, lý do thứ nhất trước kia đã có nhiều cholestérol đóng cứng vào vách thành mạch làm hẹp ống mạch, lý do thứ hai đã và đang dùng thuốc làm giãn ống mạch.

13-Nếu chỉ có ngón tay thứ tư ( ngón đeo nhẫn) khi bẻ vào cảm thấy đau nhiều hơn các ngón khác là sự tuần hoàn khí huyết bị tắc không lưu thông tốt, đau ngón thứ tư bên trái chỉ cho biết huyết tắc nơi tim ngực và bộ đầu thuộc vùng thượng tiêu, đau ngón thứ tư bên phải chỉ cho biết tắc tuần hoàn khí giữa thượng tiêu và trung tiêu như hơi bao tử không tiêu hóa tạo ra hơi đưa dội lên tim thỉnh thoảng làm khó thở trong bệnh đau nhói tức ngực ( angine ).

14-Nếu cả hai ngón 3-4 của cả hai bàn tay khi bẻ gập vào đều đau, chỉ cho biết vừa có cholestérol ở tĩnh mạch, động mạch, vừa bị tắc tuần hoàn cả khí và huyết mới làm cho đau đầu, chóng mặt, hở van tim, hẹp van tim .

15-Nếu chỉ có ngón út bên trái bẻ thấy đau hơn các ngón khác là dấu hiệu hẹp van tim, ngón út bên phải đau là đáy tim nở lớn. Cả hai ngón út đều đau là là có bệnh tim mạch.

16-Hai bàn tay không nắm lại chặt lại được vì bị cứng các khớp ngón tay hoặc khí huyết không ra đến đầu ngón tay khiến bàn tay vô lực..

Tất cả những dấu hiệu này là do xáo trộn ở nhiều tạng phủ bị ảnh huởng của TINH sai, KHÍ thiếu, THẦN hư, làm hỏng sự chế hóa ngũ hành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Không nhất thiết bạn có đủ những dấu hiệu trên mới sợ mắc phải bệnh cao áp huyết, mà chỉ cần thấy có vài dấu hiệu là phải lo đề phòng bằng cách điều chỉnh ăn uống, tập luyện khí công phần động công để tăng cường khí, phần tĩnh công để dưỡng thần, tập sao cho đạt trạng thái ‘’ Điềm đạm hư vô, thân nào mà bệnh tật ‘’như cổ nhân đã từng nói đến, đó là trạng thái khí hóa quân bình nhất của âm dương ngũ hành trong con người để giữ cho tinh-khí-thần hòa hợp.

doducngoc