Như chúng ta cũng đã biết, những chứng bệnh nan y khó chữa trong thời đại của chúng ta là bệnh cao áp huyết, bệnh tiểu đường, bệnh đau đau cột sống, bệnh thận suy …hiện nay tây chưa có thể chữa được tận gốc mà đa số 90% những người lớn tuổi đều mắc phải, mặc dù vẫn dùng thuốc hàng ngày cho đến suốt đời cũng không tránh khỏi được những hậu qủa của những căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho những người tuổi càng ngày càng cao.
Thực ra những căn bệnh này không phải chỉ ở thời đại này mới có, vì đã là con người phải có bệnh không nặng thì nhẹ, ở thời đại nào cũng có những bệnh giống nhau phát sinh ra từ ăn uống (thuộc tinh), thời tiết môi trường (thuộc khí) và những biến đổi tâm lý thần kinh bất thường (thuộc thần).
Dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh của các Thầy thuốc đông y trong các triều đại qua những vị Thái y (Các thầy thuốc giỏi nhất nước được phục vụ trong cung đình) đã ghi chép lưu lại những y án, y sử cũng giống như thống kê ngày nay . Từ những kinh nghiệm tích lũy được hệ thống hóa đem ra giảng dạy cho đời sau, từ triều đại này sang triều đại khác đều áp dụng, lý luận, thử nghiệm lại trên cơ thể sống của những tử tội được nhà vua cho phép, kết qủa đều đúng theo quy luật Âm-dương, khí-huyết, ngũ hành tạng phủ, hư-thực, hàn-nhiệt, biểu lý, nhất nhất đều đúng, để hơn một ngàn năm sau đi đến kết luận không cho phép lạm dụng tử tội để thử nghiệm nữa, vì : Cái gì chưa biết mới thử, cái gì đã biết không cần thử nữa. Nói như thế có nghĩa là phương pháp đông y đã biết nguyên nhân bệnh mất quân bình âm dương từ tinh-khí-thần tạo ra bệnh, thì cũng đã biết cách tái lập lại quân bình âm dương trong cơ thể con người để phòng chống bệnh tật, cho nên cổ nhân đã phát minh ra những toa thuốc căn bản hàng chục ngàn bài thuốc chữa đủ mọi loại bệnh tật được ghi chép trong những pho sách lớn như Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển, Trung Quốc Y Học Đại Tự Điển, Trung Hoa Danh Y Phương Tễ Đại Toàn, Trung Quốc Bí Phương Đại Toàn…Ở Việt Nam thì có bộ sách của Danh y sư Hải Thượng Lãn Ông Lê hữu Trác . Ngoài ra các thầy thuốc còn phải biết bắt mạch chẩn đoán tìm bệnh chứng rồi mới chọn ra các bài thuốc căn bản theo tiêu chuẩn quân thần tá sứ cho phù hợp với bệnh, trường hợp toa căn bản là đúng bệnh chứng, nhưng còn tùy thuộc thể trạng bệnh nhân để gia giảm thêm bớt vị thuốc và liều lượng của những vị thuốc dùng làm tá, sứ để tăng hiệu lực dẫn thuốc và làm giảm những phản ứng phụ. Thí dụ như bài Lục Vị Địa Hoàng hay được sử dụng trong đông y để điều chỉnh tái lập lại quân bình âm dương khí huyết, nhưng có người dùng thấy tốt, có người dùng cảm thấy mát, có người dùng cảm thấy nóng, cho nên mới có Lục Vị Địa Hoàng gia giảm thành Bát Vị Điạ Hoàng. Hai vị thuốc tăng thêm ấm nóng cho cơ thể là Quế chi, Phụ tử nên được gọi là Bát Vị Quế Phụ, hai vị thuốc làm mát cơ thể là Tri mẫu, Hoàng bá nên được gọi là Tri Bá Bát Vị.
Bài thuốc căn bản Lục Vị Địa Hoàng chữa được rất nhiều bệnh cho nên được gia giảm thêm những vi thuốc tá sứ để trở thành bài thuốc chữa phổi, ho là Mach Vị Địa Hoàng, thêm Mạch môn và Ngũ vị tử, hoặc trở thành bài thuốc bổ chữa bệnh gan thận, cao áp huyết, mắt kém do tuổi già hay do biến chứng của bệnh tiểu đường, hai vị được thêm vào toa Lục Vị Địa Hoàng là Kỷ tử và Bạch Cúc hoa, nên có tên gọi là Kỷ Cúc Địa Hoàng .
Chính Bài thuốc Kỷ Cúc Địa Hoàng này là một loại thuốc bổ rất cần thiết cho tuổi già mà Giáo Sư Bác Sĩ Trần Đại Sĩ hay đề cập đến, và vì loại thuốc này thông dụng, nên đã được chế thành viên được bán trong các nhà thuốc Bắc dưới tên gọi Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn.
1- Thành phần Toa thuốc Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn căn bàn (để phòng bệnh)
Lục vị địa hoàng hoàn gồm 6 vị, thêm 2 vị Kỷ, Cúc đông y gọi tắt là : Địa, Linh, Đơn, Tả, Thù, Dược, Kỷ, Cúc.
Thành phần của 1 thang thuốc nếu muốn mua về để tự chế thành viên theo toa căn bản xuất xứ trong tài liệu Cục Phương như sau :
Thục địa 320g
Phục linh 120g
Đơn bì 120g
Trạch tả 120g
Sơn thù 160g
Sơn dược 160g
Kỷ tử 120g
Bạch cúc hoa 120g
Cách dùng :
Tán bột làm thành viên, ngày dùng 8-16 g uống với nước muối nhạt .
Nếu không muốn tự chế, chúng ta có thể mua sẵn thuốc viên Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn và theo lời chỉ dẫn trong toa .
Công dụng chung của bài thuốc :
Điều chỉnh bệnh cao áp, tiểu đường, cholesterol, mạnh gan thận xương cốt, lưng gối, sáng mắt, ăn ngủ ngon, tiêu hóa tốt, tăng hệ miễn nhiễm, quân bình âm dương, bồi bổ khí huyết.
Những người không có bệnh có thể uống mỗi ngày để giữ âm dương trong cơ thể được quân bình như thuốc bổ và thuốc phòng ngừa bệnh tật.
(xin xem trong Câu chuyện đông y tập 5 và tập 6)
PHÂN TÍCH TÍNH DƯỢC THEO ĐÔNG TÂY Y :
Công dụng của Thục địa :
Phân tích theo tây y :
Thục địa là sinh địa đã sao chế chín, tên gốc là địa hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.. Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A,B,C,D, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm glycogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glycoside có hoạt tính ức chế men aldose reductase để ức chế sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến chứng của bệnh tiểu đường.
Phân tích theo đông y :
Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uống nước nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ thể suy nhược .
Sinh địa chế chín gọi là Thục điạ có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, ích tủy, làm sáng mắt đen râu tóc, cơ thể tráng kiện.
Công dụng của Phục linh :
Phân tích công dụng theo tây y :
Tên khoa học Poria cocas Wolf, có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidin, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogen, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức, tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.
Phân tích theo đông y :
Phục linh vị ngọt đạm (nhạt), tính bình, có tác dụng thẩm thấp, thông thủy đạo, hóa đàm, vào các kinh tâm, phế, thận, kiện tỳ, vị, định tâm an thần. Chữa suy nhược, chóng mặt di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trướng, tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.
Công dụng của Sơn dược (Hoài sơn) :
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Dioscorea persimillis Prain et Burkill, hay Yam gọi là Hoài sơn chứa 63,25 % tinh bột, 6,70% chất đạm, 0,45% chất béo có giá trị dinh dưỡng qúy đứng sau gạo và bắp ngô, ngoài ra nó có chứa thành phần mucin là một protein nhớt allantoin, các acid amine arginin, cholin và men maltase, men này có khả năng thủy phân đường rất lớn, hồi phục chức năng co bóp của nhu động ruột để tăng hấp thụ và chuyển hóa đường.
Phân tích theo đông y :
Khoai mài ở tiệm thuốc bắc gọi là Hoài sơn hay Sơn dược, vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận để chữa tỳ vị hư nhược, thiếu máu, ăn uống kém tiêu hóa, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phổi yếu, ho, sinh tân dịch, tăng thể lực, sinh cơ bắp, nước miếng, bổ thận chữa di tinh, đái đường, bạch đới, chống khát nước, đổ mồ hôi trộm. cầm tiêu chảy chữa tỳ thận bổ trung tiêu .
Công dụng của Đơn bì :
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr., tên khác là Mẫu đơn bì. Rễ mẫu đơn chứa alkaloid, saponin và một ít chất thuộc nhóm anthocyanin, tinh dầu. Vỏ rễ chứa acetophenon, pantagaloylglucose... Có tác dụng chống co thắt, chống viêm, giảm đau, ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế đông máu trong mạch, kháng tiêu fibrin, chống độc hại gan gây ra bởi carbon tetraclorid, ức chế aldose reductase của thủy tinh thể trong biến chứng tiểu đường sang thận, võng mạc và thần kinh trầm cảm, hạ sốt, chống co giật. Chất Paeoniflorin có tác dụng chống loét bao tử do stress, làm giãn mạch ngoại biên để hạ áp huyết, điều trị rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ ở người già.
Phân tích theo đông y :
Mẫu đơn vị cay, đắng, mùi thơm, tính bình vào các kinh tâm, can, thận. Có tác dụng trấn kinh, giảm đau, nóng sốt âm về chiều và đêm, không ra mồ hôi, phát sốt, phá huyết xấu do huyết sưng ứ, chữa huyết nhiệt độc, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, đau bụng kinh, trị thoát mạch, viêm rễ thần kinh, co giật, co thắt cơ bắp chân (chuột rút), sa sút trí tuệ, chữa bệnh gan siêu vi, cổ trướng, viêm da dị ứng lở loét.
Chống chỉ định : Phụ nữ có thai không được dùng, có tác dụng gây vô sinh, sẩy thai.
Công dụng của Sơn thù du :
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. Et Zucc. Qủa có chứa moronisid, methylmoronisid, swerosid, loganin, acid ursolic, galic, amine, Vit.A, saponin. Lá có lomgicerosid. Có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, cao áp ở người có bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, loét tá tràng, bao tử, xơ gan, viêm cầu thận mãn tính, khí hư, đái đường.
Phân tích theo đông y :
Sơn thù du vị chua, tánh ấm, tính bình, vào phần khí của hai kinh can, thận, có tác dụng sáp tinh, bền khí, thông khiếu, giữ không ra mồ hôi, chữa phong hàn, tê thấp, đau đầu, ích tủy chữa thận hư tai điếc, đau lưng gối lưng, mỏi gối, ù tai, thận suy, tiểu nhiều, di tinh, rối loạn kinh nguyệt.
Chống chỉ định : Người hỏa thịnh có bệnh thấp nhiệt không nên dùng.
Công dụng của Trạch tả :
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Alisma plantago-acquatica L. Thân rễ chứa tinh dầu, nhựa, protid, tinh bột, alismol, alisman Si, chữa các rối loạn ở gan giúp chuyển hóa mỡ, giảm uré và cholesterol trong máu, lợi tiểu, chống viêm, hạ áp huyết, ức chế trực khuẩn lao, chứa các alisol A,B,C monoacetat có tác dụng bảo vệ gan.
Phân tích theo đông y :
Trạch tả vị ngọt, đắng, tính hàn, vào hai kinh thận, bàng quang, có tác dụng chữa khát, lợi thủy, thẩm thấp để chữa bệnh phù thủy thủng, trừ thấp, viêm thận, bể thận, thông tiểu, đái ra máu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt , mồ hôi trộm.
Công dụng của Bạch cúc hoa :
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Chrysanthemum sinense, có chứa một loại tinh dầu mạnh ức chế các loạI phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu, tràng cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn, có chất glycosid làm hạ áp và tăng lượng nước tiểu.
Phân tích theo đông y :
Bạch cú hoa vị ngọt, đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, thận, chữa bệnh cao áp, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, tán phong thấp, tán hỏa, giải độc, chữa bệnh ngoài da ngứa, lở lói, mụn nhọt.
Công dụng của Kỷ tử :
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Lycium chinense Mill .Trái của cây câu kỷ gọi là kỷ tử mầu đỏ cam, trong trái có chứa tinh dầu, acid béo, betain, zeaxanthin, physalien, chứa 8-10% acid amine trong đó chừng một nửa dạng tự do gồm có acid aspartic, prolin, acid glutamic, alanin, arginin, serin, và 9 acid amine khác. Những người già trên 60 tuổi hoặc những người bị bệnh ung thư, nếu ăn sống mỗi ngày 5-10g hạt kỷ tử khô trong 10 ngày liên tiếp thì hoạt độ men superoxid dismitase (SOD) tăng 48%, Hemoglobin (Hb) tăng 12% vàLipid peroxyd giảm 65%, nó làm tăng cường hệ miễn dịch đã bị suy giảm ở người già, điều chỉnh được tỷ lệ chuyển hóa của nguyên bạch cầu (leukocytoblast ), globulin miễn dịch trong huyết thanh như IgG, IgA và IgM đều tăng, nước sắc kỷ tử uống liên tục mỗi ngày trong 4 tuần lễ thì cholestérol huyết, beta lipoprotein và triglyceride đều giảm, lượng bạch cầu tăng và ngăn ngưà hiện tượng giảm bạch cầu do cyclophosphamid gây nên trong điều trị ung thư.
Phân tích theo đông y :
Kỷ tử có vị ngọt tính bình, vào hai kinh can thận, có công dụng dưỡng gan, sáng mắt, bổ phế thận, ích tinh, nó được coi là vị thuốc bổ toàn thân dùng cho cơ thể suy nhược, tinh huyết bất túc, có tác dụng bổ huyết, ức chế tế bào ung thư.
Ghi chú : Phần chống chỉ định hay kiêng cữ chỉ có giá trị khi dùng riêng một vị thuốc đó, còn trong một toa thuốc tổng hợp đã được trung hòa .
Dưới đây là một bài thuốc Kỷ Cúc địa hoàng gia giảm khác của đông y chuyên chữa cho những người đã bị bệnh nặng, cơ thể suy nhược. Sau khi chữa khỏi thì không dùng toa này , trở lại toa căn bản trên để bồi bổ sức khỏe cho tuổi già.
(Bài thuốc thứ 24 : trích trong Câu chuyện đông y tập 5)
2-Toa thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm : Chữa tiểu đường, cao áp huyết, mắt mờ .
Thục địa, Hoài sơn, Sa sâm, Câu đằng, Kỷ tử, Mạch môn, mỗi vị 12g, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì, Táo nhân, Cúc hoa vàng, Sơn thù, Bá tử nhân, mỗi vị 8g.
Công dụng của Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm :
Chữa cao áp huyết âm hư hỏa vượng : Có thêm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, tròng mắt khô, nhức đầu, ù tai, hay quên, ít ngủ, hồi hộp, miệng khô, bón, tiểu đỏ.
Sắc 4 chén nước cạn còn 1 chén, uống ngày một thang, đông y thường áp dụng cho những người đang có bệnh nặng.
PHÂN TÍCH TÍNH DƯỢC THEO ĐÔNG TÂY Y :
Thục địa
Phân tích công dụng của thục địa theo tây y :
Thục địa là sinh địa đã sao chế chín, tên gốc là địa hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.. Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A,B,C,D, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm glycogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glycoside có hoạt tính ức chế men aldose reductase để ức chế sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến chứng của bệnh tiểu đường.
Phân tích theo đông y :
Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uống nước nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ thể suy nhược . Sinh địa chế chín gọi là Thục điạ có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, làm sáng mắt đen râu tóc, cơ thể tráng kiện.
Sơn dược:
Phân tích công dụng của hoài sơn theo tây y :
Tên khoa học Dioscorea persimillis Prain et Burkill, Hoài sơn chứa 63,25 % tinh bột, 6,70% chất đạm, 0,45% chất béo có giá trị dinh dưỡng qúy đứng sau gạo và bắp ngô, ngoài ra nó có chứa thành phần mucin là một protein nhớt allantoin, các acid amine arginin, cholin và men maltase, men này có khả năng thủy phân đường rất lớn, hồi phục chức năng co bóp của nhu động ruột để tăng hấp thụ và chuyển hóa đường.
Phân tích theo đông y :
Khoai mài ở tiệm thuốc bắc gọi là Hoài sơn hay Sơn dược, vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận để chữa tỳ vị hư nhược, thiếu máu, ăn uống kém tiêu hóa, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phổi yếu, ho, sinh tân dịch, tăng thể lực, sinh cơ bắp, nước miếng, bổ thận chữa di tinh, đái đường, bạch đới, chống khát nước, đổ mồ hôi trộm.
Sa sâm :
Phân tích công dụng của sa sâm theo tây y :
Tên khoa học Glehnia littoralis F.Schmidt ex Miq. Rễ có chứa panaxydol , furocoumarin, tinh dầu, các loại acid triterpenic , có tác dụng giảm đau, hạ sốt, điều chỉnh phục hồi co bóp của tim mạch loạn nhịp, làm tăng áp huyết, tăng hô hấp khi cắt dây thần kinh phế vị tác dụng trên vẫn tồn tại. Chất polysaccharide của Sa sâm Bắc giống như hydrocortisone có tác dụng ức chế miễn dịch.
Phân tích theo đông y :
Sa sâm Bắc vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn vào hai kinh phế vị, có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, phế nhiệt ho khan lâu ngày, lao phổi đờm lẫn máu, ích vị, sinh tân, khử đờm
Câu đằng :
Phân tích công dụng của Câu đằng theo tây y :
Tên khoa học Uncaria spp. Chứa alkaloid thành phần chính là rhynchophyllin làm hạ áp huyết có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, làm giãn thần kinh ngoại vi, làm lượng máu từ tim đẩy ra giảm, chống rối loạn nhịp tim.
Phân tích theo đông y :
Câu đằng có vị ngọt, tính mát, vào các kinh tâm can, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, an định thần kinh, chữa kinh giật ở trẻ em, người lớn bị đau đầu chóng mặt, cao áp huyết, trúng phong. Câu đằng dùng cành gọi là dây cây đằng, có thể dùng dạng bột từ 4-9g sắc nước uống như trà, không cần nấu kỹ. Nếu nấu chung với các vị khác thì nấu các vị khác gần được mới cho câu đằng vào sau, sôi lên là được.
Kỷ tử :
Phân tích công dụng của kỷ tử theo tây y :
Tên khoa học Lycium chinense Mill .Trái của cây câu kỷ gọi là kỷ tử mầu đỏ cam, trong trái có chứa tinh dầu, acid béo, betain, zeaxanthin, physalien, chứa 8-10% acid amine trong đó chừng một nửa dạng tự do gồm có acid aspartic, prolin, acid glutamic, alanin, arginin, serin, và 9 acid amine khác. Những người già trên 60 tuổi hoặc những người bị bệnh ung thư, nếu ăn sống mỗi ngày 5-10g hạt kỷ tử khô trong 10 ngày liên tiếp thì hoạt độ men superoxid dismitase (SOD) tăng 48%, Hemoglobin (Hb) tăng 12% vàLipid peroxyd giảm 65%, nó làm tăng cường hệ miễn dịch đã bị suy giảm ở người già, điều chỉnh được tỷ lệ chuyển hóa của nguyên bạch cầu (leukocytoblast), globulin miễn dịch trong huyết thanh như IgG, IgA và IgM đều tăng, nước sắc kỷ tử uống liên tục mỗi ngày trong 4 tuần lễ thì cholestérol huyết, beta lipoprotein và triglyceride đều giảm, lượng bạch cầu tăng và ngăn ngưà hiện tượng giảm bạch cầu do cyclophosphamid gây nên trong điều trị ung thư.
Phân tích theo đông y :
Kỷ tử có vị ngọt tính bình, vào hai kinh can thận, có công dụng dưỡng gan, sáng mắt, bổ phế thận, ích tinh, nó được coi là vị thuốc bổ toàn thân dùng cho cơ thể suy nhược, tinh huyết bất túc, có tác dụng bổ huyết, ức chế tế bào ung thư.
Mạch môn :
Phân tích công dụng của Mạch môn theo tây y :
Tên khoa học Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker.-Gawl. Tên khác là Mạch môn đông, tóc tiên, có 5 loại glucoside tác dụng hạ đường huyết, chống viêm cấp tính và mãn tính, gây teo tuyến ức, ức chế tương đối khá trên phế cầu, tụ cầu vàng.
Phân tích theo đông y :
Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng nhuận phế, chữa ho khan, viêm họng, lao phổi nóng âm ỉ về chiều, sốt cao, tâm phiền khát nước, cầm máu như máu cam, thổ huyết, làm mát tim, thanh nhiệt, chữa khó ngủ, lợi tiểu, thiếu sữa, điều hòa nhịp tim, táo bón, lở ngứa, bệnh gan, thận và ruột.
Bạch phục linh :
Phân tích công dụng của phục linh theo tây y :
Tên khoa học Poria cocos Wolf, có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidin, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogen, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức, tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.
Phân tích theo đông y : Phục linh chia làm nhiều loại :
Phục linh bì là vỏ ngoài của củ phục linh. Xích phục linh là lớp thứ 2 sau phần vỏ, mầu hơi hồng hay nâu nhạt. Bạch phục linh là phần bên trong mầu trắng. Phục thần là củ phục linh ôm rễ thông bên trong.
Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm an thần. Chữa suy nhược, chóng mặt di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trướng, tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.
Phục linh bì ưu tiên chữa lợi tiểu, tiêu thủng, chống phù.
Xích phục linh ưu tiên hành thông thủy lợi thấp nhiệt.
Bạch phục linh ngoài tác dụng trừ thủy thấp còn bổ tỳ vị chữa bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, kém ăn và dùng làm thuốc bổ toàn thân suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, di mộng tinh, an thần.
Trạch tả :
Phân tích công dụng của trạch tả theo tây y :
Tên khoa học Alisma plantago-acquatica L. Thân rễ chứa tinh dầu, nhựa, protid, tinh bột, alismol, alisman Si, chữa các rối loạn ở gan giúp chuyển hóa mỡ, giảm uré và cholesterol trong máu, lợi tiểu, chống viêm, hạ áp huyết, ức chế trực khuẩn lao, chứa các alisol A,B,C monoacetat có tác dụng bảo vệ gan.
Phân tích theo đông y :
Trạch tả vị ngọt, tính hàn, vào hai kinh thận, bàng quang, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp để chữa bệnh thủy thủng, viêm thận, bể thận, tiểu khó, đái ra máu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Đơn bì :
Phân tích công dụng của mẫu đơn theo tây y :
Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr., tên khác là Mẫu đơn bì. Rễ mẫu đơn chứa alkaloid, saponin và một ít chất thuộc nhóm anthocyanin, tinh dầu. Vỏ rễ chứa acetophenon, pantagaloylglucose... Có tác dụng chống co thắt, chống viêm, giảm đau, ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế đông máu trong mạch, kháng tiêu fibrin, chống độc hại gan gây ra bởi carbon tetraclorid, ức chế aldose reductase của thủy tinh thể trong biến chứng tiểu đường sang thận, võng mạc, thần kinh trầm cảm, hạ sốt, chống co giật. Chất Paeoniflorin có tác dụng chống loét bao tử do stress, làm giãn mạch ngoại biên để hạ áp huyết, điều trị rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ ở người già.
Phân tích theo đông y :
Mẫu đơn vị cay, đắng, mùi thơm, tính bình vào các kinh tâm, can, thận. Có tác dụng trấn kinh, giảm đau, nóng sốt âm về chiều và đêm, không ra mồ hôi, phát sốt do huyết sưng ứ, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, đau bụng kinh, trị thoát mạch, viêm rễ thần kinh, co giật, co thắt cơ bắp chân, sa sút trí tuệ, chữa bệnh gan siêu vi, cổ trướng, viêm da dị ứng lở loét.
Chống chỉ định : Phụ nữ có thai không được dùng, có tác dụng gây vô sinh, sẩy thai.
Táo nhân :
Phân tích công dụng của táo nhân theo tây y :
Tên khoa học Zizyphus mauritiana Lamk., chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P, vit A, C, polyphenol oxidase, trong hạt chứa flavon C-glycoside có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ áp huyết kéo dài phong bế sự truyền dẫn trong cơ tim, hạt táo làm chậm sự xuất hiện sốc và giảm phù nề cục bộ của vết phỏng.
Phân tích theo đông y :
Táo dùng cả qủa và hạt, đập vỡ vỏ hạt lấy nhân phơi khô gọi là toan táo nhân có vị chua, ngọt, tính bình, vào các kinh tâm, tỳ, can, chữa bệnh hư phiền mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, phiền khát, mồ hôi trộm.
Chống chỉ định : Hạt táo có tác dụng kích thích tử cung, phụ nữ có thai không nên dùng.
Cúc hoa :
Phân tích theo công dụng của cúc hoa vàng tây y :
Cúc hoa vàng tên khoa học Chrysanthemum indicum L. còn gọi là kim cúc, chứa carotenoid ( chrysanthemoxanthin ), tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh, sesquiterpen, flavonoid, acid amine, arteglasin A..
Phân tích theo đông y :
Cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can, thận, chữa cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau đỏ mắt, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, cao áp huyết, đinh độc, dùng rửa đắp mụn nhọt sưng đau, tiêu độc.
Sơn thù :
Phân tích công dụng của sơn thù du theo tây y :
Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. Et Zucc. Qủa có chứa moronisid, methylmoronisid, swerosid, loganin, acid ursolic, galic, amine, Vit.A, saponin. Lá chứa longicerosid. Có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, cao áp ở người có bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, loét tá tràng, bao tử, xơ gan, viêm cầu thận mãn tính, khí hư, đái đường.
Phân tích theo đông y :
Sơn thù du vị chua, tính bình, vào phần khí của hai kinh can, thận, có tác dụng sáp tinh, bền khí, thông khiếu, giữ không ra mồ hôi, chữa phong hàn, tê thấp, đau đầu, lưng, mỏi gối, ù tai, thận suy, tiểu nhiều, di tinh, rối loạn kinh nguyệt.
Chống chỉ định : Người hỏa thịnh có bệnh thấp nhiệt không nên dùng.
Bá tử nhân :
Phân tích công dụng của bá tử nhân theo tây y :
Tên khoa học Biota orientalis (L.) Endl.Là hạt của cây Trắc bá. Lá chứa flavonoid, lipid, acid hữu cơ, acid pimaric, isopimaric, tinh dầu camphor, fenchon, borneol acetate và terpineol. Hạt chứa lipid toàn phần, lipid trung tính, sterol. Hạt có tác dụng ức chế aldose reductase để chữa biến chứng tiểu đường làm hư võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận.
Phân tích theo đông y :
Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm, tỳ, bổ tâm tỳ, định thần, cầm mồ hôi, nhuận táo, thông tiện, đi ngoài phân xanh, chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, kinh giản, bụng đầy.