A-Phân tích tính dược của Gừng theo tây y :
Tên khoa học Zingiber officinale Roscoe, theo kinh nghiệm thử nghiệm của tây y, gừng có tác dụng :Chất Cineol của gừng gây giãn mạch, tăng tỷ lệ protein toàn phần và gamma globulin, ức chế hoạt tính của histamine và acetylcholin giảm mức độ co thắt cơ trơn ruột, giảm cơn dị ứng, diệt khuẩn. Bột rễ gừng có tác dụng chữa mắt hột tốt hơn nhiều thuốc khác làm giác mạc bị biến đổi trở nên trong, làm tăng hoạt tính sống của mô mắt, giảm sự thẩm thấu dưới niêm mạc, trong gừng có yếu tố kháng histamin, ức chế thần kinh trung ương, tăng thờI gian gây ngủ của thuốc barbituric, chất shogaol và gingerol làm giảm sốt, giảm đau, giảm ho, chống co thắt, chống nôn, chống loét đường tiêu hóa, kích thích tuyến nước bọt, tăng vận chuyển bari sulfat trong đường tiêu hóa, ức chế tăng tính thẩm thấu các mao quản để chống viêm. Nếu ăn gừng cùng với những thức ăn có cholesterol thì gừng làm ngăn chặn sự tăng cholesterol trong máu, ức hế những thương tổn trong bao tử, kích thích bao tử dễ tiêu hóa, chống say sóng, ức chế men cyclooxygenase, điều hòa và kích thích miễn dịch
B-Phân tích tính dược và kinh nghiệm chữa bệnh bằng Gừng theo đông y :
Gừng có tác dụng ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch. Công dụng theo từng loại:
1-Gừng tươi (sinh khương) vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Dùng để chữa cảm mạo phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng, sát trùng, giải độc ngứa do vị thuốc bán hạ gây ra hay giải độc do cua, cá, chim, thú độc.. Dùng làm thuốc xoa bóp chữa sưng phù, đắp ngoài vết thương. Dùng làm gia vị kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết.
2-Gừng khô (càn khương) vị cay, nóng, mùi thơm hắc. Chữa đau bụng lạnh, bụng đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay gía lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn, thấp khớp.
3-Gừng nướng (bào khương) vị cay, đắng, tính đại nhiệt. Chữa đau bụng, bụng lạnh tiêu chảy nhiều.
4-Gừng đốt cháy tán thành bột (thán khương) vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm.Chữa đau bụng lạnh, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết.
5-Vỏ gừng (bì khương): vị cay, mát. Chữa phù thủng.
6-Lá gừng : Dùng để bọc thức ăn chống hư thối.
Chống chỉ định : Những bệnh như âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.
C-Ứng dụng kinh nghiệm chữa bệnh của đông y trong dân gian
1-Bao tử hư hàn sinh đờm dãi đưa lên chặn cổ không ho không thở được, làm chóng mặt quay cuồng :
Dùng Gừng khô 10g, Chích Cam thảo 5g. Đổ 3 chén nước sắc cạn còn 1 chén, uống nóng ấm.
2-Bụng trướng nước (tỳ thấp thủy trướng), tay chân phù, ăn không tiêu, sợ nước, sợ lạnh :
Gừng tươi 150g băm nhỏ, rang khô giòn rồi trộn với 50cc mật ong, đậy ủ kín lại. Sau đó cho bệnh nhân ăn dần cho hết trong ngày, sẽ bớt phù. MỗI ngày ăn 1 lần cho đến khi hết bệnh.
3-Chữa cảm hàn rét run, đau lạnh bụng, ói mửa, tiêu chảy tóe ra nước :
Gừng khô và Riềng khô mỗi thứ 15g cho 3 chén nước sắc cạn còn 1 chén, uống nóng ấm.
4-Cảm nhiệt, sổ mũi, ngạt mũi, ho đờm, gai sốt :
Gừng tươi và Hành lá mỗi thứ lấy 15-20g, sắc lấy nước , lấy ra 1 ly để uống, còn lại để xông hơi vào mũi. Nếu thân nhiệt sốt cao, cũng dùng Gừng Hành nấu thành một nồi nước , trùm mền ( nylon) xông yoàn thân cho xuất mồ hôi.
5-Cảm hàn làm nhức đầu, ho cảm :
Gừng tươi giả nhỏ bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu trắng, xào nóng, bọc vào khăn, chà xát vào những chỗ đau nhức mỏi ở vùng gổ gáy, vai lưng, ngực, cánh tay…, đông y gọi là đánh gió.
6-Chữa đau tim :
Dùng gừng sấy khô tán bột 4g uống với nước cơm, ngày 2 lần
7-Chữa đau đầy bụng, tiêu chảy :
Gừng sấy khô tán bột 3g uống với nước cơm, ngày 2 lần.
8-Chữa ho lâu ngày, ợ hơi, nôn oẹ :
Gừng tươi giã lấy nước cốt chừng 1 muổng cà phê, pha với 1 muổng cà phê mật ong. Đun nóng uống . Ngày làm 3 lần sáng trưa tối.
9-Chữa kiết lỵ ra máu :
Gừng khô nướng tồn tính 3g tán bột uống với nước cơm hay cháo, ngày uống 3-4 lần.
10-Chữa nôn mửa, nấc cục :
Gừng tươi nhai ít một từ từ trong rồi nuốt dần cho đến khi khỏi bệnh.
11-Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn oẹ, có đờm:
Gừng khô 10g, Chích Cam thảo 4g (mua ở tiệm thuốc bắc). Cho 300cc nước sắc cạn còn 100cc, chia uống nhiều lần trong ngày.
12-Chữa sâu bọ vào tai :
Gừng tươi, Hành lá, Lá Hẹ, mỗi thứ 1 ít giã vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai.
13-Chữa viêm rễ thần kinh thắt lưng-xương cùng, tiểu đêm nhiều ở tuổi già :
Gừng tươi 8g, Phục linh 8g, Bạch truật 4g, Cam thảo 4g. Đổ 600cc nước nấu cạn còn 200cc, chia 3 lần uống trong ngày.
14-Đi cầu kiết lỵ do hàn, ra phân xanh:
Gừng khô thái 3-4 lát rồi cắt nhỏ bằng hạt đậu , ăn với nước cơm, ngày ăn 3 lần, đêm ăn 1 lần.
15-Kiết lỵ ra máu chữa hoài không khỏi :
Gừng khô sao cháy đen tồn tính, để cho nguội mất hết hơi hỏa độc rồi tán bột, mỗi lần uống 4g với nước cơm, rất là thần hiệu.
16-Sốt rét báng tích :
Tỳ vị hư hàn để lâu sinh bụng phình to chứa nước, làm cữ cơn sốt rét. Dùng thán khương tồn tính 12g uống với rượu đun nóng, uống chặn trước khi phát cơn sốt rét
17-Tỳ vị hư hàn người lạnh, đi cầu ra nước (thủy tả) :
Gừng khô tán bột 8g uống với nước cháo.